Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Vĩnh Nam Lê
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 17:07

dàn bài đc ko

⭐Hannie⭐
17 tháng 4 2022 lúc 17:10

 Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy...

   Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa , hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?

   Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

   Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

   Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

   Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.

   Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.

   Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm , gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

   Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

   Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo , kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.

   Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối , vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

Mạng làm đấy:)

Phùng Đức Trung Nam
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2017 lúc 11:15

- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm logic, mạch lạc, vừa có sự tiếp nối bổ sung, giải thích cho nhau

   - Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn nhận thức mới mẻ, tư tưởng, tình cảm của cá nhân, nghệ sĩ

   - Tiếng nói của văn nghệ cần thiết với cuộc sống con người, trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến

   - Văn nghệ có sức mạnh cảm hóa, sức lôi cuốn kì diệu, bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người bằng rung cảm sâu xa

Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Bùi Huyền Trang
26 tháng 11 2023 lúc 19:50

Tham khảo:

Chiến tranh đã qua lâu nhưng những mất mát, những nỗi đau mà chiến tranh mang lại vẫn như đang hiện hữu. Rất nhiều tác phẩm đau thương về chiến tranh đã được các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Cũng viết về một thời đạn bom khốc liệt nhưng Nguyễn Quang Sáng đã “vượt qua bi kịch của chiến tranh” để “cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”, viết nên truyện ngắn nổi tiếng “Chiếc lược ngà”. Truyện đã tái hiện được nỗi mất mát của chiến tranh, nhưng vượt lên trên nỗi đau ấy là tình cha sâu nặng, rực sáng dù đứng giữa hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến ngay khi đứa con gái của ông còn nhỏ. Suốt 8 năm trời ròng rã, ông lúc nào cũng nhớ thương, mong ngóng đến ngày được về gặp con. Cuối cùng sau bao tháng ngày trông đợi, ông cũng có dịp về thăm nhà, “cái tình người cha cứ nôn nao” trong ông. Ngay khi thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã vội vàng nhảy lên bờ, bước những bước dài đến bên con. Ông gọi to tên con, khom người xuống rồi dang rộng vòng tay với niềm mong chờ sẽ được con chạy nhanh đến ôm chầm lấy ông, sà vào lòng ông kêu một tiếng “ba”. Phải trông mong, nhớ thương con đến nhường nào mới khiến một người lính dày dạn nơi chiến trường trở nên vội vàng, luống cuống như thế. Ông không kịp chờ thuyền dừng hẳn mà đã vội vàng nhảy lên bờ để đến bên con. Thế nhưng đáp lại những mong chờ suốt hàng năm trời của người cha, bé Thu lại sợ hãi, ngơ ngác như nhìn người lạ. Ông Sáu đã không kìm được nỗi xúc động, vết thẹo bên má giần giật, “giọng lặp bặp run run”. Ông lặp lại hai tiếng “ba đây con” “ba đây con” để mong con gái nhận ra mình nhưng con ông lại sợ hãi chạy đi. Không điều gì đau xót hơn thế! Nỗi niềm khát khao, mong nhớ của người cha như bị tạt một gáo nước lạnh. Nỗi đau của chiến tranh, của vết thẹo dài trên mặt cũng không là gì khi đứng trước sự hụt hẫng, đau khổ của một người cha không được con nhận ra.

Suốt mấy ngày ở nhà, ông Sáu chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng ở bên con, hằng mong ba con sẽ thân thiết hơn, mong con gọi một tiếng “ba”. Thế nhưng bé Thu lại ngày càng xa cách, phản ứng dữ dội mỗi lần phải nhắc đến từ “ba”. Trước sự cứng đầu của con gái, ông Sáu buồn và bất lực nhưng cũng chỉ biết lắc đầu cười chua xót. Và rồi đến khi con nhận ra mình thì cũng là lúc ông phải lên đường. Giây phút ông Sáu được nghe tiếng gọi “ba” mà ông mong ngóng bấy lâu thì cũng là lúc hai cha con phải xa nhau. Tình yêu và sự kìm nén bấy lâu đã khiến một người đàn ông phải “rút khăn lau nước mắt”.

Ông Sáu trở lại chiến trường, lúc nào cũng canh cánh với lời hứa tặng con một cây lược. Ông gửi gắm tình yêu và nỗi nhớ con vào chiếc lược nhỏ, “thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Nhưng chiến tranh tàn khốc khiến ông không kịp đưa chiếc lược trao tận tay con mình. Ông Sáu hy sinh trong một trận càn quét của địch. Những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông không kịp căn dặn điều gì, duy chỉ có “tình cha con là không thể chết”, nỗi bận lòng cuối cùng của ông vẫn là người con gái bé bỏng, yêu thương.

Nếu như ở nhân vật ông Sáu ta thấy được tình yêu sâu nặng của người cha dành cho con gái thì bé Thu lại mang đến một tính cách hồn nhiên mà cứng cỏi, yêu ba tha thiết. Cô bé có tính cách yêu ghét rạch ròi, nhất định không chịu gọi “ba” vì đinh ninh ông Sáu không phải ba mình. Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm, bé Thu “né” ngay từ “ba” mà chỉ nói trống không “Vô ăn cơm”. Khi mẹ dặn nhờ ba chắt nước nồi cơm, bị dồn vào thế khó vì nồi cơm quá lớn, đứng trước sự lựa chọn là để cơm nhão hay gọi một tiếng “ba” để ba giúp, cô bé đã tự đưa ra một giải pháp khác – tự mình xoay xở, tự lấy muôi múc từng chút nước một. Bé Thu thông minh, nhanh nhẹn và rất cá tính.

Đỉnh điểm câu chuyện là lúc ông Sáu gắp cho con một cái trứng cá nhưng bé Thu không ăn lại hất ra và bị ba đánh. Trái với suy nghĩ của mọi người là cô bé sẽ khóc lóc, ăn vạ, nhưng bé Thu lại lặng im gắp cái trứng cá vào bát rồi bỏ sang nhà ngoại. Sự ương ngạnh của bé Thu đúng với tâm lí và tính cách trẻ nhỏ nên không hề đáng trách. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ nên không thể hiểu hết được sự khốc liệt của chiến tranh mang lại.Thu không chịu gọi ông Sáu là ba vì vết thẹo trên mặt khiến ông trông khác với tấm hình chụp chung với mẹ. Trong tâm trí của Thu, ba phải là người giống hệt tấm ảnh mình vẫn hay thấy. Sự ngây thơ của con trẻ khiến người đọc vừa thấy cười, vừa thấy thương. Chiến tranh để lại muôn vàn nỗi đau, nhưng có lẽ nỗi đau tình thân bị chia cắt là đau đớn nhất.

Khi đã được bà ngoại giải thích, Thu trăn trở “thở dài như người lớn”. Có lẽ cô bé đang hối hận vì đã xa lánh, ngang bướng với ba. Tất cả nỗi nhớ mong, suy tư dồn nén như được giải tỏa vào sáng hôm sau, khi ông Sáu chuẩn bị lên đường. Bé Thu gọi to một tiếng “ba” – tiếng gọi mà cô bé ao ước được gọi từ lâu. Tiếng gọi như “xé cả ruột gan”, “làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”. Cô bé níu chặt lấy cổ ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài đáng sợ bên má của ba nữa. Qua tâm lý và hành động của bé Thu, tác giả đã khắc họa rõ nỗi đau chiến tranh, chiến tranh đã khiến bao gia đình chia cắt, vợ mất chồng, con không nhận ra cha… Một tiếng gọi “ba”, một cái ôm của ba và con tưởng chừng như đơn giản nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh lại trở nên khó khăn, xa vời.

Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi tạo dựng được tâm lý nhân vật rất đặc sắc. Bác Ba điềm tĩnh, quan tâm đến đồng đội. Ông Sáu yêu thương con vô hạn, mong từng giây từng phút để gặp con; đau khổ, bất lực khi con bướng bỉnh hay nhớ thương, gửi gắm tình yêu vào cây lược tặng con. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được nhân vật bé Thu hồn nhiên mà cá tính, đôi khi bướng bỉnh nhưng yêu ghét rõ ràng. Cô bé rất yêu ba, rất nhớ ba nhưng vì sự ngây thơ của trẻ nhỏ cùng với tính cách cứng cỏi mà đã hiểu lầm ba.

Tác giả cũng khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống truyện éo le để họ tự bộc lộ tính cách của mình. Phải thấy ông Sáu trong tình huống oái oăm con không nhận cha thì mới hiểu được tình yêu tha thiết, nỗi khát khao được ở bên con của ông. Đặt bé Thu vào tình huống gặp lại ba khi trên mặt ba thay đổi, có một vết thẹo dài cho đến khi bé hiểu ra nguyên nhân thì mới thấy được cô bé cũng yêu và tôn thờ ba đến nhường nào. Vì quá yêu ba nên mới không chấp nhận một người nào “trông khác với ba trong tấm hình chụp chung với mẹ”. Tình huống truyện kịch tính nhưng vẫn rất tự nhiên, có tính chất đảo ngược tình thế để tạo bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời giúp làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là tác phẩm bất hủ về tình cha con thiêng liêng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Câu chuyện về ông Sáu và bé Thu là minh chứng rõ ràng cho tình cha con thắm thiết, không điều gì có thể chia cắt. Qua câu chuyện, ta hiểu hơn về những mất mát đau thương mà chiến tranh mang lại để thêm tự hào và quý trọng cuộc sống hòa bình hôm nay.

Đào Đức Anh Minh
Xem chi tiết
Đào Đức Anh Minh
7 tháng 11 2021 lúc 21:20

giúp mik với đi

mik hứa tích cho

pờ li

Khách vãng lai đã xóa
Đào Văn Minh
8 tháng 5 2023 lúc 21:42

I. Giới thiệu vấn đề

Tình trạng sử dụng điện thoại của học sinh trong thời gian gần đây. Sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.

II. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng điện thoại của học sinh

Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh. Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh. Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.

III. Những giải pháp để giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh

Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức. Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại. Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình. Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học.

IV. Kết luận

Tóm tắt vấn đề và các giải pháp đã đề xuất. Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh.
Đào Văn Minh
8 tháng 5 2023 lúc 21:44

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, điện thoại thông minh ngày càng trở thành dụng cụ liên lạc và giải trí không thể thiếu trong đời sống con người. Đối với học sinh hiện nay, phần lớn đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại. Việc sử dụng điện thoại thông minh của chúng ta trong thời buổi hiện nay, sự phát triển của công nghệ số; con người đang “nghiện” nó, lệ thuộc vào nó. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại thông minh của học sinh ngày nay là một vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy không nhỏ.

Điện thoại thông minh là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và mới mẻ nên hầu hết học sinh ngày nào cũng chơi điện thoại để nhắn tin, nghe nhạc, lên Facebook hoặc xem phim, … Cũng không quá khó để có được một chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần 2 đến 3 triệu là có thể sở hữu được một chiếc điện thoại. Việc dễ dàng một cái điện thoại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay.

Điện thoại thông minh ra đời là thành quả, là bước tiến vượt bậc của con người về công nghệ. Có nó, cuộc sống con người chúng ta trở nên phong phú và dễ dàng hơn rất nhiều, những gì xa xôi cũng có thể trở thành gần gũi; đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, giao lưu gắn kết của con người…

Đây là một hiện tượng phổ biến, đang có chiều hướng chi phối cuộc sống hiện đại của con người chúng ta trong thời đại ngày hôm nay.

Thực tế học sinh bảo sử dụng điện thoại để liên lạc với ba mẹ, bạn bè hay là tìm kiếm bài tập trên mạng nhưng đó là phần nhỏ của học sinh khi sử dụng điện thoại. Thật sự là điện thoại thông minh với mục đích giải trí là chính. Hiện nay, học sinh đi học còn mang cả điện thoại vào trong lớp để chơi game và nhắn tin trong khi thầy cô đang giảng bài. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và giảm lượng kiến thức mà các học sinh học trong giờ học đó.

Việc các bạn học sinh lạm dụng vào điện thoại quá nhiều, thậm chí còn xem những nội dung không lành mạnh và những phim tuổi mới lớn chưa được xem. Nhiều bạn có đùa bằng cách chụp hình khó coi của bạn rồi phát tán lên trên mạng. Nặng hơn là việc đánh nhau quay clip lại tung lên mạng làm ảnh hưởng đến thể diện của bạn và dẫn đến việc có ý định bỏ học hoặc tự tử.

Tuy nhiên, quá lệ thuộc vào nó, dễ nảy sinh những tiêu cực, những hệ lụy cho xã hội: Làm hao tốn thời gian quý báu của mình, khiến chúng ta không còn thời gian để quan tâm đến người khác, làm việc khác có ý nghĩa hơn, tích cực hơn, cần thiết hơn cho cuộc sống và công việc của mình. Tập trung vào nó quá mức cũng dễ làm cho chúng ta rơi vào sống ảo, dối nhau, lừa nhau, hãm hại nhau, có thể biến những người gần gũi nhất, thân yêu nhất trở thành xa lạ…

Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây nghiện, khiến học sinh không thể tập trung học hành, khiến chúng ta mất thời gian vào những việc vô ích. Clement và Matt Miles đã viết trong cuốn sách của mình: “Thật thú vị khi nghĩ trong trường công lập hiện đại, nơi trẻ em đang được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như iPhone, iPad thì những đứa trẻ con của Steve Jobs lại là một trong những thành phần duy nhất lựa chọn không tham gia”.

Bây giờ những đứa trẻ chỉ mới 3 – 4 tuổi thôi mà chúng có cả điện thoại ipad riêng để chơi. Các bậc cha mẹ làm vậy nghĩ rằng con sẽ ngồi yên để chơi nhưng không ai biết rằng chúng ta đang hại chúng. Việc sử dụng điện thoại quá lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta rất lớn.

Mỗi chúng ta, đặc biệt là thanh niên cần phải biết tận dụng sự phát triển công nghệ, áp dụng nó vào cuộc sống và công việc của mình nhưng đồng thời cũng biết điểm dừng. Sử dụng thời gian hợp lí khi ‘lướt nét” và cho những “Khoảnh khắc gia đình”. Hãy đặt điện thoại xuống trong một khoảng thời gian để sống thực hơn, trò chuyện cùng nhau, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Hãy nói với mọi người bạn yêu mến họ thế nào và khiến họ cảm thấy được yêu thương. Và sau đó, bạn cũng sẽ nhận được tình yêu.

Sử dụng điện thoại là một hình thức giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian và có thể truyền tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh rắc rối nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường học nếu không thực sự cần thiết. Làm được như vậy thì điện thoại thông minh chúng ta mới thật sự có ích và giúp cho con người có thể thành công trong cuộc sống hơn.

Thái Thế Quang
Xem chi tiết
Phạm Hương
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
4 tháng 9 2019 lúc 10:52

Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công, chúng ta không thể thiếu bản lĩnh. Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập, không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi. Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhờ vậy, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ cho mình một tinh thần sắt đá, phong thái điềm tĩnh, sự kiên định đáng ngưỡng mộ và dễ dàng dành được sự tín nhiệm, tôn trọng từ những người xung quanh. Oprah Winfrey là một tấm gương tiêu biểu. Sinh ra tại một khu ổ chuột, lớn lên với người cha nghiện ngập, thậm chí đã từng bị xâm hại tình dục, bà vẫn kiên cường vượt qua mọi định kiến, gian nan để trở thành tỉ phú da màu ở tuổi 40 cũng như truyền cảm hứng cho biết bao mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, ngại khó, ngại khổ, luôn đổ lỗi cho số phận. Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công. Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng sống cũng như nhân cách. Hơn tất thảy, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ. Bởi như John Ruskin từng nói, “ bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ và đam mê trong guồng hành động”.

Phạm Hương
Xem chi tiết

    Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

    TK MK NHA!

Đức Lộc
15 tháng 8 2019 lúc 19:11

Tham gia event này đi mọi người https://olm.vn/hoi-dap/detail/227766827875.html

Phương Anh
Xem chi tiết