Câu 56. Câu: “Cô giáo đồng ý cho chúng tôi ở nhà làm bài.” có:
A. 3 động từ B. 4 động từ C. 2 động từ
Chỉ ra câu chủ động, câu bị động trong các câu sau.
1. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước
2. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
3. Lam bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.
4. Thầy hiệu trưởng là người đã xây dựng ngôi trường này từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.
5. Mái nhà được họ làm bằng cỏ tranh và lá cọ.
6. Sáng sáng cô gái dắt chú chó đi dạo quanh bờ hồ.
7. Người ta dựng hàng rào chắn quanh cây cổ thụ đó.
8. Bèo bị gió đẩy trôi dạt vào bờ.
9.Gió đẩy bèo trôi dạt vào bờ.
10. Bèo được gió đẩy trôi dạt vào bờ.
1, câu bị động
2, câu bị động
3, câu bị động
4, câu chủ động
5, câu bị động
6, câu chủ động
7, câu chủ động
8, câu bị động
9, câu chủ động
10. câu bị động
Câu "Bác nông dân dậy sớm, ra đồng gặt lúa. " có:
a) 3 động từ
b) 2 đại từ
c) 3 tính từ
d) 2 danh từ
ĐT:dậy,ra,gặt
TT:sớm(3 tt ở đâu thì mik hong thấy)
DT:bác nông dân,lúa,đồng
Câu 1: Cụm từ nào viết đúng chính tả:
A. Huân chương lao động hạng Nhất.
B. Huân chương Lao động hạng Nhất.
C. Huân chương Lao động Hạng Nhất.
Câu 2: Tiếng nào đặt đúng dấu thanh?
A.thuyền
B. thủy
C. hòa
Câu 3: Trong câu: “Họ ngược Thái Nguyên còn tôi xuôi Thái Bình.”, 2 từ “ngược” và “xuôi” là từ loại gì?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào có từ “buộc” là động từ trạng thái?
A. Hà đang buộc nơ lên mái tóc.
B. Một chiếc nơ được buộc lên mái tóc của Hà.
C. Tôi buộc con ngựa ngoài sân.
Câu 5: Trạng ngữ trong câu: “Vì Tổ quốc, chúng ta hãy sẵn sàng.”, có tác dụng bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A.Nguyên nhân
B. Phương tiện
C. Mục đích
Câu 5: Từ “con” trong câu nào là đại từ?
A. Tôi có 3 người con.
B. Mẹ ơi, hôm nay con được cô giáo khen.
C. Con trai tôi rất ngoan.
Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?
A, Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa.
B,Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.
C, Nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.
D,Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành.
Câu 7: Câu nào trong các câu sau sử dụng đúng dấu chấm hỏi?
A.Tôi hỏi Lan có đồng ý cho tôi mượn bút không?
B. Nào, chúng ta cùng chơi nào?
C. Lan ơi, bạn cho tớ mượn một cái bút nhé?
Câu 8: Các từ láy dưới đây đều có chung đặc điểm gì về nghĩa?
Đầy đặn, xinh xắn, vuông vắn, tròn trặn
A.Cùng chỉ hình dáng của sự vật hiện tượng.
B. Cùng chỉ sự hoàn hảo tốt đẹp của sự vật hiện tượng.
C. Cùng chỉ tính chất của sự vật hiện tượng.
Câu 9: Trong câu: “Tôi sống ở Vĩnh Phúc.”, từ “ở” là:
A. Động từ
B. Quan hệ từ
C. Đại từ
Câu 1: Cụm từ nào được viết đúng chính tả?
A. Huân chương lao động hạng Nhất
B. Huân chương Lao động hạng Nhất
C. Huân chương Lao động Hạng Nhất
Câu 2: Tiếng nào đặt đúng dấu thanh ?
A. thuyền
B. thủy
C. hòa
Câu 3: Trong câu: " Họ ngược Thái Nguyên còn tôi xuôi Thái Bình ", 2 từ "ngược" và "xuôi" thuộc từ loại gì?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
Câu 4: Trong các câu sau, từ "buộc" nào là động từ chỉ trạng thái?
A. Hà đang buộc nơ lên mái tóc.
B. Một chiếc nơ được buộc lên mái tóc của Hà
C. Tôi buộc con ngựa ngoài sân.
Câu 5: Trạng ngữ trong câu: " Vì Tổ quốc, chúng ta hãy sẵn sàng. " có tác dụng bổ sung ý nghĩa gì trong câu?
A. Nguyên nhân
B. Phương tiện
C. Mục đích
Câu 6: Từ "con" trong câu nào là đại từ?
A. Tôi có 3 người con.
B. Mẹ ơi, hôm nay con được cô giáo khen.
C. Con trai tôi rất ngoan.
Câu 7: Câu nào trong các câu sau sử dụng đúng dấu chấm hỏi?
A. Tôi hỏi Lan có đồng ý cho tôi mượn bút không?
B. Nào, chúng ta cùng chơi nào?
C. Lan ơi, bạn cho tớ mượn một cái bút nhé?
Hãy chuyển đổi mỗi câu chủ động sau đây thành hai câu bị động (theo hai cách)
1. Nhà nước tặng ông nhiều huân chương.
2. Chúng em rất kính trọng cô giáo chủ nhiệm lớp.
3. Cô giáo phê bình bạn Nam.
4. Công an phạt người vi phạm luật lệ giao thông.
Ông được nhà nước tặng huân chương
cô giáo chủ nhiệm của lớp được chúng em kính trọng
Bạn Nam bị cô giáo phê bình
người vi phạm luật lệ giao thông sẽ bị công an phạt
TỪ ĐỒNG ÂM
BT 1: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm):
a. viết (danh từ) – viết (động từ)
b. ba (danh từ) – ba (số từ)
c. vàng (danh từ) – vàng (tính từ)
d. bó (danh từ) – bó (động từ)
BT 2: Nêu ý nghĩa của những từ “lợi” trong bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
BT 3: Có thể hiểu câu thứ 2 trong câu thơ sau theo những cách nào?
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Trong câu sau: " Ngay thềm lăng, mưới tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm" có:
A. 1 tính từ, 1 động từ
B. 2 tính từ, 2 động từ
C. 2 tính từ,1 động từ
D. 3 tính từ , 3 động từ
Đại từ
Câu 1. Đại từ là gì?
A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Có mấy loại đại từ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 3. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Câu 4. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?
A. Để hỏi
B. Để trỏ số lượng
C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
D. Để hỏi về người, sự vật
Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ
những hoa cùng người” là?
A. Mình, ta
B. Hoa, người
C. Nhớ
D. Về
Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai
cũng sợ” ?
A. Ai
B. Chúng tôi, ai
C. Chúng tôi
D. Cũng
Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?
A. Đã
B. Bấy lâu
C. Bác
D. Trẻ
Câu 8. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”
A. Động từ
B. Phó từ
C. Danh từ
D. Tính từ
Câu 9. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen
gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?
A. Tôi
B. Tôi, nó
C. Tôi, Kiều Phương
D. Nó, Mèo
Ai làm đúng r mik tích choa >:3
CÁC BẠN ĐĂNG KÍ KÊNH YOUTOBE NÀY DÙM MÌNH NHA
https://www.youtube.com/channel/UCGY7DExH-jIpzA_7DN9SkHQ
CẢM ƠN CÁC BẠN
o l m . v n
1A ,2 B ,3 B, 4 A , 5 A , 6B ,7 C, 8 C , 9 C
1)A
2)C
3)B
4)C
5)A
6)C
7)C
8)C
9B
bài 1 chữa lỗi dùng từ trong các câu sau
a) thầy giáo truyền tục cho chúng em rất nhiều kiến thức
b) Hôm qua bà ngoiaj biếu em quyển sách
c) anh ấy là người rất kiên cố
d) bài toán này rất hắp búa
bài 2 giải nghĩa từ hay trong các câu sau
a) ca sĩ hát rất hay
b) anh ấy hay đến nhà em chơi
c) chị đi học hay đi làm
bài 3 giải nghĩa từ chín trong các câu sau
a) cây mít sau nhà quả đã chín tỏa hương rất thơm
b) trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín chắn
c) cô ấy ngược chín cả mặt
d) chín bạn ngày mai đi lao động
Bài 1:
a) Thầy giáo truyền thụ cho chúng em rất nhiều kiến thức.
b) Hôm qua bà ngoại cho em quyển sách.
c) Anh ấy là người rất kiên cường.
d) Bài toán này rất hóc búa.
Bài 2:
a) Là tính từ biểu thị được đánh giá là có tác dụng gây được hứng thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu.
b) Là phụ từ biểu thị sự việc được lặp lại 1 cách thường xuyên.
c) Là kết từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia, và ngược lại.
Bài 3:
a) Là danh từ biểu thị quả, hạt hoặc hoa ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon.
b) Là tính từ biểu thị việc suy nghĩ thận trọng, kĩ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh.
c) Là tính từ biểu thị việc màu da đỏ ửng lên.
d) Là danh từ biểu thị số (ghi là 9) liền sau số tám trong dãy số tự nhiên.
B1:
a, "truyền tục" đởi thành " truyền dạy"
b, " biếu" đổi thành " cho"
c, " kiên cố" đổi thành " kiên cường"
d, " hóc búa " đổi thành " khó"
Cho các câu sau hãy nêu vị ngữ được tạo thành bởi các loại từ nào(Tính từ,cụm tính từ,động từ,cụm động từ)?
1.Chúng em đang làm bài kiểm tra môn Toán.
2.Bạn Mai rất chăm chỉ.
3.Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta.
Mik chép nhầm đề
Cho các câu sau hãy nêu vị ngữ được tạo thành bởi các loại từ nào?
1.Chúng em đang làm bài kiểm tra môn Toán. được tạo bởi các loại từ: đang,làm.
2.Bạn Mai rất chăm chỉ.được tạo bởi các loại từ:rất
3.Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta.được tạo bởi các loại từ:là