Những câu hỏi liên quan
Đào Thị Hạnh
Xem chi tiết
Cao Đặng Thái Châu
7 tháng 6 2018 lúc 8:45

mik trả lời là:

Mùa hè là cái mùa vui vẻ nhất trong năm vì nó là cái khoảng thời gian tươi đẹp giúp chúng ta tạo nên một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ ta.

Chúc bn hc tốt

Bình luận (0)
Thu Phương
7 tháng 6 2018 lúc 9:22

Bài 1:                                       Bài làm:

Hôm nay, khi đi học về, em cất vội cặp sách lên bàn rồi ngồi ngay vào bàn để đọc truyện. Đang đọc thì bỗng nhiên em nghe thấy tiếng nói chuyện rôm rả ở phía bên tủ sách. Tò mò em lén lút đến chỗ cái kệ sách. Hóa ra chị dấu phẩy, bác dấu chấm than, anh dấu chấm hỏi , em dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. Em đã ghi lại đoạn hội thoại đó. Bây giờ em sẽ ghi lại đoạn hội thoại cho mọi người cùng nghe.

Cả nhóm đang trò chuyện, bàn luận với nhau thì bỗng nhiên người nhỏ nhất trong nhóm, em dấu hai chấm lên tiếng:" Em thấy mình là người quan trọng nhất, vì không có em thì trong các bài văn, câu truyện sẽ không có lời nói của nhân vật, không có em thì câu truyện sẽ trở nên nhàm chán, không chỉ có thế, em còn có thể báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp, chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Anh dấu chấm hỏi không tin, nói:"Nực cười, em à, nếu như không có em thì những bài văn, câu truyện sẽ không bao giờ hay, về những việc khác em có thể làm thì anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu em không có anh, thì trong những câu hỏi của nhân vật sẽ không ai biết được, ngoài ra, anh có thể dùng để kết thúc câu nghi vấn, em có làm được không?". Chị dấu phẩy xưa nay vốn nhút nhát, rụt rè, ấy vậy mà trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chị ta cũng lên tiếng: " Còn chị thì sao? đừng quên rằng chị cũng không phải là một dấu câu vô dụng, chị có thể : Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ngăn cách các vế của một câu ghép, các em có thể làm những việc ấy không?" Cả ba người tranh cãi về  về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. In lặng một lúc lâu, bác dấu chấm than vuốt râu rồi lên tiếng: " Bác cũng quan trọng, bác có thể dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu. Ngoài ra bác còn có tác dụng thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối, dùng để khẳng định điều mình đang nói, đấy, các cháu thấy không, ai ai cũng có những công dụng riêng, ý nghĩa riêng của mình trong cuộc sống viết văn đúng không? Đừng khinh thường mọi người nhé! " Các dấu chấm câu đồng loạt lên tiếng: "Vâng ạ!". Cuộc trò chuyện kết thúc, tất cả các dấu câu đều ra về và hiểu được rằng ai ai cũng có ý nghĩa, vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn đừng nên ganh đua, đố kị. 

Sau khi nghe xong cuộc họp này, em đã hiểu được rằng: "Tất cả những ý nghĩa và cuộc trò chuyện của các dấu câu cho thấy rằng chúng ta phải hiểu hết được ý nghĩa của các dấu câu, tránh dùng các dấu câu đặt sai chỗ đó là một điều cơ bản trong tiếng việt mà chúng tac cần nắm bắt được".

Bài  2:                                                Bài làm:


Trưa mùa hè, không êm nhẹ như mùa xuân , không rót mật lên thơ như mùa thu ,không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em vẫn yêu nó nhất vì những buổi trưa hè giúp em hiểu ra rằng phải biết quý trọng từng miếng cơm, hạt gạo vì vào những buổi trưa mùa hè oi bức thì các bác nông dân vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc trên cánh đồng để có thể làm ra từng hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày, chúng ta không được lãng phí hạt gạo, dù chỉ là một hạt. Việc làm này cho thấy sự vất vả của người nông dân và cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn đối với những người đã làm ra những hạt gạo để chúng ta ăn mỗi ngày.

P/S: Mình không hề chép mạng hay nhìn sách giải nha

Bình luận (0)
Đào Thị Hạnh
15 tháng 8 2018 lúc 20:31

                                             VIẾT VĂN.

Đề bài : Em hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê em,trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt và một câu ghép (có thể viết nhiều hơn theo yêu cầu)    TUỲ BẠN !!!!

LÀM HỘ MK NHA!! AI NHANH MK K 11

Bình luận (0)
lk124
Xem chi tiết
Bảo Trâm
10 tháng 2 2022 lúc 20:31

câu hỏi tu từ

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 23:05

Tham khảo!

Hình ảnh người mẹ xuất hiện   lần trong bài thơ:

- Mở đầu bài thơ, mẹ xuất hiện với hình ảnh đang làm lụng vất vả, tần tảo sớm hôm nuôi con

- Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con

- Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ lại hiện lên với mái tóc khô sơ, mẹ đã già đi vì năm tháng.

=>  Người con suy nghĩ, kí ức của người con luôn chất chứa những hình ảnh của mẹ. Đây có lẽ là phần tình mẫu tử thiêng liêng mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Luân
Xem chi tiết
Minh Tâm Lê
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
29 tháng 12 2020 lúc 19:21

b) “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”:- Với cách hiểu như trên thì thấy tình quê hương đất nước có ý nghĩa to lớn trong nhân cách một con người.- Đối với tuổi trẻ, hai câu thơ cảnh tỉnh những kẻ không nhớ quê hương, cội nguồn và nhấn mạnh phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương như đã nêu. Không nên chỉ chăm lo bồi dưỡng trí tuệ, sức khỏe, vật chất,...(Có thể nêu dẫn chứng về số phận của những kẻ phản bội quê hương, đất nước).

Bình luận (2)
Dream Lily
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
20 tháng 3 2022 lúc 18:58

C1:

tác dụng: giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

C2:

Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

C3:

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe.

C4: trong bài có 2 biện pháp tu từ một cái nói trên rồi giờ nói 1 cái nữa nha.

 biện pháp tu từ : Điệp ngữ “ Không có”

tác dụng :

nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, ác liệt của chiến tranh khiến chiếc xe đều bị thương tích lần lượt từng bộ phận của chiếc xe đã bị bom đạn phá hủy , rơi lại đâu đó trên con đường ra trận  hoặc bị biến dạng do những va đập dữ dội sau trận chiên: Không chỉ có những tấm kính mà đèn xe, mui xe, thùng xe cũng bị thương vì bom đạn.

Bình luận (0)
ARMY and LEGGO
Xem chi tiết
hoàng hà my
4 tháng 4 2018 lúc 20:08

Khuyên chúng ta là làm j cũng phải cẩn thận.

Mk ko biết đúng hay sai đâu.

Bình luận (0)
Huong Dang
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 6 2020 lúc 7:49

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.

Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.

“Lặng yên bên bếp lửa”

Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.

“Đốt lửa cho anh nằm”

Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.

“Bác nhìn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.

Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.

Nguồn: Myaloha

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
lan huong nguyen
1 tháng 4 2021 lúc 19:21

Nguyễn Thị Vân hay quá

à mà sao có chữ quản lí ý nhỉ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Kim Anh
1 tháng 4 2021 lúc 21:35

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.

Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.

“Lặng yên bên bếp lửa”

Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.

“Đốt lửa cho anh nằm”

Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.

“Bác nhìn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.

Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
soumainuzuki
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 9 2021 lúc 7:08

Khổ thơ cuối:

      "Trăng cứ tròn vành vạnh

        kể chi người vô tình

        ánh trăng im phăng phắc

        đủ cho ta giật mình."

Tham khảo:

Ánh trăng đã đi vào thơ với muôn ngàn ca từ mĩ lệ, đã chiếm trọn lòng yêu thương của biết bao thi sĩ. Đến với đề tài quen thuộc – ánh trăng, nhưng Nguyễn Duy đã thể hiện được tính triết lí và chiều sâu suy ngẫm quan bài thơ của mình, đặc biệt ở khổ thơ cuối bài:

"Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình."

Từ những ngày thơ bé sống giữa đồng quê, trăng đã người bạn tâm tình với nhà thơ. Ánh sáng ấy theo chân người chiến sĩ trong cả những trận chiến đấu gian khổ. Giữa rừng hoang nước lạnh, ánh trăng chiếu rọi làm ấm lòng người ra trận, vầng trăng gắn bó với biết bao nghĩa tình. Vậy mà khi cuộc sống đủ đầy, nơi thành thị ngập tràn màu sắc của những ánh sáng điện lưới, vánh trăng bỗng trở nên nhạt nhòa trong tâm trí người xưa. Để rồi khi ánh điện vụt tắt. ta mới ngước nhìn lại cố nhân, vẫn âm thầm tỏa ánh sáng chan hòa trên bầu trời cao rộng. Cuộc hội ngộ trong hoàn cảnh bất ngờ như thế, đã khiến nhà thơ không khỏi bồi hồi, xúc động để rồi tự vấn lòng mình. Thế nhưng vầng trăng vẫn “cứ tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”. Tác giả đã sử dụng hai từ láy để diễn tả tâm trạng của “cố nhân”. Trăng vẫn tròn đầy, trọn vẹn nghĩa tình thủy chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên. Dù thời gian có trôi qua, tình cảm đó chẳng chút hư hao. Phải chăng ánh trăng đang trách móc hay giữ sự tĩnh lặng để người đứng đó tự vấn lương tâm? (thành phần tình thái: phải chăng)

Để rồi, người đứng nhìn phải “giật mình”, đó là phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình  bạc bẽo. Sự nông nổi trong cách sống của mình.  Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người. Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.  

Cái giật mình của Nguyễn Duy thật đáng trân trọng, đó là cái giật mình khi tác giả tự ý thức được về sự vô tâm của chính mình. (câu bị động: được) Tự hỏi trong chúng ta, ai dám chắc rằng mình chưa bao giờ lãng quên những điều mà chúng ta cho là trân quý nhất và khi nhận ra sự lãng quên đó, có ai dám nhận lỗi với chính mình. Câu thơ của nhà thơ ngắn ngủi mà có sức lay động lòng người, nhắc nhở mỗi người phải sống có nghĩa tình với quá khứ, uống nước phải nhớ nguồn.

 

Bình luận (0)