bằng kiến thức đã học giải thích tại sao phải đặc ra vấn đề bv môi trường rừng Amazôn
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
HƯỚNG DẪN
− Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của nước ta.
− Phát huy những thế mạnh (về đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và khắc phục những hạn chế vốn có (thiếu nước về mùa khô; diện tích đất phèn, đất mặn lớn…) của đồng bằng.
− Thực trạng suy thoái về môi trường và tài nguyên của vùng (Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường bị suy thoái do việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thủy sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô; hiện tượng lở đất ven sông phổ biến; đất bị nhiễm phàn và mặn…).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
− Góp phần tạo cơ cấu ngành và tạo thể liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian.
− Tạo nguồn vốn tại chỗ cho công nghiệp hóa: việc đẩy mạnh đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn của vùng, trong đó có thế mạnh về nông – lâm – ngư nghiệp.
− Bắc Trung Bộ có lãnh thổ dài và hẹp ngang. Ở các tỉnh trong vùng, đi từ đông sang tây đều có biển, đến đồng bằng hẹp duyên hải, vùng đồi chuyển tiếp nhỏ hẹp và đến vùng núi phía tây, là tiền đề cần thiết cho sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.
+ Việc phát triển lâm nghiệp cừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng) của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường.
+ Việc phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế ở vùng trung du.
+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát vừa tạo điều kiện nảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát hay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học phân tích các thế mạnh về kinh tế − xã hội của Đồng bằng sông Hồng. Giải thích tại sao việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở vùng này.
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh
− Dân cư – lao động: Dân cư đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và nhiều lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
− Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.
− Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện.
− Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…
b) Giải thích
− Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.
− Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.
Bằng kiến thức đã học hãy giải thích vì sao trồng cây con rễ trần có tỉ lệ sống cao, chúng ta cần lưu ý về vấn đề gì
c1 : đặc điểm môi trường đới nóng ? môi trường đới nóng phân ra các kiểu môi trường nào ?nêu đăc điểm và sự phân bố các kiểu môi trường ?
c2 : vì sao đới nóng phải cần thiết hoạch hóa dân số : vấn đề đặt ra ở môi trường đới nóng là gì ?
c3: đặc điểm tự nhiên môi trường đới ôn hòa ? môi trường đới ôn hòa phân ra các kiểu môi trường nào ? nêu đặc điểm và sự phân bố của chúng ?
c4 : những vấn đề môi trường đới ôn hòa là gì ? nguyên nhân và hậu quả ?
c5 : nêu đặc điểm môi trường hoang mạc và môi trường đới lạnh? để thích ứng với môi trường giới động vật thực vật có đặc điểm j?
c6 nêu vị trí địa lí châu phi ? trình bày đặc điểm các môi trường tự nhiên ở châu phi ? tại sao châu phi có khí hậu khô nóng ?
c7: trình bày đặc điểm dân cư châu phi ? tại sao dân cư phân bố ko đều?
câu 4: những vấn đề của môi trường đới ôn hòa là
Ô nhiễm không khí- Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển công nghiệp, phương tiện giao thông
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử
+ Do hoạt động tự nhiên( bão cát, cháy rừng,..)
- Hậu quả:
+ tạo nên những trận mưa axit
+ tăng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi; băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...
+ thủng tầng ozon.
ô nhiểm nước- nguyên nhân:+ tập trung phần lớn các đô thị vào 1 dải đất rộng không quá 100 km chạy dọc ven biển
+ váng dầu ở các vùng biển
+ hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt ở các đô thị...
- Hậu quả:+ làm ô nhiễm nguồn nước biển
+ hiện tượng ''thủy triều đen''
+ ''thủy triều đỏ'' làm chết các sinh vật sống trong nước
+ thiếu nước sạch cho đời sống sinh hoạt và sản xuất
1/ Tại sao phải trồng cây gây rừng ? Việc trồng cây xanh có lợi ích j đối vs vấn đề bào vệ môi trường ?
2/ Hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng ?
3/ Đề xuất một sô biện pháp bảo bệ sự đa dạng của thực vật ?
Giải giúp mình ,mình cảm ơn nhiều !
c1:
Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng oxy cho 04 người. Đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn
c2:
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn, lở đất.
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của những nước nào? Giải thích tại sao cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
HƯỚNG DẪN
− Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Xingapo, Inđônêxia, Brunây và Philippin.
− Cần phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa, vì:
+ Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng.
+ Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
+ Hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Liên hợp quốc về giải quyết các vấn đề quốc tế, đáp ứng được truyền thống yêu chuộng hòa hình của nhân dân ta từ xưa đến nay…
giải hộ mk với các bn ơi, đây là bài lớp 7 môn địa lý nha các bn. Bn nào lớp 7 mà biết thì giải thích ngay cho mk nha.(vì ở dưới ko có môn địa lý mk phải ghi thàng môn toán nha)
mai mk kiểm tra rùi
dựa vào kiến thức đã học phân tích tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn
cảm ơn trước nha
trả lời:'
- Rừng A-ma-dôn là lá phổi rất lớn của trái đất
- Bảo vệ rừng A-ma-dôn là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta
- Không khí được điều hòa ổn định hơn
- Nếu lạm dụng tài nguyên Rừng A-ma-zôn quá mức gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng
*Ryeo*
Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên
Quan sát hình 27.2 và dựa vào kiến thức đã học:
- So sánh diện tích của các moi trường ở châu Phi.
- Giải thích vì sao các hoang mạc ở châu Phi lại lan ra sát bờ biển?
- Trong các môi trường thiên nhiên ở châu Phi, chiếm diện tích lớn nhất là môi trường nhiệt đới và môi trường hoang mạc; tiếp theo là môi trường xích đạo ẩm, môi trường địa trung hải; chiếm diện tích nhỏ nhất là môi trường cận nhiệt đới ẩm.
- Các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát bờ biển vì:
+ Chí tuyến Bắc đi qua giữa Bắc Phi nên quanh năm Bắc Phi nằm dưới áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn định, không có mưa; ven bờ tây bắc châu Phi có dòng biển lạnh Ca – na – ri chảy qua nên hoang mạc Xa – ha – ra ăn lan ra biển
+ Dòng biển lạnh Ben – ghê – la và vị trí đường chí tuyến Nam đã hình thành nên khí hậu hoang mạc ở ven biển Tây Nam châu Phi