Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thùy Linh
Xem chi tiết
Đồng Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 4 2018 lúc 13:16

Chọn đáp án: A

Thảo Anh =
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
27 tháng 3 2022 lúc 21:28

Tham khảo
Quê hương trong xa cách là nguồn đề tài vô tận, là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời thơ Tế Hanh.

 

Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi dưỡng tâm hồn Tế Hanh, đã trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như: “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung – Quảng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có nói con sông quê mà ông gắn bó

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.

Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.

– Làng tôi ở vốn nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

– Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Thế đấy, quê hương trong thơ Tế Hanh hiện lên đẹp và mát dịu như vậy. Còn người dân quê thì mạnh mẽ, tinh tế, sống động:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Có thân hình nồng thở vị xa xăm

Chỉ có ai là con người của sông nước, vạn chài mới có thể tạo được hình ảnh người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với đủ hình khối, màu sắc và hương vị. Chất muối mặn nồng ngấm vào thân hình người dân quê hương cũng như ngấm sâu vào làn da, thớ thịt vào tận tâm hồn thơ Tế Hanh. Bằng giọng thơ giãi bày, phơi trải, ông đã kể về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp:

 

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy…

Tôi đưa tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Cao hơn, trong xa cách, nhưng với sức mạnh của tình quê, không chỉ có hình ảnh đặc trưng của quê hương "Màu nước xanh, cá bạc cánh buồm vôi / Thoảng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi" hiện ra mà nhà thơ còn cảm nhận được cả mùi vị quê

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Quê hương Tế Hanh là một làng chài nghèo, người dân sống cần cù, khó nhọc, thế nhưng khi nhớ về quê, ông lại chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng. Phải chăng đó là nhờ làng quê ấy có con sông êm đềm, tươi tắn, lại gần biển tự do, phóng khoáng và nhất là nhờ trái tim tuổi trẻ khoẻ khoắn? Mặt khác, cùng tình cảm đằm thắm, kỉ niệm sâu lắng, đẹp đẽ, lời kể theo lối giãi bày, thủ thỉ chân thật và khả năng miêu tả những cảm giác bên trong chân thành, mộc mạc, nên ở thơ Tế Hanh, con sông trở thành một hình tượng thẩm mĩ, gợi cảm, đầy chất trữ tình.

Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Ca dao, dân ca dường như cũng đã ngấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khỏe mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.

 

Suốt nửa đời người, do thời thế, Tế Hanh phải xa quê, khi trở lại sau mùa hè đại thắng, thống nhất đất nước – 1975, con sông và làng quê đã đổi thay nhiều:

Tôi nhìn sông bên lở bên bồi

Tre thưa thớt ngập tràn lau cỏ

Trong ánh sáng ngả nghiêng theo chiều gió

Thuyền máy dọc ngang tỏ trắng lòng sông

Nhà dân chài giăng những lưới ni lông

Màu xanh đỏ ngời ngời ánh nước

Kìa bãi sú nơi sáu năm về trước

Giặc Mỹ bao vây sát hai mốt trung đội dàn quân

Cây mù u không còn ngả bóng bên cồn

Cây xanh trước đình thân chỉ còn một nửa

Tác giả thật sự ngỡ ngàng:

Tôi đi học bờ sông bỡ ngỡ

Quên cả khúc quanh rẽ lối vào nhà

Quê hương đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí tác giả này trần trụi những vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước. Tác giả vừa vui vừa đau buồn một nỗi "hồi hương".

Trở về, gặp lại, tuổi cũng đã cao, quê hương thì đổi thay như thế, nên sau này, dẫu quê nhà vẫn mến yêu, thổn thức trong trái tim nhà thơ, nhưng thơ về quê hương của Tế Hanh thì đã khác. Không còn cái sức hấp dẫn của vẻ đẹp trai tráng. Cho nên, có thể nói, người ta chỉ còn nhớ đến những bài thơ về quê hương, con sông quê của ông mấy mươi năm về trước. Dù sao thế cũng là quá đủ với một đời thơ.

Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã “tắm cả đời tôi”, về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ ông. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chắp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.

Hải Vân
27 tháng 3 2022 lúc 21:29

tham khảo:

Thơ Tế Hanh bao giờ cũng trong trẻo. Dù năm nay nhà thơ đã xấp xỉ tuổi 80, tâm hồn như vẫn nguyên vẹn những cảm xúc thuở hoa niên. Quê hương là nguồn thi cảm dồi dào của Tế Hanh. Những bài thơ hay nhất của ông là những bài viết về quê hương yêu dấu.

Người đọc bắt đầu biết đến Tế Hanh từ bài thơ Quê hương in trong tập Nghẹn ngào năm 1939. Trong 14 tập thơ đã xuất bản của Tế Hanh, kế từ khi ông bước chân vào làng thơ đến nay, không tập nào thiếu vắng những bài thơ viết về quê cũ. Quê hương đã trở' thành

một hệ thống hình tượng "ám ảnh" suốt đời thơ Tế Hanh. Thuở hồn nhiên cắp sách đến trường, quê hương trong mắt cậu học trò nghịch ngợm là những "con đường nhỏ chạy lang thang, kéo nỗi buồn không dạo khắp làng" (Lời con đường què), là "con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre" (Nhớ con sông quê hương). Khi đã trưởng thành "cầm súng xa nhà đi kháng chiến", tâm hồn nhà thơ vẫn trở về quấn quýt với con sông quê, mảnh vườn xưa, cái giếng đầu làng. Xa quê từ năm 15 tuổi, mấy chục năm sau Tế Hanh vẫn xốn xang khi nghe một điệu bài chòi (Điệu quê hương) trên sóng phát thanh. Tình yêu quê hương đã trở' thành niềm thao thức khôn nguôi khiến nhà thơ nhìn thấy mặt quê hương hiển hiện trên gương mặt người yêu dấu… Có thể nói, quê hương là điểm khởi đầu sự nghiệp sáng tác của Tế Hanh và là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn của nhà thơ xứ Quảng.

 

cảm nhận bài thơ quê hươngNgay từ bài thơ đầu tiên viết về quê hương, người đọc đã có cảm tình với một giọng thơ chân thành, rủ rỉ. Chàng thanh niên miền biển kể về làng quê của mình bằng những lời mộc mạc:

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông".

Sau câu mở đầu giản dị, cảm hứng như đã được khơi nguồn thi sĩ bắt đầu say sưa mô tả cảnh đẹp của quê hương:

"Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"….

Dòng thơ cứ nhẹ nhàng tuôn chảy, hình ảnh như tự nó thi nhau kéo đến, đẩy câu thơ đi liền một mạch theo dòng cảm xúc dào dạt của nhà thơ. Ngọn bút của thi nhân chỉ điểm phớt qua vài nét mà cảnh vật.như bừng sáng: "trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng". Một ngày mới ở làng thuở bắt đầu bằng vẻ tươi mát của thiên nhiên và tâm trạng hào hứng của người lao động. Chiếc thuyền "băng" ra biển trong tư thế của một "con tuấn mã", khi những "trai tráng" vạm vỡ, đầy sinh lực khua những nhịp chèo hối hả, mê say: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió… Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Dưới ngòi bút nhà thơ, cảnh sớm mai ở làng chài hiện lên đầy vẻ rạng rỡ, tinh khôi và điểm sáng huy hoàng nhất ở đây là hình ảnh:

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Léc-môn-tốp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:

"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm

Chập chờn trên biển cả mù sương

Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?

Giã từ chi đó chốn quê hương?"

(Thuý Toàn dịch)

Thơ Nguyễn Bính cũng có một cánh buồm đau đáu nhớ nhung:

'"Anh đi đấy, anh về đâu?

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm"…

Sau này, Hoàng Trung Thông còn mượn hình tượng Những cánh buồm để trò chuyện với con mình… Có bao nhiêu cánh buồm trong thơ ca là có bấy nhiêu cách cảm nghĩ khác nhau về hình tượng đó. Đối với Tế Hanh, cánh buồm như một biểu tượng của làng quê. Cánh buồm mỏng manh như "mảnh hồn làng” nhưng nó mở rộng "bao la" như tâm hồn rộng mở của quê hương, nó vươn lên, dân thân và che chở… Từ một "cánh buồm" hết sức cụ thể đem so với "mảnh hồn làng" vô cùng trừu tượng, nhà thơ đã mở' ra một khoảng trời thênh thang cho những liên tưởng của người đọc: cánh buồm, hay mảnh hồn làng, là sự che chở' cho thuyền nhỏ bé, là sức mạnh (góp gió) đẩy thuyền đi xa, là phương tiện để chèo lái con thuyền… Người dân chài ra khơi như mang đi một phần máu thịt quê hương, cánh buồm gắn với con thuyền như "hồn vía" làng quê che' chở, neo giữ họ… Kẻ xa quê lâu ngày, thoáng thấy cánh buồm tưởng như bắt gặp hình bóng của miền quê yêu dấu… Tế Hanh, với trái tim mẫn cảm của một nhà thơ, đã thấy ỏ' cánh buồm, tâm hồn lộng gió của quê hương mình.

 

Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những.người dân chài khi thuyền cá trở' về:

"Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Nhờ ơn trời biển, lặng cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"

Cuộc sống khắc nghiệt, luôn phải đương đầu với muôn nỗi hiếm nguy buộc những người dân ở đây gạn kết thành một cộng đồng chặt chẽ. Họ hợp lực với nhau trong những chuyên đi biển và chia sẻ cùng nhau mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá, cả người ở nhà lẫn người ra đi đều cầu trời khấn Phật để được bình an. Vì thế, mỗi một khoang cá nặng trở về là niềm vui, là hạnh phúc của mọi nhà: "Khắp dân làng tấp nập đón ghe về". Hơn ai hết, người dân chài thấu hiểu: đằng sau những mẻ cá "tươi ngon" là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm nguy mà người thân của họ đã trải qua. Khi nhà thơ thay họ xúc động thốt lên:

"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe"

Người đọc bỗng cảm thấy một niềm hạnh phúc rưng rưng lan toả trong dòng thơ rất đỗi bình thường:

"Những con cá tươi ngon thân bạc trắng".

Giọng thơ đang náo nức, sôi nổi ở đoạn đầu, đến đây bắt đầu lắng xuống, nhịp thơ đi chậm lại. Ngòi bút nhà thơ chuyển sang đặc tả chân dung người đánh cá và con thuyền về bến:

"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vố"

Đây là khổ thơ đẹp nhất, gợi cảm nhất của bài thơ, giống như một tác phẩm điêu khắc bằng thơ. Nếu như ở phần trên Tế Hanh thiên về mô tả cảnh đẹp nhìn thấy thì ở đây, nhà thơ lại nghiêng về khai thác những vẻ đẹp cảm thấy. Hình tượng thơ, vì thế, như có

chiều sâu hơn. Với "làn da ngăm rám nắng" người dân chài làm ta liên tưởng đến bức tượng đồng vạm vỡ. Hình ảnh đẹp như tượng nhưng ấm nồng sự sống, bởi: "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Nhà thơ đã thi vị hóa một hiện tượng bình thường trong đời thực – nước biển mặn ngấm vào da thịt người dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thể họ – để gợi nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Và con thuyền, được hình dung như một cơ thể sống động, cũng mỏi mệt "nằm" im trên bến, lặng lẽ cảm nhận vị mặn mòi của biển ngấm vào cơ thể

"Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Trong câu thơ nhân hóa con thuyền, nhà thơ đã phối hợp tài tình hai hiện tượng: nước biển mặn ngấm sâu vào vỏ gỗ của con thuyền ngâm nước lâu ngày, tiếng tí tách rạn nứt của lòng thuyền ngấm mặn khi phơi mình trên bờ cát… Cả người và thuyền, hai hình tượng đều đẹp đến say lòng trong trạng thái nghỉ ngơi thư giãn. Bao nhiêu tài hoa của nhà thơ như đã dồn tụ ở bốn câu thơ đặc sắc này. Nếu bài thơ kết thúc ở đây, có lẽ sức gợi cũng chẳng kém gì khi có thêm khổ cuối:

"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước, xanh, cá hạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".

Đoạn kết bài thơ chỉ muốn tổng hợp lại những nỗi nhớ cụ thể của chàng trai. Có lẽ thơ không nên nói đến tận cùng, nói đủ đầy như thế chăng?

Nhưng, đối với Tế Hanh, sự hồn nhiên chân thành trong tình cảm bao giờ cũng lấn át những dụng công kĩ thuật của nghề thơ. Bất chấp thời gian và sự biến đổi của lòng người, cảm xúc về quê hương vẫn là nguồn mạch dâng trào trong trái tim thi sĩ, để mỗi lần thấy biển, nhà thơ lại xốn xang:

"Biển xao động nôn nao chiều con nước

Lòng như thuyền chờ đợi buổi ra khơi"…

Vũ Công Thành
Xem chi tiết
︵✰Ah
11 tháng 2 2022 lúc 21:14

Trong bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình . Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Tác giả đã thổi hồn vào những sự vật gần gũi thân thương khiến các sự vật mang 1 vẻ đẹp 1 linh hồn riêng. Điều này càng thể hiện rõ tình yêu quê sâu nặng của ông.

Ngân
Xem chi tiết
An Nguyễn
Xem chi tiết
Chu Hoàng Trung
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
23 tháng 4 2021 lúc 19:54

- Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng trong làng ra khơi được miêu tả trong một buổi sớm mai hồng, gió nhẹ, trời trong

⇒ Với biện pháp so sánh, sử dụng một số động từ, tính từ, nhà thơ diễn tả thật ấn tượng, khí thế của con thuyền khi ra khơi

tran thai vinh
Xem chi tiết
Nội dung: Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh.Nghệ thuật: 
-Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm .
-Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa .
-Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu .
-Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê .
-Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.Bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu.Bài thơ "Khi con tu hú" gồm 2 đoạn cũng là 2 đoạn đầu là:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Nội dung chính của bài "Khi con tu hú" là: Thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
nguyễn hải
4 tháng 6 2018 lúc 21:15

 Nội dung: 
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển 

nguyễn hải
4 tháng 6 2018 lúc 21:15

 So sánh: + Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng
+ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
- Nhân hóa: + cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: + Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ