So sánh sự khác nhau cơ bản của 3 miền thủy văn và nêu ảnh hưởng chủ yếu của nó đến khu vực đồng bằng ở mỗi miền
Nam Á có mấy miền đại hình ?Các miền đại hình có ảnh hưởng gì đến sự phân bố dân cư không đều của khu vực
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
A. Vĩ độ
B. Gió mùa
C. Địa hình
D. Vị trí gần hay xa biển
Đáp án: C. Địa hình
Giải thích: (trang 144 SGK Địa lí 8).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và kiến thức đã học, hãy:
a) So sánh sự khác nhau về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long
b) Giải thích vì sao khu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP?
a) So sánh sự khác nhau trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
-Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản: Đông Nam Bộ khu tỉ trọng nhỏ nhất (6,2%) và nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (42,8%)
-Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng: Đông Nam Bộ tỉ trọng lớn nhất (65,1%), lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long (24,2%)
-Tỉ trọng dịch vụ: Đông Nam Bộ nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long (28,7% so với 33,0%)
-Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là công nghiệp - xây dựng; còn ở Đồng bằng sông Cửu Long là nông - lâm - thủy sản
b) hu vực nông - lâm - thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
*Điều kiện tự nhiên
-Có vùng biển rộng, giàu tiềm năng; biển ấm tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển; có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan); lại ít khi có bão xảy ra, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động khai thác hải sản
-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản
-Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp
-Có diện tích rừng ngập mặn lớn, ngoài ra còn có rừng tràm
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và năng động trong cơ chế thị trường
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến nông - lâm - thủy sản khá phát triển
-Chính sách khuyến khích phát triển nông - lâm - thuỷ sản
-Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong và ngoài nước)
Câu 1: Địa hình châu Á ảnh hưởng đến việc hình thành khì hậu châu lục như thế nào?
Câu 2: Vì sao dân cư Nam Á tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và khu vực có mưa lớn?
Câu 3: Những thuậ lợi và khò khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á
Câu 1.
Địa hình châu Á rất phức tạp, nhiều sơn nguyên và núi cao ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, làm cho phía ven biển châu Á có khí hậu ẩm,mưa nhiều, vào sâu trong lục địa mưa ít dần và khí hậu khô hơn.
Câu 2.
Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng và khu vực mưa lớn vì ở đó, khí hậu tự nhiên tốt hơn, giao thông thuận tiện, nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
so sánh sự khác nhau giữa miền thủy văn bác bộ và nam bộ
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của địa hình, khí hậu Bắc Phi..
Câu 2: Nền kinh tế ở Bắc Phi chủ yếu dựa vào hoạt động gì? Kể tên các hoạt động
kinh tế chính ở Bắc Phi.
Câu 3: So sánh sự khác biệt giữa các yếu tố tự nhiên ở Trung Phi với Bắc Phi.
Câu 4: Nêu đặc điểm thành phần dân cư, tôn giáo Trung Phi. Kể tên các hoạt động
kinh tế chính của Trung Phi? Sự phân bố các ngành kinh tế.
Câu 5: So sánh Nam Phi với Bắc phi và Trung Phi. Từ đó rút ra nhận xét đặc điểm
nổi bật.
Câu 6: Cùng là khu vực nhiệt đới nhưng vì sao khí hậu ở Nam Phi dịu, mát hơn so
với Bắc Phi.
Câu 7: So sánh tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản ở Trung Phi với Nam Phi. Rút
ra nhận xét.
Câu 8: So sánh sự khác nhau về hình dạng, diện tích giới hạn giữa châu Mĩ với
châu Phi?
Câu 9: Kể tên cá luồng nhập cư vào châu Mĩ.
Câu 10: So sánh đặc điểm khác biệt giữa miền đ.b Trung tâm với miền núi Cooc-
die.
Câu 11: Giải thích tại sao lại có sự phân hóa khí hậu giữa phía đông và tây kinh
tuyến 100 độ
Câu 1. Biên độ nhiệt miền Nam thấp hơn miền Bắc chủ yếu do
A. nền nhiệt độ ở miền Nam thấp hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.
B. sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất nhỏ.
C. miền Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới.
D. địa hình miền Bắc chủ yếu là đồi núi cao, hướng các dãy núi phức tạp.
Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc-Nam?
A. Nguyên nhân phân hóa Bắc-Nam là do khí hậu phân hóa theo vĩ độ.
B. Nền nhiệt độ ở miền Nam thường cao hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.
C. Ở miền Bắc, vào mùa hạ trời nhiều mây, nắng ấm, nhiều cây rụng lá.
D. Ở miền Nam, nhất là Tây Nguyên hình thành rừng thưa nhiệt đới khô.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Đông-Tây?
A. Nguyên nhân phân hóa Đông-Tây là do khí hậu phân hóa theo kinh độ.
B. Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ có thềm lục địa rộng, nông.
C. Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, thiên nhiên bớt khắc nghiệt.
D. Độ nông-sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng.
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về tự nhiên đối với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Tập trung dầu khí trữ lượng lớn.
B. Ven biển có rừng ngập mặn phát triển.
C. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu.
D. Tính không ổn định của thời tiết là trở ngại lớn của miền.
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.
B. Khí hậu phân hóa theo độ cao của địa hình và áp thấp Bắc Bộ.
C. Đất đai phân hóa theo đai cao và ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 6. Đâu không phải là một trong những đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ nước ta?
A. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ ba đai cao.
B. Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
C. Có dải đồng bằng mở rộng, khá màu mỡ nằm ở trung tâm.
D. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc-đông nam.
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc đến muộn và kết thúc sớm.
B. Rừng còn tương đối nhiều chỉ sau Tây Nguyên.
C. Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, vũng vịnh.
D. Gió mùa Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là một trong những đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta?
A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
B. Có đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ, nhỏ hẹp ở ven biển Nam Trung Bộ.
C. Sự tương phản về khí hậu giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam rõ nét.
D. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
3. Nam Á có mấy miền địa hình, các miền địa hình đó có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư không đồng đều của khu vực?