Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cùng học Toán
Xem chi tiết
Aikatsu stars
20 tháng 4 2019 lúc 8:26

a.Đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc khó khăn .

Tk mình nha !!

pham mai chi
20 tháng 4 2019 lúc 8:32

câu a. đùm boc, giúp đỡ nhau lúc khó khăn

Shiro senpai
20 tháng 4 2019 lúc 8:33

A nhé

k nhé

đinh thị khánh ngọc
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
25 tháng 3 2022 lúc 20:30

Kết bài :
Trong thời đại mới dù đất nước phát triển như thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ"Lá lành đùm lá rách" vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn của nó. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ là kế thừa và phát huy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc Việt Nam ta.

toki_uni5
Xem chi tiết
phuong
11 tháng 4 2018 lúc 19:06

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu  là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Doanthaovy
2 tháng 6 2018 lúc 11:39

Nhường cơm sẻ áo

cô bé bốn mắt
2 tháng 6 2018 lúc 11:51

Những câu tục ngữ được xem là “túi khôn” của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.

Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.

Phạm Thảo Vân 2009
Xem chi tiết

 Sáng nay, nhân nghe thầy giảng về ý nghĩa câu “Lá lành đùm lá rách" làm em chợt nhớ lại một bà lão, cứ thỉnh thoảng vài ba tuần, có ghé nhà em một lần.

   Bà cũng có mái tóc bạc phơ, mặc bộ đồ đen già lọm khọm, giọng nói và gương mặt hiền từ, miệng nhai trầu bỏm bẻm. Sao bà giống ngoại em hồi còn sống quá! Ban đầu, em không nghĩ bà là người ăn xin. Vì bà cũng có nét sạch sẽ như bao cụ già bình thường khác.

   Mỗi lần bà lão đến đều được ba má em niềm nở tiếp đón và biếu những thứ bà cần. Một lần, đang bữa cơm, bà bước vào, ba má ern khẩn khoản mời nhưng bà một mực từ chối:

   -   Con có lòng như vậy, tôi cám ơn lắm. Già cả rồi đâu có ăn uống được nhiều, nên không thấy đói. Cho tôi ngồi nghỉ một lát.

   Em vội vàng đi rót một tách trà nóng mang lên. Sau khi mẹ em xúc gạo trút vào giỏ cho bà lão, ba em còn nháy mắt ra hiệu. Mẹ em hiểu ý, mở tủ lấy tiền đem lại và nói:

   -    Bà nhận chút ít để mua trầu.

   Bà lão cầm tờ giấy bạc trong tay run run, nhìn mẹ em mà đôi mắt rưng rưng ngấn lệ vì cảm động.

   -   Tôi để dành tiền này, khi bệnh, uống thuốc. Tiền lớn quá, ít có ai cho tôi thế này.

   Thật ra thì tờ giấy bạc có bao nhiêu, nhưng nghe bà nói thế, lòng em nổi lên một niềm thương cảm. Tờ giấy bạc ấy, sở dĩ lớn vì đối với bà quá nghèo. Và em cũng chẳng hiểu sao, có nhiều người giàu sang, nhà cửa lộng lẫy, ăn xài phung phí, mà gặp người nghèo khổ họ lại dửng dưng hoặc là họ ném ra vài đồng tiền lẻ như một cách xua đuổi cho kẻ ăn xin sớm đi khuất mắt.

   Qua lời hỏi thăm giữa ba má em và bà lão, em mới biêt bã đã ngoài tám mươi tuổi rồi, chẳng có con cái gì, chỉ một mình tá túc nơi nhà đứa cháu, cũng nghèo nàn thiếu ăn. Đôi lúc tủi thân, tủi phận, bà đành lang thang như thế.

   Lúc bà bước ra, ba em còn căn dặn “có dịp qua đây, mời bà ghé nhà con chơi. Đừng ngại gì hết”.

   Nhưng lâu lắm rồi, gần cả năm nay, em không thấy bà lão ấy đến nữa...

   Đôi lúc rảnh rỗi, ba em có nhắc chuyện bà lão và vẫn thường khuyên em “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đồng tiền mình giúp người nghèo khó, già cả, cô đơn bệnh tật đáng là bao, nhưng đã mang lại cho họ niềm hạnh phúc trong lúc thắt ngặt. Niềm hạnh phúc ấy của họ cũng chính là niềm vui thanh thản của lòng ta, con ạ.

Hùng
13 tháng 8 2019 lúc 23:17

Hay quá

Nguyễn Thị Minh Huyền
14 tháng 8 2019 lúc 8:46

câu chuyện đó có thể là tưởng tượng hoặc là cổ tích

Vô Song
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 21:58

tham khảo

Từ bao đời nay,(trạng ngữ) câu tục ngữ  "Lá lành đùm lá rách chính" được đúc kết và trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Câu tục ngữ lấy hình ảnh ẩn dụ của "lá lành" và "lá rách". Lá lành là ẩn dụ cho những con người có cuộc đời may mắn hơn người khác một chút. "Lá rách" là ẩn dụ cho những con người có số phận kém may mắn hơn, khổ sở hơn. Hành động "đùm" chính là hành động thương yêu, giúp đỡ bằng tình cảm hoặc bằng vật chất. Theo em, đây chính là hành động đẹp của dân tộc VN. Người giúp đỡ người, có gì giúp nấy và giúp người khác trong khả năng của mình. Nhờ có tinh thần tốt đẹp ấy mà cuộc sống được tốt đẹp hơn, nhiều số phận bớt đi sự khổ đau trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần yêu thương trong 1 dân tộc chính là nền tảng của sức mạnh cộng đồng, giúp cho dân tộc ất vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trên thực tế, nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Chao ôi!(đặc biệt) Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ. Tóm lại, câu tục "Lá lành đùm lá rách" truyền tải thông điệp về tình yêu thương nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.

Đào Yến Nhi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
??/?
7 tháng 10 2021 lúc 11:58

Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Đông Hải
7 tháng 10 2021 lúc 11:59

Là người có điều kiện hỗ trợ người ko có điều kiện

Khách vãng lai đã xóa

câu " lá lành đùm bọc lá rách " có nghĩa là chỉ sự đùm bọc giúp đỡ nha trong cảnh khó khăn , hoạn nạn nha chị

Khách vãng lai đã xóa
King Hùng
Xem chi tiết
NLT MInh
1 tháng 3 2021 lúc 21:39

Thương người như thể thương thân

NLT MInh
1 tháng 3 2021 lúc 21:39

lá rách ít đùm lá rách nhiều

Ling ling 2k7
1 tháng 3 2021 lúc 21:49

    Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.

Van Duong
Xem chi tiết
lê quỳnh chi
10 tháng 3 2020 lúc 15:11

đói cho sạch rách cho thơm

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Gia Long
10 tháng 3 2020 lúc 15:11

Dàn ý: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
1. Mở Bài
· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân Bài
· Giải thích câu tục ngữ:
· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn
· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó
· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:
· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống
· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu
· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Linh
10 tháng 3 2020 lúc 15:13

Dàn ý: Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

1. Mở Bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

đề 2

I- Mở bài

– Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.

-Trích dẫn.

– Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.

II- Thân bài

1- Giải thích câu tục ngữ

– Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.

– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.

– Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.

2- Đánh giá

– Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

– Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.

– Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.

– Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.

3- Mở rộng

– Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.

– Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.

– Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.

– Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.

III- Kết bài

– Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.

– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.

học tốt

Khách vãng lai đã xóa