Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyên Nguyễn Hồ Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Nam 8A3
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 10 2021 lúc 9:55

Tham khảo:

Ngày nay xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cuốn theo nhiều sự thay đổi. Từ nhịp sống bề bộn, bon chen cho đến những truyền thống, đạo lý làm người cũng đang bị xoay vần. Trong xã hội ấy con người dường như đã trở nên thờ ơ, ít quan tâm với cuộc sống của người khác, để "mạnh ai nấy lo", "phải ai tai nấy". Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối bởi vậy bên cạnh đó cũng có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đang lắng mình để nhìn quanh, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình, để phát huy những truyền thống tốt đẹp mà xưa nay cha ông ta vẫn luôn gìn giữ.

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Đã là con người nếu sống không có tình thương thì chẳng khác gì loài vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Người đời cũng có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Khi làm người phải có qua có lại, tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước, nhưng cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.

Từ thuở khai thiên lập địa, khi con người còn sống trong cảnh phó thác số phận của mình cho thiên nhiên. Khi hai chữ "văn minh" chưa được định thành hình thù rõ nét trong trí óc của con người thì cha ông ta đã biết đến hai chữ "tình người", đã biết đến cái "nghĩa vụ" của người đối với người, để từ đó luôn nhắc nhở nhau: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng", hay "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Vậy thì tại sao chúng ta những lớp con cháu đi sau, đã và đang sống trong thời kì mà "văn minh" đang nở rộ, bao nhiêu thuyết lí đẹp đẽ ra đời không cố gắng phát huy những nét đẹp của ông cha?

Dù đang phát triển nhưng "đất nước ta vẫn đang còn nghèo, dân ta còn đói khổ, đồng bào ta không phải ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bên cạnh những tòa cao ốc, những ngôi biệt thự đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi thì những ngôi nhà ổ chuột, lụp xụp với những tấm áo vá rách. Hay những bữa cơm đạm bạc, với những đứa trẻ nghèo mới năm, bảy tuổi đã phải nghỉ học để đi làm kiếm miếng ăn, vẫn còn đó đây trên đường phố. Cuộc sống của không ít đồng bào ta đang còn chìm ngập trong cảnh bần hàn, đang cần đến những con tim biết yêu thương, biết đồng cảm và sẻ chia.

Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Nếu muốn nói cho rõ, cho rạch ròi thì rất khó bởi nó xuất phát từ trái tim con người. Nhưng làm sao có thể hiểu được nhịp đập của từng trái tim, cho nên mọi cách hiểu về nó chỉ mang tính khái quát mà thôi. Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Đồng cảm đi từ con tim đến mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia, sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kỵ, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một "đất nước" nhưng chúng có chung một "biên giới" đó là thắp lên những nét chung của hai nét đẹp truyền thống ấy. Đó là đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, đồng thời làm cho giá trị bạn trong mắt mọi người càng cao hơn nữa. Nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn.

Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt, xô đẩy của dòng đời, của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra con người với những cảnh đời khác nhau, có kẻ giàu người nghèo. Và những con người chân chính luôn muốn lấp đầy rút ngắn cái khoảng cách giàu nghèo ấy bằng tình thương lòng nhiệt tình. Trên thực tế, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã được "thực hành" và đem lại nhiều kết quả không nhỏ.

Từ lâu tinh thần đồng cảm và sẻ chia đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam nhân ái, nồng hậu. Đến ngày nay, điều đó vẫn luôn thường trực trong nếp sống của người Việt. Lúc trước, dân ta còn trong cảnh thiếu cơm, thiếu gạo thậm chí chết vì đói vậy mà họ vẫn còn san sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối, "tối lửa tắt đèn có nhau", sống cùng sống chết cùng chết. Ngày nay nét đẹp ấy vẫn còn được bảo tồn và phát huy, nhiều ngôi nhà tình nghĩa được mọc lên, nhiều trường học dành riêng cho trẻ em khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn học tập và phát triển.

Xoáy theo vòng quay của sự phát triển công nghiệp, môi trường ngày càng bị tàn phá và hủy diệt. Con người lâm vào cảnh khốn cùng không chỉ vì thiếu cái ăn, cái mặc mà còn bị sự "trả thù" của thiên nhiên, chịu những cơn giận dữ của đất trời. Nước ta, dù đang bước đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng phần lớn nhân dân ta đang sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một đầm cá, một ao tôm trị giá hàng chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ khiến cho một ông chủ trở thành một con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh cũng đủ làm cho nhiều gia đình rơi vào cảnh màn trời chiếu đất. Không dừng ở thế, đôi khi những trận "trả thù" của thiên nhiên còn ảnh hưởng đến cả một vùng lớn. Ví dụ như vào năm 2006, khi cơn bão Chanchu đi qua miền Trung đã khiến người dân ở đây phải khốn đốn, chịu nhiều thiệt hại về người và của nhưng bù lại họ được người dân trong nước quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ; giúp họ về tiền của, lương thực, đồng thời giúp họ tìm xác của những nạn nhân. Hay trong vụ sập cầu Cần Thơ vào năm 2007 đã khiến nhiều gia đình phải điêu đứng trước sự ra đi đột ngột của những người thân họ. Nhưng họ cũng như những người dân miền Trung, dù đớn đau, chua xót nhưng không đến nỗi phải chịu cảnh cô đơn, lẻ loi gánh chịu mọi khổ đau một mình mà cạnh họ hàng ngàn con tim của cả nước cũng đã cùng cất tiếng khóc thương và ra tay đóng góp, cứu trợ cho người nhà nạn nhân. Dù tiền và vật phẩm không mang những người ra đi trở về nhưng nó phần nào đã xoa dịu nỗi đau trong lòng người còn sống cũng như giúp họ vượt qua được cơn hoạn nạn, khó khăn, ít nhất là ngay lúc đó khi mà người thân của họ ra đi vĩnh viễn.

Để thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một tổ chức chính trị có vai trò tập hợp, tăng cường khối đoàn kết toàn dân cũng đã đứng ra phát động và thành lập quỹ "Vì người nghèo" để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bức bách, đời sống cơ cực vượt lên số phận để sống một cuộc đời như những người bình thường khác, thậm chí đã vực dậy không biết bao nhiêu cảnh đời đen bạc mà chính họ cũng cảm thấy gần như mọi thứ đã quay lưng lại với cuộc đời họ. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ những em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những người Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, rũ bỏ cuộc sống cơ hàn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi hơn, đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước.

Nguyễn Nhật Nam 8A3
3 tháng 10 2021 lúc 9:56

Giúp Mình Vói Plzz:((

 

ng thị linh na
Xem chi tiết
Quang Ngô
Xem chi tiết
Trần Mạnh
12 tháng 12 2020 lúc 21:00

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,với nhân vật chính là ông Hai,một lão nông hiền lành,yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Ông Hai là một nhân vật độc đáo mang nhiều đặc điếm chung tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp nhưng đồng thời cũng mang những đặc điểm tính cách rất riêng, rất thú vị. Ông đã trở thành linh hồn của Làng và thể hiện trọn vẹn tư tưởng của nhà văn và tác phẩm

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu.

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đất nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.

Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to… Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.

 

Minh Nhân
12 tháng 12 2020 lúc 21:19

1.  Mở bài:

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. - Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

2. Thân bài:

_Luận điểm 1: tình yêu làng + Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình - Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá " + Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. - Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:"Hà, nắng gớm, về nào... " rồi cúi mặt mà đi. - Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc. - Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc. - Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính - Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. _Luận điểm 2: tình yêu nước: - Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. - "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).

3. Kết bài

-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Tiên Tiên
Xem chi tiết
Lưu Phương  Thảo
Xem chi tiết
Selina Moon
6 tháng 3 2016 lúc 21:52

 Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ. Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý. Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từngnếp nhà, thửa ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang haàg xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần”- lăng mộ- của viên tổng đốc người làng, mặc dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cươờghào phong kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng chợ Dầu của ông đẹp nhất nhfi thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên , hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày,từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó

thuần phác và trong sáng biết bao. Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” . Trước hết là sự xót xa của ông về làng mình , sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình . Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó . Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện , tự hào. Vaỵa mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm . Từ lau ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì làng mà bro nước, bỏ kháng chiến. Giưũa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo connhớ câu”nàh ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giưũa quê hương và tổ quốc. Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sangmột bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt. Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi ngeh tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không pảhi dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc. niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật,bô bô” kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ dầu kháng chiến của mình

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình. Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương- Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trongtình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà vănhọc thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy

 

Lưu Trần
Xem chi tiết
Thanh Nguyễn
21 tháng 2 2023 lúc 7:57

em chưa xem tác phẩm văn nghệ nào ok nha

iamloann
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
5 tháng 12 2023 lúc 20:11

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm nghị luận xuất sắc đã làm rõ được vốn hiểu biết phong phú và tình cảm gắn bó của Đoàn Giỏi với con người, thiên nhiên nơi miền Cửu Long Giang rộng lớn. Hệ thống lý lẽ và dẫn chứng mạch lạc, sắc nét đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của tác phẩm Đất rừng phương Nam đồng thời cho thấy tài năng kể và tả kiệt xuất của tác giả Đoàn Giỏi. “Thiên nhiên và con người trong Đất rừng phương Nam” quả là một bài nghị luận sâu sắc có nhiều điểm em cần phải học hỏi.

Hồ Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết