em có suy nghĩ gì trước gương hi sinh của lê lai
-Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1423):
Thời gian | Sự kiện |
-Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn (1418- 1423)
-Em có suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh của Lê Lai.
Trước những tấm gương yêu nước, hi sinh như chị Võ Thị Sáu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với đất nước?
em có suy nghĩ là là học sinh chúng ta cần phải chăm chỉ học tập thật giỏi để xứng đáng và là con ngoan trò giỏi của đất nước việt nam
em có suy nghĩ chúng ta phải học thật giỏi,trở thành những người có ích và giúp đỡ cho đất nước Việt Nam.Để xứng danh và cũng là xứng đáng với những sự hi sinh của thế hệ ông cha,các anh hùng đã ngã xuống để dành lại độc lập,hòa bình cho ta.
bạn cho mình xin 1 coin nhé,please!!!!!
qua hình ảnh Lê Lợi và Lê Lai . Em có suy nghĩ gì về dân tộc ta
Lê Lợi và Lê Lai là vị anh hùng của đất nước,dân tộc ta là một dân tộc đã sản sinh ra những người con ưu tú,hết lòng vì nước nhà không màng đến nguy hiểm,......
Kể tên những tấm gương đảng viên anh dũng trong cuộc cách mạnh tháng Tám? Từ những tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của dân tộc gợi cho em suy nghĩ gì?
THAM KHẢO
Tiểu sử Nguyễn Văn CừNguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội.
Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.
Tiểu sử Trần Văn ƠnTrần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tiểu sử Cù Chính LanCù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn.
Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.
Tiểu sử Nguyễn Văn TrỗiLiệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.
Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.
Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.
Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.
Tiểu sử Lý Văn MưuAnh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.
Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.
Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.
Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.
Tiểu sử Nguyễn Viết XuânNguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc.
Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc.
Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.
Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.
Tiểu sử Nguyễn Văn Cừ
Nguyễn Văn Cừ (1912-1941), quê Bắc Ninh, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Ông từng bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Năm 1936, sau khi được thả tự do, Nguyễn Văn Cừ tiếp tục hoạt động bí mật ở Hà Nội.
Ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi. Tháng 6/1940, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình và bị xử tử vào ngày 28/8/1941. Hy sinh khi còn rất trẻ, nhưng Nguyễn Văn Cừ đã có những đóng góp quan trọng vào cách mạng Việt Nam. Tác phẩm Tự chỉ trích của ông góp phần lớn trong công tác sửa đổi lối làm việc, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của thanh niên lúc bấy giờ.
Tiểu sử Trần Văn Ơn
Trần Văn Ơn (1931-1950) là con của một công chức nghèo ở tỉnh Bến Tre. Năm 16 tuổi, anh tham gia phong trào học sinh yêu nước, là thành viên chủ chốt trong phong trào học sinh yêu nước của trường Pétrus Ký. Ngày 9/1/1950, lính Pháp nổ súng vào cuộc biểu tình của học sinh. Anh dũng cảm che chở cho các bạn chạy thoát và anh dũng hy sinh. Hàng chục nghìn người dân Sài Gòn đã xuống đường dự đám tang Trần Văn Ơn. Sau này, ngày 9/1 được lấy làm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam.
Tiểu sử Cù Chính Lan
Cù Chính Lan (1930-1951) sinh ra ở Nghệ An. Năm 1946, anh gia nhập Vệ quốc đoàn.
Ngày 13/12/1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mở, tiểu đội trưởng Cù Chính Lan dũng cảm đuổi theo, thả lựu đạn đã rút chốt vào xe tăng địch. Ngày 29/12/1951, trong trận đánh đồn Cô Tô, anh bị thương nặng nhưng vẫn phá mở hàng rào thép gai, dốc hết tinh thần chiến đấu và hy sinh ngay khi trận đánh kết thúc. Năm đó, anh vừa tròn 20 tuổi, là tiểu đội trưởng bộ binh, Đại đoàn 304, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tiểu sử Đặng Thùy Trâm
Đặng Thùy Trâm (1942-1970) sinh ra trong gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp loại ưu, chị xung phong vào chiến trường miền Nam. Sau 3 tháng hành quân, tháng 3/1967, Thùy Trâm đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ. Ngày 27/9/1968, chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 22/6/1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi. Cuộc đời chị qua những dòng nhật ký là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.
Tiểu sử Nguyễn Văn Trỗi
Liệt sĩ cách mạng, chiến sĩ biệt động nội thành Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.
Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.
Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.
Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
Sau khi hy sinh, ông được Đảng Lao động Việt Nam tại miền Nam truy nhận là Đảng viên và truy tặng Huân chương Thành Đồng hạng nhất.
Tiểu sử Lý Văn Mưu
Anh hùng Lý Văn Mưu (1934 – 1950) là người dân tộc Tày, quê ở xã Độc Lập, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Khi 13 tuổi, anh đã tham gia công tác ở địa phương, đến năm 16 tuổi thì xung phong vào bộ đội và lập nhiều thành tích trong chiến đấu.
Trong trận đánh đồn Đông Khê tháng 10/1950, Đại đội của Lý Văn Mưu nhận nhiệm vụ chủ công. Anh dẫn đầu một tiểu đội xung kích diệt hết ụ súng này đến ụ súng khác, hết bộc phá, dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch.
Nhưng địch vẫn cố thủ và chống cự quyết liệt từ một lô cốt và hầm ngầm. Nhiều chiến sĩ xung phong đánh bộc phá đều bị hi sinh. Đến lượt Lý Văn Mưu lên đánh, vừa rời khỏi công sự anh đã bị hỏa lực địch bắn ngăn chặn ác liệt. Địch bắn anh bị thương vào tay, vào chân rồi vào ngực, máu đẫm áo, nhưng Lý Văn Mưu đã áp sát được mục tiêu, cố trườn lên đưa bộc phá vào lỗ châu mai và kích nổ làm những quả bộc phá chưa nổ của các anh em trước đó để lại nổ theo, tiêu diệt ổ đề kháng cuối cùng của cứ điểm Đông Khê, mở đầu chiến dịch giải phóng vùng Biên Giới.
Lý Văn Mưu đã hy sinh anh dũng ở tuổi 16.
Tiểu sử Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Viết Xuân (1933-1964) là con gia đình nghèo ở Vĩnh Phúc.
Năm 1952, anh nhập ngũ, trở thành chiến sĩ trinh sát, từng giữ chức vụ tiểu đội trưởng trinh sát, trung đội trưởng pháo cao xạ trước khi làm chính trị viên đại đội. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nguyễn Viết Xuân anh dũng chiến đấu, cùng đồng đội giành chiến thắng. Năm 1964, Mỹ ném bom miền Bắc.
Bất chấp nguy hiểm, Nguyễn Viết Xuân lao ra khỏi công sự, đứng bên khẩu đội 3 đĩnh đạc hô lớn: “Nhằm thẳng quân thù, bắn!”.
Bị thương nặng, thiếu úy trẻ thản nhiên bảo y tá cắt chân, chỉ định người thay thế, bình tĩnh phân công nhiệm vụ trước khi hy sinh.
1/ Hình ảnh chị Võ Thị Sáu trong ngày ra pháp trường đẹp như thiên thần và chị là người chiến thắng cái ác. Em hãy lí giải điều này
2/ Trước những tấm gương yêu nước, hi sinh như chị Võ Thị Sáu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân hôm nay
1/ Hình ảnh chị Võ Thị Sáu trong ngày ra pháp trường đẹp như thiên thần và chị là người chiến thắng cái ác. Em hãy lí giải điều này
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại: Người con gái trẻ măng/Giặc đem ra bãi bắn/Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười/Ngắt một đóa hoa tươi/Chị cài lên mái tóc/Đầu ngẩng cao bất khuất….
Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Tên tuổi và sự nghiệp của chị đã được suy tôn vào hàng những nhân vật tiêu biểu của “Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam”.
2.2/ Trước những tấm gương yêu nước, hi sinh như chị Võ Thị Sáu, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người công dân hôm nay
Là một công dân của nước VN dân chủ cộng hòa với tinh thần, truyền thống yêu nước chống giặc bất khuất của dân tộc ta thì chúng ta cần phải hết sức nổ lực học tập, trao dồi kiến thức rèn luyện thân thể để có thể bảo vệ đất nước, giúp dất nước VN ngày càng phát triển để những người từng hi sinh để giải phóng đất nước như chị Võ Thị Sáu không uổng công hi sinh bản thân để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
cách miêu tả về sự hi sinh của Lượm có gì đặc biệt?Sự hi sinh đó gợi cho em những tình cảm, suy nghĩ gì?(các bạn trình bày bằng gạch đầu dòng nha)
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
TK#
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
TK:
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
Từ câu nói : Sinh vi tướng , tử vi thần em có suy nghĩ gì về hi sinh của 3 anh em Linh Quang , Đô Giang và Diên Nương ?