Những câu hỏi liên quan
Thảo nguyên Ngô
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Moon
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
11 tháng 4 2022 lúc 23:40

Tham khảo:

Cùng với Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan là ba gương mặt nhà thơ nữ nổi tiếng nhất thế kỉ XVIII, nếu như thơ của Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo, cá tính thì thơ của Đoàn Thị Điểm lại nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết khi viết về quá khứ huy hoàng đã qua, khi nói về nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Bài thơ Qua đèo ngang là tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan.Bà Huyện Thanh Quan hay viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc xế chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như bức tranh thủy mặc, chấm phá, diễn tả bằng nghệ thuật ước lệ. tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son của một thời đã qua."Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa"

à ta đã nhận ngay ra một nỗi buồn xa vắng. Câu thơ xuất hiện cụm từ bóng xế tà và sự hiện diện của điệp từ chen cùng cách gieo vần lưng lá, đá đã tạo nên sự cô đơn, tĩnh mịch. Từ tà như diễn tả một khái niệm sắp tàn lụa, biến mất. Yếu tố thời gian làm cho câu thơ thêm phần buồn bã. Ca dao cũng đã có câu:

 

Vẳng nghe chim vịt kêu chiềuBâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Thế mới biết, những tình cảm cao quý của mỗi người dường như gặp nhau ở một điểm. Đó chính là thời gian. Mà quãng thời gian thích hợp nhất để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải chính là lúc chiều về. Ở bài thơ Qua đèo Ngang, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật ở Hoành Sơn.

 

Cảnh vật đã buồn lại trống vắng hơn bởi điệp từ chen ở câu thứ hai. Nó làm cho người đọc thơ bỗng cảm nhận được sự hoang vắng của đèo Ngang lúc chiều tà, bóng xế mặc dù nơi đây rất đẹp: có cỏ cây, đá, lá, hoa. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt để tìm kiếm một chút gì gọi là sự sống linh động. Và kìa, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhà

 

Câu thơ gợi cho tả hình dung trong ánh hoàng hôn lạnh lẽo, mấy người tiều phu đang đốn củi, mấy quán chợ xiêu xiêu trong gió. Đảo ngữ đưa hai từ láy lom khom, lác đác lên đầu câu đã được tác giả sử dụng như nhấn mạnh thêm sự u hoài ở đây. Nhà thơ đi tìm một sự sống nhưng sự sống đó lại làm cho cảnh vật héo hắt, buồn bã hơn, xa vắng hơn.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ. Bởi đây chính là thời điểm những người thân trong gia đình đều trở về cùng sum họp dưới mái ấm gia đình. Bởi vậy mà trong không gian chiều tà, tại đèo ngang vắng lặng, hoang sơ, nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan hướng nỗi nhớ của mình đến gia đình, đến quê hương. Đây là tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.Cảnh đèo ngang hiện lên với trời, non, nước đã gợi ra không gian mênh mông, bao la bát ngát mà xa lạ:"Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"Trước không gian mênh mông của đất trời, của thiên nhiên,con người thường cảm nhận được sự rộng lớn, rợn ngợp mà thấu hiểu sâu sắc nỗi cô đơn, sự nhỏ bé của mình. Bà Huyện Thanh Quan cũng vậy, xa quê đi thực hiện nhiệm vụ không tránh khỏi những nỗi cô đơn nơi đất khách quê người. "Dừng chân" gợi ra sự nghỉ ngơi của đôi chân, nhưng lại mở ra sự vận động đầy da diết trong tâm hồn của người thi sĩ, đó chính là nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Trong không gian mênh mông, rợn ngợp lại chỉ có một mình nên Bà Huyện Thanh Quan cũng không thể dãi bày tâm sự với ai mà chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình "Một mảnh tình riêng ta với ta".Như vậy, bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan nổi bật lên với cảm xúc u buồn cùng nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết của nhân vật trữ tình. Nỗi nhớ ấy không chỉ thể hiện tấm lòng yêu thương, tình yêu chân thành đối với quê hương đất nước mà còn thể hiện được tình cảnh lẻ loi, đơn độc của nhân vật này trong không gian hoang vắng, rợn ngợp của đất trời.

Bình luận (0)
Phạm Linh
Xem chi tiết
Phan Trần Ái Nhi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 1 2023 lúc 14:41

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh

Mẫu: Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng - xơ từng nói: "Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người". Và những câu thơ trong "Quê hương" của nhà văn Tế Hanh đã làm cho em gặp được một tâm hồn người.

Thân bài:

- Nội dung bài thơ ?

- Phân tích:

+ Khổ 1:

-> Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu ngay quê hương của mình: 

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

--> Làm người đọc biết được quê hương của tác giả, đó là ở cạnh biển và người dân ở đây làm nghề đánh bắt thủy sản.

---> BPTT nhân hóa (nước bao vây): thể hiện lên sự sinh động của những thứ gắn liền với tuổi thơ tác giả, làm cho câu thơ trở nên gợi hình và tất nhiên qua đó ta thấy được một tâm hồn yêu thương của tác giả.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

---> Đề cập đến thời gian, miêu tả lên một khung cảnh đẹp rực rỡ từ tâm hồn nghệ thuật yêu cái đẹp của chính tác giả. 

---> Sau đó dẫn đến một hoạt cảnh đẹp đẽ: dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

=> Ta thấy được cái tài dùng từ của một nhà thơ, Người dùng từ "bơi" vừa gần gũi với biển, vừa gần gũi với hoạt động của chiếc thuyền.

+ Khổ 2:

-> Tác giả bắt đầu miêu tả chi tiết chiếc thuyền như sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

--> Hình ảnh chiếc thuyền được tả rõ ràng hơn cho thấy sự nhung nhớ cực độ của tác giả dành cho quê hương, bởi phải nhớ đến mức nào thì con người mới có thể tả lại như đang nhìn chứ.

---> BPTT: so sánh làm cho câu thơ càng thêm giàu tính gợi hình hơn. Thêm vào đó, sự nhân hóa xen kẽ "hăng" càng tô đậm hơn một tinh thần mạnh mẽ của vật "thuyền, của người dân.

---> BPTT: nhân hóa được thể hiện rõ hơn qua "phăng mái chèo mạnh mẽ" càng đưa ra nhiều những tính cách về chiếc thuyền, từ vật nói đến con người.

=> Cảm xúc mãnh liệt của tác giả được đặt vào hình ảnh chiếc thuyền, nó mạnh mẽ như ngư dân nơi đây.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

--> Dường như để làm chi tiết hơn sức mạnh của chiếc thuyền, tác giả còn miêu tả thêm: cánh buồm trương ra. 

---> BPTT: so sánh (cánh buồm to như mảnh hồn làng) làm cho ta hình dung đến một hoạt cảnh đẹp đẽ, hơn thế còn ẩn dụ đến linh hồn/ nền kinh tế chính của làng đem về những miếng ăn, hơi sống cho làng.

---> Để thể hiện tài thơ của mình, tác giả cho vào thêm bptt nhân hóa làm rõ sự căng phồng của cánh buồm (rướn thân trắng bao la thâu góp gió)

+ Khổ 3:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

--> Những cảnh sinh động trong tâm hồn tác giả lại trở về, người nhớ rõ: khi mọi người đánh cá trở về, bến đỗ ồn ào và khắp dân tấp nập đón mọi người.

--> Tác giả thay cảm xúc, thay nỗi nhớ của mình viết xuống lời cảm ơn dành cho thiên nhiên: trờ, biển cả.

---> Người tiếp tục tả thêm bởi hình ảnh đấy thân thuộc, người nhớ rõ: những chú cá bạc tươi ngon đẹp đẽ.

+ Khổ 4:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
--> Sau khi nhớ lại hoạt cảnh mọi người trở về, tác giả nối tiếp làn gió tâm hồn mình đưa vào cái đẹp của người dân lao động:

---> Người tả thân hình: làn da ngăm, thân hình nồng thở (tức vừa mạnh mẽ, vừa có mùi biển)

---> BPTT: nhân hóa được đưa ra (thuyền im bến mệt mỏi về nằm, nghe..) làm cho chiếc thuyền càng thêm gợi hình động, gợi cảm xúc cho người đọc một luồng cảm giác như thể chiếc thuyền là người bạn thân thuộc nhất.

+ Khổ 5:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

-> Sau khi nói ra hết những tâm hồn tương nhớ vấn vương về quê hương, tác giả trở về cảm xúc của bản thân và nói ra những lời chân thực hơn bao giờ. 

--> Tác giả nhớ rõ, và để thể hiện thì bptt liệt kê được sử dụng: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi. Phải nhung nhớ, phải có một tâm hồn yêu thương quê hương đến chừng nào thì người mới tả được như thế.

--> Sau cùng, một lời chân thành tận đáy lòng được Người phát ra: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

---> Tình cảm của một người con nhớ quê được thể hiện qua từng câu thơ tưởng chừng như biết nói.

Kết bài:

- Tổng kết.

Mẫu: Khép lại, bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã cho em nhìn nhận được một tâm hồn da diết với nỗi nhớ quê rất chân thực.

Bình luận (0)
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
♪SnowMan♪🍀
17 tháng 1 2021 lúc 21:54

chỉ có thể thả tim chia buồn cho bạn tui bó tay -_-

Bình luận (0)
Phong Thần
18 tháng 1 2021 lúc 13:52

Bình luận (0)
:)))
Xem chi tiết
:)))
19 tháng 3 2021 lúc 22:25

CỨU:((((((((( chỉ cần chỉ cho mình ba luận điểm cần chứng minh cx đc:((((((

Bình luận (0)
Uyên trần
19 tháng 3 2021 lúc 22:36

tham khảo nhé !

Bài làm

Nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo đã từng nói rằng đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Quả thật đúng như vậy, qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, ta đã gặp gỡ tâm hồn trân trọng tình bạn cao quý của ông. Với giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, bài thơ "Bạn đến chơi nhà" đã ca ngợi một tình bạn chân thành, thắm thiết giữa nhà thơ và bạn. Điều đó được thể hiện ngay từ giây phút đầu tiên đón bạn. Câu thơ đầu tiên: "Đã bấy lâu nay, bác tới nhà" như một tiếng reo vui, hồ hởi, một lời chào đón thân mật của nhà thơ khi bạn quý lâu ngày tới chơi nhà, cách xưng hô "tôi - bác" thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng của tác giả. Ngay sau lời cháo đón, nhà thơ nghĩ đến việc mua những món ăn ngon về đãi bạn nhưng "Trẻ thời đi vắng", không ai để nhờ vả, sai khiến; "chợ thời xa" không thể ù một cái chạy ngay ra được. Không thể đi chợ, nhà thơ nghĩ đến việc tiếp đãi bạn bằng món gà, món cá - những món ăn ngon và không kém phần trang trong. Nhưng, cá thì "ao sâu nước cả", gà thì "vườn rộng rào thưa" không thể đánh bắt. Món ngon không có, Nguyễn Khuyến định tiếp đãi bạn bằng những món rau, dưa có sẵn trong vườn. Nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ cái gì cũng có: cải, cả, bầu, mướp nhưng chỉ ở dạng tiềm ẩn, tức chưa thể sử dụng ngay được. Tình huống "không - có" được sử dụng ngày càng tăng tiến kết hợp với các phó từ: chửa, mới, vừa, đang và phép liệt kê giúp ta hiểu đằng sau lời phân bua ấy là nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Cuối cùng, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt, Nguyễn Khuyến đã đặt tình bạn vào một tình huống trớ trêu để khẳng định 1 cái có: chính là tình bạn. Cụm từ "ta với ta" ở cuối bài thơ đã khẳng định một tình bạn thắm thiết, chân thành vượt lên mọi nghi lễ, vật chất tầm thường. "Ta với ta" là nhà thơ và bạn, là chủ và khách tuy hai mà một. Tình bạn của họ không cần mâm cao cỗ đầy, không cần rượu sớm trà trưa mà đó là một bữa tình cảm tinh thần dư thừa sự sang trọng. Qua đó, ta khẳng định nhận định của nhà văn Pháp Ana-ton - phrang - xo là vô cùng chính xác: đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người.

Bình luận (1)
Nguyễn Hằng Nga
3 tháng 9 2022 lúc 21:57

ko biết là muộn quá ko nhưng mà bạn cần làm rõ 3 luận điểm nhá

1. là tâm hồn của một người trân trong tình bạn tri kỷ

2. là tâm hồn của 1 con người có nếp sống thanh cao, gắn bó vs lao động, đồng quê

3. là tâm hồn của một bậc cao nhân, có những lúc đùa vui hóm hỉnh

 
Bình luận (0)
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Tử Khâm
Xem chi tiết
Hàng Tô Kiều Trang
28 tháng 1 2023 lúc 10:31

Đăng câu hỏi nhớ đưa kèm bài thơ nhé

Bình luận (0)