Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hằng Phan
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
5 tháng 2 2023 lúc 11:31

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

Pé Hủ Nữ
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Phạm Minh Hiền Tạ
Xem chi tiết
Trần Hoài Nam
5 tháng 1 2018 lúc 20:01

Bài làm

Nếu có người hỏi bạn rằng “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Thực ra mục đích học tập của mỗi người tuy không giống nhau ở cái đích đến nhưng giống nhau ở quá trình. Mỗi người trong quá trình học tập và rèn luyện của mình đều có một mục đích chung và chia nhỏ thành nhiều mục đích riêng. Vậy mục đích học tập là gì?

Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi” có ý nghĩa quan trọng đối với việc học, ông muốn nhấn mạnh đến sự học, rằng học không bao giờ là đủ, là thừa, học đến suốt cuộc đời chúng ta vẫn thấy có quá nhiều điều mà bản thân mình không biết.

nghi-luan-xa-hoi-muc-dich-hoc-tapthuyết trình về mục tiêu học tập của học sinh 

Mục đích học tập chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập, khi bạn học thì bạn mong muốn nhận lại được gì từ việc học này. Đó chính là mục đích học tập

Học để biết cũng chính là một mục đích và là mục đích đầu tiên của mỗi người khi tiếp xúc với việc học. Những kiến thức về văn hóa, xã hội, kinh tế cơ bản, khái quát nhất là những điều mà mỗi người có thể nắm được sau khi học. Khi biết được kiến thức thì bạn sẽ tự tin khi mọi người hỏi về vấn đề đó.

Học để làm là mục đích sau khi đã biết được kiến thức. Học để làm người, làm việc, làm giàu cho gia đìnhvà xã hội đều là những mục đích của quá trình học tập. Bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể làm được gì, theo đuổi được gì từ khi thu nhận được những kiến thức trên ghế nhà trường và trong cuộc sống này.

Học để chung sống, để hòa đồng, để bắt nhịp được với cuộc sống đang xoay vần chuyển nhịp từng ngày. Bạn sẽ nhận ra nếu như không chịu khó học tập, tìm hiểu thì bạn sẽ trở thành người luôn đi phía sau, tụt hậu, bị lãng quên. Như vậy mục đích này sẽ khiến cho bạn có thêm động lực để học, để rèn luyện từng ngày.

Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.

Việc xác định mục đích học tập vô cùng quan trọng, nó giúp cho bạn không những có định hướng mà còn rút ngắn thời gian đi tìm câu trả lời học để làm gì. Thông thường những người biết xác định mục đích học tập là những người sẽ thành công sớm hơn.

Việc bạn học đại học, chọn một ngành học phù hợp với khả năng và với đam mê của mình chính là việc bạn đã biết xác định được mục đích sau này bạn sẽ làm được gì.

Bên cạnh đó, có không ích người không biết mình học làm gì, bởi họ đang “học cho người khác”, vì gia đình, vì khuôn khổ mà học theo ý người khác để rồi đánh mất đi nhiều điều quan trọng nhất.

Bởi vậy mục đích học tập rất quan trọng, bạn cần phải tìm cho mình một con đường riêng của việc học để theo đuổi giác mơ của mình.

Anh Thư Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Võ Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Laville Venom
5 tháng 5 2021 lúc 7:28

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Trang Huyen
5 tháng 5 2021 lúc 8:23

Khi bước chân vào lớp một, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Vậy, mục đích học tập như thế nào là đúng?

      Trước nhất, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học được học chữ, biết được vì sao Trái Đất quay quanh Mặt Trời, hiểu được lịch sử phát triển “ngàn năm văn hiến” của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết được rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập, tìm hiểu để trở thành con người có ích.Mục đích trước mắt, thực tế nhất là học để sau này ra ngoài xã hội có thể kiếm được việc làm tốt, có thể tự lập, tự nuôi sống bản thân mình mà không phải dựa vào người khác. Chúng ta bằng chính công sức, chính tri thức mà mình học được từ trong nhà trường và trong cuộc sống, làm giàu cho chính mình và cũng là làm giàu cho xã hội.

     Có tri thức, chúng ta có thể tự tin khẳng định mình. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, đó là điều ai cũng mong muốn. Nhưng để làm được điều ấy không phải dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện, không chỉ về trí tuệ mà còn cả về nhân cách.

    Cuối cùng, học là để hoà nhập. Việt Nam đã gia nhập WTO. Trên con đường hội nhập và giao lưu với thế giới, chúng ta rất cần những thế hộ trẻ có hiểu biết, có đạo đức. Trong Thư gửi các học sinh, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

    Tuy nhiên, bên cạnh những bạn xác định được mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, thì vẫn còn một số bạn học sinh vẫn còn có những suy nghĩ lệch lạc.

     Có nhiều bạn học là để được điểm cao, để thi đỗ vào trường chuyên, lớp chọn. Mục đích này xét cho cùng, cũng là điều dễ hiểu. Đã là người học sinh, đến trường đi học, hẳn ai cũng muốn được điểm cao, được là học sinh giỏi. Nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì chưa đủ. Các bạn ấy có lẽ còn chưa hiểu rõ câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lại có một số bạn, học vì áp lực của cha mẹ, thầy cô. Có những bạn, cho dù sức học chỉ thuộc loại trung bình nhưng để làm “bố mẹ nở mày nở mặt phải cố gắng thi vào trường chuyên, vào trường đại học có “thương hiệu”. Trường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nhiều phụ huynh không hiểu được điều này, vô hình trung tạo sức ép rất lớn đối với con cái hoặc dẫn tới những hiện tượng tiêu cực như chạy điểm, chạy trường.

     Không những thế nhiều bạn học chỉ để đối phó, học cho đủ bài, khi kiểm tra thì học gạo cho có đủ điểm mà thực chất kiến thức không có. Hoặc có một số bạn lại không xác định được mục đích học tập của mình, chỉ vô tư nghĩ rằng: “Trẻ con thì phải đi học, đó là lẽ đương nhiên”. Các bạn không hiểu được rằng học là cho chính mình.

     Những suy nghĩ sai lệch đó của các bạn dẫn tới tình trạng học mà chạy theo điểm số. Điểm chỉ có thể đánh giá được tình hình hiện tại của bạn, mà không đánh giá được cả quá trình. Nếu các bạn không nhận thức được đầy đủ thì kết quả học tập không thể tốt và do đó sẽ không có tương lai tốt đẹp.

    Mọi con đường đều có đích đến và việc học cũng vậy. Nếu xác định đúng mục đích, việc học tập của bạn sẽ dễ dàng hơn và đạt kết quả tốt hơn. Mục đích của bạn hiện giờ là gì? Nếu đúng, hãy tiếp tục phát huy. Nếu sai, bạn hãy sửa lại. Muộn còn hơn là không bao giờ.

 
ngân
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 2 2022 lúc 11:57

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó: Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp. 

Nguyen Tuan Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết