Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu bài luận về vai trò của tinh thần đoàn kết
Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu bài luận về vai trò của tinh thần đoàn kết
tham khảo:
Có người nói rằng nếu tất cả mọi người cùng hướng về một hướng, cùng tiến về phía trước, thì thành công sẽ tự đến. Một khi chúng ta đoàn kết lại sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao. Bởi thế, tinh thần đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc và trong cuộc sống. Đoàn kết có nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Biết đoàn kết, giúp ta hòa thuận, hợp tác với mọi người, tạo ra sức mạnh vượt qua khó khăn. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này. Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình. “Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
Bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống.
Bạn tham khảo!
Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Viết cho em 1 đoạn văn ngắn(khoảng từ 6=>8 câu)trình bày suy nghĩ về vai trò của tinh thần đoàn kết trong tập thể nhé mấy anh mấy chị!!!
Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn.Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa , tri thức.Vậy mà trong tập thể vẫn còn có”Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết , từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có.Thái đô và hành động đó cần được phê phán.Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con ngươì.Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp.Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm.Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.
Từ văn bản Thánh Gióng, em hãy viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) nói về tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta
Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về tinh thần đoàn kết chống dịch COVID-19 của người dân tỉnh Nam Định.
Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về tinh thần đoàn kết chống dịch COVID-19 của người dân tỉnh Nam Định.
Gấp ạ
viết đoạn văn nghị luận 7 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò tinh thần tự học
a.lập dàn ý cho đoạn văn
b.cụ thể hóa 6 ý trong dàn ý thành các câu (sử dụng dấu gạch đầu dòng)
c.gắn kết 10 gạch đầu dòng ở câu b thành đoạn văn đầy đủ 10 câu
giải giúp mình rõ ràng mình cần gấp 10 giờ tối nay
1. Mở bài
Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.
b. Phân tích
Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.
Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.
c. Dẫn chứng
Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.
Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.
d. Phản biện
Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.
3. Kết bài
Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.
Câu 1 :
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
a, LẬP DÀN Ý CHI TIẾT
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.
* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...
- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tinh thần đoàn kết trong công tác chống dịch covid 19
viết đoạn văn tử 5 đến 7 câu nói về sức mạnh, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong phòng chống dịch covid - 19