Hãy viết một đoạn văn nghị luận nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bài 1: Bài nào vậy bn??
Bài 2: BÀI LÀM
"Lòng yêu nước"là tình cảm yêu thương chân thành, sâu sắc dành cho quê hương, Tổ Quốc. Đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao cả của mỗi con người, không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cả những lời nói thiết thực. Lịch sử đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta qua các giai đoạn đất nước bị các thế lực bên ngoài xâm lược. Hơn 1000 năm bị phong kiến phương Băc đô hộ, tiếp sau đó là những cuộc chiến tranh xâm lược quân Nguyên Mông, rồi đến hai quốc gia hùng mạnh nhất là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đều tham vọng xâm chiếm đất nước ta. Và kết quả ra sao?Cuộc chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, quân đội nhà Trần hùng mạnhđã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông và rồi một chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Gio-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Và cả trận "Điện Biên Phủ trên không", Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới bắn rơi được chiếc máy bay B52 mà không chỉ có một mà là 68 cái và cùng bao nhieeuc hiếc máy bay khác của Mĩ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, dây chính là tiền đề để Mĩ kí hiệp định Paris.
Tình yêu nước là như vậy đó. Đôi lúc rất bình dị, giản đơn nhưng nhiều khi nó"kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn". Chẳng phải nói gì nhiều bởi trong con tim mỗi chúng ta đều cùng chung một nhịp đập, đều tự hào mỗi khi nhắc đến hai tiếng"Việt Nam", đều khát khao cống hiến khi nghe giai điệu hào hùng của bài" Tiến Quân Ca" và đôi mắt đều nhỏ lệ khi nhớ về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập và tự do của dân tộc.
Chúc các bn học giỏi để giúp nhiều lợi ích cho đất nước nhá!
YÊU MỌI NGƯỜI
viết 1 đoạn văn nghị luận liên quan đến văn bản nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
tham khảo
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
Vận dụng văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " hãy viết 1 bài văn nghị luận về lòng nhân ái
Vì sao nói văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" thuộc kiểu văn bản nghị luận - xã hội?
Vì:
+ Bố cục chặt chẽ, mạch lạc
+ Lí lẽ, dẫn chứng sinh động, chọn lọc, cụ thê, giàu sức thuyết phục.
Bố cục văn bản:
- Phần 1 ( từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta được minh chứng xuyên suốt quá khứ.
- Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại của dân tộc ta.
- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân.
Bố cục chặt chẽ, gồm 3 phần.
Luận cứ, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.
Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực, sinh động.
Dựa vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nói về biểu hiện của lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp trong đoạn văn sử dụng câu đặc biệt
từ văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta , em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của e về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay
Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ”đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.
Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.
Nguồn: Google
Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
câu 1:
Tìm và phân tích những câu văn nghi luận có sử dung hình ảnh so sánh trong văn bản" Tih thần yêu yêu nước của nhân dân ta " - Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"( Hồ Chí Minh) nghị luận về vấn đề gì? Chép lại câu văn giữ vai trò chủ đạo thâu tóm nọi dung nghị luận đó và nhận xét về cách viết của tác giả.
Câu 1:
Tìm và phân tích những câu văn nghi luận có sử dun hình ảnh so sánh trong văn bản"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh
Câu 2:
Văn bản " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " ( Hồ Chí Minh) nghị luận về vấn đề gì? Chép lại câu văn giữ vai trò chủ đạo thâu tóm nội dung nghị luận đó và nhận xét về cách viết của tác giả.