Tác dụng từ
Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi
C. Tác dụng từ giảm đi
D. Lực từ đổi chiều
Chọn D. Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ đổi chiều.
C2:em hãy giải thích tác dụng nhiệt và tác dụng từ của dòng điện ?lấy VD minh họa cho tác dụng nhiệt và tác dụng từ của dòng điện?
-Tác dụng từ của dòng điện là lực từ dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lực ( gọi tắt là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó.
Vd: nam châm điện, cần cẩu điện, chuông điện, loa điện...
-Tác dụng của nhiệt:
+Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn , làm dây tóc bóng đèn nóng lên đến nhiệt độ cao và phát sáng.
+Khi dòng điện chạy qua vật dẫn nóng lên
+Để làm giảm tác dụng nhiệt,cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trợ suất nhỏ
Vd: bóng đèn dây tóc,...
-Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.
-Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Dòng điện có những tác dụng nào? Nêu biểu hiện và ứng dụng tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí
Tác Dụng
- Tác dụng phát sáng : dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện mặc dù những đèn này chưa sáng tới nhiệt độ cao.
- Tác dụng nhiệt: dòng điện có thể làm cho dây tóc bóng điện nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
- Tác dụng sinh lí: dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm ccơ co giật, ngạt thở,...
Việc mạ đồng, mạ bạc... là ứng dụng tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng sinh lý
B. Tác dụng hoá hc
C. Tác dụng nhiệt
D. Tác dụng từ
Tác dụng nào của dòng điện có ở các thiết bị điện
A. Tác dụng từ B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng phát sáng D. Tác dụng nhiệt
24. Mạ vàng, mạ đồng dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Tìm phát biểu sai.
A. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích đứng yên.
B. Điện trường và từ trường đều tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
C. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích đứng yên.
D. Điện từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động.
Tại sao nói dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng phát sáng? Nêu ứng dụng của các tác dụng này? ---> giúp e giải bt đi ạ! :>
Tham khảo
-Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng. Ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt. Ứng dụng: Ấm điện, nồi cơm điện,…-Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn led mặc dù các đèn này chưa nóng đến nhiệt độ cao.
–Dòng điện có tác dụng nhiệt vì khi dòng điện chạy qua 1 vật sẽ sinh ra nhiệt ví dụ: nồi cơm điện, bình nước nóng siêu tốc, bình nóng lạnh… ⇒ có lợi
–Dòng điện có tác dụng phát sáng vì khi dòng điện đạt đến 1 nhiệt độ nhất định sẽ phát sáng ví dụ:
đèn điện, đèn LED… ⇒ có lợi
–Dòng điện có tác dụng từ vì dòng điện có thể làm quay nam châm gần nó ví dụ: quạt điện quạt trần, xe đạp điện… ⇒ có lợi
–Dòng điện có tác dụng hóa học vì nó có thể thay đổi tính chất hóa học của 1 số vật ví dụ: mạ đồng, mạ bạc, mạ vàng… ⇒ có lợi
–Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và các động vật có thể làm người động vật co giật, tê liệt thần kinh, ngạt thở, làm máy trợ tim ⇒ có hại và lợ
Các loại đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn LED đều hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. Khi đèn hoạt động
+ Đèn sợi đốt: dòng điện đi qua dây tóc đèn (ở nhiệt độ cao) phát ra ánh sáng.
+ Đèn huỳnh quang: dòng điện đi qua hơi thủy ngân và lớp bột huỳnh quang trong đèn phát ra ánh sáng
+ Đèn LED: dòng điện đi qua chất bán dẫn đèn phát ra ánh sáng
Câu 45. Chuông điện hoạt động là do:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 46. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 47. Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
A. Tác dụng sinh lí của dòng điện B. Tác dụng hóa học của dòng điện
C. Tác dụng từ của dòng điện D. Tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 48. Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng từ C. Tác dụng sinh lí D. Tác dụng nhiệt
Câu 49. Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:
A. Chạy điện khi châm cứu. B. Chụp X – quang
C. Đo điện não đồ
Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng phát ra âm thanh. D. Rác dụng hoá học.
Đáp án: C
Dòng điện không có tác dụng phát ra âm thanh.