Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
kudo lyoko
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hải
15 tháng 3 2021 lúc 21:51

ã Phạm Kha trước đây tên cũ là xã Đỗ Lâm, tổng Đoàn Lâm, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương, (thời Lê có tên là xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hồng Châu). Tháng 11-1945 xã đổi tên là Duy Tân. Tháng 3-1947 đổi tên sang Phạm Kha, mang tên đồng chí Phạm Văn Kha, người con quê hương đã tham gia cách mạng, đi Nam tiến đầu tiên

Xã Phạm Kha có 4 thôn (Đỗ Thượng, Đỗ Hạ, Hàn Lâm (Mè), Đạo Phái) với lịch sử hàng nghìn năm (theo trích dẫn trong gia phả dòng họ Vũ). Phạm Kha có một số nét nổi bật như, có tới 4 ngôi đình cổ (đúng là có 4 ngôi đình cổ thuộc 4 thôn như trên, nhưng ngôi đình của thôn Hàn Lâm với vị trí phong thủy rất tốt đã bị phá tan tành trong thời kỳ gọi là cách mạng văn hóa---> do thời kỳ đó thôn này có nhiều người làm cốt cán trên xã nên phải phá để làm gương, thật xót xa!, nay nhân dân trong thôn đang trùng tu xây dựng lại ngôi đình mới với diện tích tổng thể 1600m2, phần đình chính 230m2, ba gian hai dĩ, một hậu cung. mặt bằng tổng thể hình chữ Nhị) và 4 ngôi chùa (có 4 ngôi chùa ở 4 thôn, riêng ngôi chùa ở thôn Hàn Lâm là to và bề thế nhất, còn được gọi là chùa trình và ai đi qua phải vào ngôi chùa này trước khi sang chùa Bà Dâu lễ) đồng thời cũng có một nhà thờ thiên chúa giáo rất to.

Xã Phạm Kha cũng là quê hương của Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền Kỳ Mạn Lục "Thiên Cổ kì bút"

Khách vãng lai đã xóa
kudo lyoko
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lụa
16 tháng 3 2021 lúc 11:38

bn viết sai chính tả à 

Khách vãng lai đã xóa
online
Xem chi tiết
Kanzaki Mizuki
14 tháng 3 2018 lúc 21:53

 Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

online
14 tháng 3 2018 lúc 19:29

ai nhanh minh ttiicckk

Nguyễn Thị Bích Nhung
14 tháng 3 2018 lúc 19:32

Đất nước Việt Nam là một vùng đất nhỏ bé nhưng vô cùng xinh đẹp, trù phú. Từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng là thắng cảnh, những cảnh sắc tự nhiên do bà mẹ ưu ái ban tặng cho Việt Nam đã trở thành một niềm tự hào của toàn thể người Việt Nam. Ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những cảnh sắc riêng biệt, đẹp đẽ đã trở thành những di tích nổi tiếng, được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo niềm say mê tham quan không chỉ du khách trong nước mà còn cả những du khách đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Quê hương em có rất nhiều cảnh quan đẹp và kì vĩ, nhiều trong số đó đã được công nhận là di tích quốc gia, hay những thắng cảnh được đông đảo người Việt Nam công nhận như: Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc… nhưng địa điểm mà em muốn giới thiệu hôm nay, đó chính là Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Hoàn Kiếm là một trong hai hồ lớn và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội, cùng với Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời, cùng với dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử, cùng với bao nhiêu thăng trầm của đất nước Việt Nam nói chung, của nhân dân Hà Nội nói riêng, Hồ Hoàn Kiếm đã đồng hành cùng người dân trong suốt những năm tháng đầy khó khăn ấy, trở thành một nhân chứng cho bao chiến công. Vì vậy mà Hồ Hoàn Kiếm cũng là một trong những nhân tố góp phần làm đẹp hơn bản sắc văn hóa ngàn năm tuổi của kinh thành Thăng Long xưa, thủ đô Hà Nội ngày nay.

Tả lại vẻ đẹp của một di tích lịch sử nổi tiếng ở quê em

         Tả lại vẻ đẹp của một di tích lịch sử nổi tiếng ở quê em

Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thuộc địa phận của quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội, đây là hồ nước khá rộng, có diện tích vào khoảng mười hai héc ta. Hồ Hoàn Kiếm tiếp giáp với khu phố cổ gồm các phố nổi tiếng như: Phố hàng Ngang, hàng Khay, hàng Đào, hàng Bài… và nhiều đường lớn như đường Lương Văn Can, Tràng Tiền, bà Triệu. Hơn nữa, gần với Hồ Gươm là nhà hát Lớn Hà Nội, đây cũng là một danh lam vô cùng nổi tiếng thuộc địa phận của Hà Nội, vì vậy mà nếu có dịp đến thăm hồ Gươm, bạn còn có thể thăm thú ở những khu phố cổ, ở những địa danh cũng nổi tiếng và hấp dẫn không kém.

Kudo Shinichi
Xem chi tiết
-
20 tháng 4 2018 lúc 12:19

anh tham khảo bài này nhé!

 Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

-
20 tháng 4 2018 lúc 12:22

anh tham khảo thử nhé!

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đivào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

-
20 tháng 4 2018 lúc 12:22

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đivào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.

Văn Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
20 tháng 2 2022 lúc 18:42

tham khảo :>
 

Chi tiết gia đình
Là con của: Bùi Tôn Đường *
Đời thứ: 2
Người trong gia đình
TênBùi Cầm Hổ Đại Vương * 
Tên thường 
Tên Tự 
Là con thứ3
Ngày sinh 
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Bách khoa toàn thư: Bùi Cầm Hổ là danh nhân lịch sử thế kỷ 15. Tiểu sử Ông sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu huyện Can Lộc, nay là thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân từ một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan Ngự Sử triều nhà Lê (1443–1453). Sau đó, vì mâu thuẫn với Lê Sát, bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn. Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh. Ông đã quay về vì sự ấm no của đồng bào Việt Nam, ý tưởng đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo ( nay là thị xã Hồng Lĩnh). Đền thờ Bùi Cầm Hổ ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh hiện nay đã được Bộ Văn hóa Việt Nam thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau đây là những bài viết về ông đsưu tầm được, hầu quý vị tham khảo: Mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Vào đời nhà Lê, ở vùng Kẻ Treo, sát chân núi Hồng Lĩnh, có một chàng trai mồ côi cha mẹ nghèo khổ tên là Bùi Cầm Hổ. Lúc còn nhỏ, Hổ có đi học dăm ba chữ với một cụ đồ già nên cũng biết chút ít, nhưng khi chàng vừa lớn lên thì cha mẹ qua đời mà chẳng để lại gì, một thân một mình, không anh em, không cha mẹ, Hổ đành sống bằng nghề đốn củi. Một hôm, Hổ bắt được một con trâu đi lạc, chàng nghĩ thầm: - Có lẽ trâu của làng mình đây! Hổ dắt trâu về và nói với dân làng: - Ai có trâu lạc ra mà nhìn nè! Chủ con trâu ấy là ông Bá. Ông liền mừng rỡ bảo: - Ồ! Cảm ơn chú Hổ. Trâu nhà tôi đó! Thấy Hổ chân thật, ông Bá liền đề nghị với dân làng: - Tôi cử chú Hổ chăn trâu cho cả làng này, bà con có đồng ý không? Dân làng vui vẻ tán thành, Hổ được mọi người tín nhiệm và dựng cho một căn lều sát chân núi, chàng mừng rỡ nhủ thầm trong bụng: - Hà hà! Từ nay mình có nhà ở rồi! Từ đó, mỗi ngày, vào sáng sớm Hổ đánh mõ làm hiệu, dân làng nghe tiếng mõ, dắt trâu đến nhà chàng, Hổ đợi trâu đến đông đủ rồi lùa trâu lên núi: - Hôm nay mình qua mé sườn tây, bên ấy có cỏ nhiều. Chiều xuống, khi mặt trời vừa gác núi, Hổ lùa đàn súc vật về làng. Đến ngã ba là chàng hết phận sự vì con nào tự động về nhà con nấy, không còn sợ lạc nữa. Tuy có khó nhọc, nhưng Hổ cảm thấy vui thú với công việc của mình. Ngoài tiền gạo dân làng cho, chàng còn có lộc nữa. Tháng giêng, ngày Tết hay mỗi khi nhà nào có giỗ, họ thường đem thức ăn đến biếu chàng. Một hôm, trời đã hoàng hôn, Hổ gặp một người đàn ông lạ mặt đến nói: - Chào anh bạn chăn trâu, cho tôi xin miếng nước. Hổ đưa nước và bảo: - Xin mời bác uống. Trời sắp tối rồi, sao bác còn quanh quẩn nơi đây? Bác làm gì trên núi này vậy? - Tôi là thầy địa lý, đi tìm huyệt mả lỡ đường, chẳng may bị lạc... Hổ cười bảo: - Thế thì chốc nữa mời thầy ghé nhà tôi nghỉ lại nhé! - Cám ơn cậu. Thế thì còn gì bằng... Tối ấy, ông thầy địa lý trú lại nhà Hổ, chàng nấu cơm dọn ra đãi khách, thầy địa lý cảm kích bảo: - Cảm ơn anh, không có anh thì giờ này tôi còn lang thang trên núi. Từ đó, thầy địa lý ngày ngày lên núi tìm huyệt, đêm về tá túc tại nhà Hổ. Có thầy địa lý ở cùng, Hổ cảm thấy vui nên tiếp đãi thầy rất tốt: - Mời thầy ăn chè cho mát. - Anh tốt quá! Tôi thật có phước mới gặp được anh. Thấy Hổ đối đãi với mình hết lòng, nên thầy địa lý muốn tìm cách trả ơn. Một hôm nọ, thầy địa lý nói với Hổ: - Anh Hổ nè, anh thật là người tốt, vậy anh có muốn làm quan không? Hổ thật thà đáp: - Tôi sống thế này cũng sướng lắm rồi, làm quan làm gì nữa! Thầy địa lý khen: - Hà hà..! Anh đúng là người không tham quyền hành, nhưng làm quan vẫn sướng hơn sống thế này chứ! Hổ liền hỏi lại: - Nhưng một người đốn củi như tôi thì làm quan thế nào được? Thầy địa lý cười bảo: - Tôi nói thật, tôi đã tìm được một ngôi huyệt mả “Chân trắng làm Ngự sử”, chỉ độ vài mươi ngày là phát. Vì muốn đền ơn anh, và vì tôi thấy anh cũng có phúc tướng nên có thể hưởng được phúc của ngôi huyệt đó. Do vậy mà anh nên bốc mộ phụ mẫu mang về chôn ở đó để được hưởng phúc làm quan. Không tìm thấy mộ cha, nên Hổ nghe lời thầy dạy, bốc mộ mẹ đem về. - Cứ thử xem sao... Thầy địa lý giao cho chàng một quan hai tiền bảo đi sắm ngay đồ cải táng cho chu đáo. Sau đó hướng dẫn Hổ chôn cất mẹ vào đúng huyệt. Công việc cải táng xong, vài ngày sau thầy nói với chàng: - Đến lúc chúng ta phải chia tay rồi, phần anh cũng lo lên kinh đô lập thân đi nhé! Nghe lời tôi dặn, thế nào anh cũng thành công. Hổ liền vái chào: - Cám ơn thầy, tôi xin nghe theo lời thầy chỉ dạy. Thầy địa lý đi rồi, Hổ cũng từ giã xóm làng, trả trâu bò lại cho họ rồi ra đi. Ngày đi đêm nghỉ, ròng rã gần mười ngày mới đến kinh đô. Tới nơi, sờ vào lưng quần thấy còn có sáu tiền, Hổ liền vào quán gọi cơm ăn. Lúc ấy trong quán có người đang cao giọng kể chuyện với bạn bè ở một chiếc bàn gần đó, Hổ lắng nghe rõ đầu đuôi: - Anh ta đi buôn đường xa mới về, vợ mua lươn về nấu cháo đãi chồng. Chẳng ngờ xơi xong bát cháo lươn, anh ta lăn ra chết, mụ vợ bị quan bắt giam tra khảo, cho là mụ ngoại tình, lập mưu giết chồng, nhưng dù có tra hỏi đến đâu, mụ vẫn khăng khăng là mình vô tội, mãi đến gần đây chịu không nổi nên mụ mới chịu nhận tội, nay mai mụ sẽ bị hành hình... Hổ nghe qua đã thấy lóe lên vấn đề câu chuyện: - Hừm! ta biết nguyên do vụ này rồi! Ăn cơm xong, Hổ đến thẳng cửa quan đánh trống kêu oan, xin vào gặp mặt quan Thượng thư. Thấy chàng ăn mặc lôi thôi, bọn lính đuổi ra khỏi cửa, nhưng Hổ cứ kêu to mãi, bọn lính bèn giải Hổ vào công đường. Quan Thượng thấy thế liền hỏi: - Tên kia! Có điều gì oan ức? Hổ bèn thưa: - Bẩm quan, người đàn bà bị án giết chồng đó vô tội! Quan tức giận hỏi lại: - Tại sao nhà ngươi lại dám nói ngược như thế? Mụ ta đã nhận tội rồi! Hổ bình tĩnh đáp: - Bẩm quan, đó là tại bà ta không chịu nổi sự tra khảo nên nhận bừa. Xin quan hoãn thi hành án tử để cho tôi được thưa chuyện. Quan ngạc nhiên: - Nhà ngươi căn cứ vào đâu mà nói mụ ta vô tội? Hổ liền đáp lại: - Thưa có căn cứ ạ! Mụ ta mua lươn nhằm phải rắn độc. Tôi biết thứ rắn ấy. Quan hỏi: - Có thật như vậy không? - Đúng thế ạ, tôi sẽ tìm bắt về cho quan xem cho rõ trắng đen. Quan liền sai lính đưa Hổ đi bắt rắn, chàng nói với tên lính: - Chúng ta phải vào trong núi mới tìm ra được. Tôi sẽ cố bắt cho được thứ rắn ấy mới có thể chạy tội cho bà ta. Tên lính cũng đáp lại: - Đúng vậy, nếu tìm không ra thì mi cũng có tội láo với quan đó! Sau hai ngày tìm kiếm, Hổ cũng tóm được hai con rắn loại đó, chàng nói với tên lính: - Ngươi xem nè! Nó giống hệt như lươn vậy, nhưng có nọc độc, ăn vào là chết. Hổ đem hai con rắn đó trình quan: - Bẩm quan, tôi đã tìm ra đây. Xin ngài xem ạ! Quan ngạc nhiên nói: - Chà chà! Đúng là hệt như lươn nhỉ? Hổ đích thân làm thịt hai con rắn, rồi bưng lên đưa quan nói rằng: - Quan hãy cho một con chó ăn thử là biết ngay thôi. Con chó ăn xong ngã ra chết ngay. Quan Thượng Thư lùi lại bảo: - Ghê thật? Nọc rắn này quả là cực độc. Thế là vụ án được tỏ rõ. Sau khi chứng kiến sự việc, vị quan liền xuống lệnh: - Ngươi nói rất đúng, nay ta tha cho người đàn bà ấy, mụ ta quả là vô tội! Ngươi giỏi lắm, không nhờ ngươi nói thì ta đã giết oan một người rồi. Quan làm tờ biểu dâng lên vua nói rõ việc minh oan đó. Nhờ vậy mà nhà vua biết được Hổ là người có tài có đức, vua liền cho gọi chàng vào xem mặt. Sau khi hỏi chuyện, vua thấy Hổ đối đáp lanh lợi nên xuống chỉ: - Xét thấy chàng trai này có công làm phép nước sáng tỏ, nay trẫm phong cho làm quan Ngự sử triều đình. Hổ vội vàng cúi đầu: - Tạ ơn Hoàng thượng! Kể từ đó chàng mới lấy tên đầy đủ là Bùi Cầm Hổ. Từ ngày Hổ làm Ngự Sử, có nhiều quan trong triều thấy chàng còn ít tuổi, không thi cử mà lại được làm quan to, do đó họ không ưa chàng. Họ thường bảo nhau: - Hừ! Tên thất học mà làm quan! - Mặt mũi còn non choẹt mà làm quan Ngự sử thế nào được? Cứ chờ xem! Thế nào chúng ta cũng phải cho hắn phạm lỗi để biết nhục một phen! Hà hà! Bọn quan xấu kia rất căm tức, chúng bày mưu khác, bảo tên quan hầu lễ: - Chốc nữa hắn đọc chúc văn, mi tắt đèn đi. Đến phiên Hổ quỳ đọc chúc văn được phân nửa bài thì tên quan hầu lễ liền lén thổi tắt ngọn nến, tưởng rằng Hổ sẽ bí, vì ngưng giữa chừng sẽ bị cho là vô lễ với nhà vua, nhưng ngờ đâu, Hổ có trí nhớ phi thường vì trước đó đã nghiên cứu chúc văn rất kỹ, nên Hổ cứ đọc phăng phăng cho đến khi đèn được thắp sáng trở lại... Đọc xong, Hổ lạy tạ rút lui. Vua rất đẹp ý, liền khen Hổ: - Quan ngự sử quả là người có trí nhớ phi thường, lại còn lanh trí nữa. Trẫm rất hài lòng về người. Làm quan được một thời gian, tuy đời sống vật chất trong cung thành rất đầy đủ và sung sướng, nhưng trong lòng Hổ vẫn luôn nhớ đến quê nhà, Hổ biết rằng ở quê hương chàng thường bị hạn hán, ruộng đất có cày nhưng ít khi được ăn. Với nỗi lo canh cánh bên lòng, Hổ quyết định về thăm quê, tìm cách giúp đỡ mọi người vượt qua cảnh khổ. Nghĩ vậy, Hổ liền lên đường về thăm làng cũ, chàng nhủ thầm: - Lâu lắm rồi, chắc bà con không còn nhận ra mình đâu nhỉ?! Hổ đi bộ đến nhà ông Bá: - Chào cụ Bá! Cụ còn nhớ tôi không? Tôi là Bùi Cầm Hổ, ngày xưa chăn trâu cho cả làng đây! Ông Bá ngạc nhiên kêu lên: - Hả? Ôi Trời ơi! Chú Hổ đây hả? Ai mà ngờ chú Hổ nay lại được làm quan?! Bà con ơi, đến đây mà xem quan ngự sử của triều đình, ông quan chăn trâu ngày xưa của làng chúng ta... Dân làng nghe tin, già trẻ lớn bé xúm lại mừng Hổ: - Trời ơi, ai ngờ chú Hổ làm quan! - Thì đúng là quan đây mà! Ông quan chăn trâu! Hổ bỏ tiền ra đãi dân làng một bữa tiệc linh đình. Mọi người vui mừng bảo: - Chúc mừng quan lớn về thăm làng. Hổ kính cẩn thưa lại: - Tôi cũng kính chúc bà con làm ăn tấn tới, mùa màng thịnh đạt. Từ đó, Hổ quyết chí tìm cách giúp dân làng cải tạo ruộng đất, đưa nước về để việc cày cấy được thuận lợi hơn. Một hôm, Hổ trèo lên núi Hồng Lĩnh ngắm lại cảnh xưa, chàng bùi ngùi bảo: - Nhớ ngày nào mình chăn trâu trên núi, thui thủi một mình. Chàng đến trước mộ mẹ khấn: - Con hứa sẽ giúp đỡ dân làng. Trên núi Đụn có khe nước chảy qua hướng đông bắc. Con sẽ đưa nước đó chảy vào làng ta để cho dân được nhờ. Hổ liền mời các quan sở tại quanh vùng về họp trên núi Đụn, Hổ đứng ra trình bày ý định của mình: - Tôi muốn đắp đập ngăn khe, đưa dòng nước chảy qua tây bắc, tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Mong các quan hãy giúp tôi làm việc ích lợi này cho dân. Được sự ủng hộ của các quan, Hổ chỉ huy lính đắp đập ngăn khe, đào mương dẫn nước. Chẳng bao lâu sau dòng nước mát trên núi Đụn đã chảy vào đồng Kẻ Treo, mọi người hớn hở reo mừng: - Thật là tài ba! Quan Hổ bắt dòng nước chảy theo ý muốn của ngài cho dân nhờ. Do vậy mà mãi đến ngày nay, dân làng vẫn luôn nhớ ơn Bùi Cầm Hổ, một kẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ tài trí mà được làm quan, quay về lo lắng cho sự ấm no của đồng bào mình. Tạo bởi bichloan Cập nhật 19-12-2005 Vào mùa Đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh trình bày những việc xảy ra ở Thái Bình. Vua Minh đã hết lời khâm phục trước tài hùng biện, đầy sức thuyết phục của sứ thần Việt Nam.
Văn Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
Vân Trang Bùi
Xem chi tiết
Công chúa ban mai
10 tháng 5 2016 lúc 22:11

1,

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nhagianroi

Vân Trang Bùi
11 tháng 5 2016 lúc 17:44

tả vịnh hạ long cũng được

 

Trần Thị Kim Ngọc
19 tháng 5 2017 lúc 10:23

I. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?

- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

* Nếu đó là danh lam thắng cảnh:

- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?

- Cảnh trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật.

- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề bên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô / những ngọn núi xanh hùng vĩ,...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vùng biển/ khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...

* Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:

- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có).

Chẳng hạn:những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển trong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh, (tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú,...),...

- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đó là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

III. Kết bài

Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

BÀI LÀM

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

Xem chi tiết
Đặng Viết Thái
17 tháng 2 2019 lúc 9:57

Đất nước Việt Nam là một vùng đất nhỏ bé nhưng vô cùng xinh đẹp, trù phú. Từ Bắc chí Nam đâu đâu cũng là thắng cảnh, những cảnh sắc tự nhiên do bà mẹ ưu ái ban tặng cho Việt Nam đã trở thành một niềm tự hào của toàn thể người Việt Nam. Ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những cảnh sắc riêng biệt, đẹp đẽ đã trở thành những di tích nổi tiếng, được nhiều người biết đến và thu hút đông đảo niềm say mê tham quan không chỉ du khách trong nước mà còn cả những du khách đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Quê hương em có rất nhiều cảnh quan đẹp và kì vĩ, nhiều trong số đó đã được công nhận là di tích quốc gia, hay những thắng cảnh được đông đảo người Việt Nam công nhận như: Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc… nhưng địa điểm mà em muốn giới thiệu hôm nay, đó chính là Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Hoàn Kiếm là một trong hai hồ lớn và nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội, cùng với Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm đã có từ rất lâu đời, cùng với dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử, cùng với bao nhiêu thăng trầm của đất nước Việt Nam nói chung, của nhân dân Hà Nội nói riêng, Hồ Hoàn Kiếm đã đồng hành cùng người dân trong suốt những năm tháng đầy khó khăn ấy, trở thành một nhân chứng cho bao chiến công. Vì vậy mà Hồ Hoàn Kiếm cũng là một trong những nhân tố góp phần làm đẹp hơn bản sắc văn hóa ngàn năm tuổi của kinh thành Thăng Long xưa, thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hồ Hoàn Kiếm hiện nay thuộc địa phận của quận Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội, đây là hồ nước khá rộng, có diện tích vào khoảng mười hai héc ta. Hồ Hoàn Kiếm tiếp giáp với khu phố cổ gồm các phố nổi tiếng như: Phố hàng Ngang, hàng Khay, hàng Đào, hàng Bài… và nhiều đường lớn như đường Lương Văn Can, Tràng Tiền, bà Triệu. Hơn nữa, gần với Hồ Gươm là nhà hát Lớn Hà Nội, đây cũng là một danh lam vô cùng nổi tiếng thuộc địa phận của Hà Nội, vì vậy mà nếu có dịp đến thăm hồ Gươm, bạn còn có thể thăm thú ở những khu phố cổ, ở những địa danh cũng nổi tiếng và hấp dẫn không kém.

Xung quanh tên gọi của mình, Hồ Hoàn Kiếm xưa cũng từng thay đổi rất nhiều tên gọi khác nhau, đầu tiên có thể đến đó là tên hồ Lục Thủy, sở dĩ có tên gọi này bởi nước hồ ở đây xanh ngắt quanh năm, sau đó lại được gọi bằng cái tên Thủy Quân, tức là nơi dùng để duyệt binh, hay tên Tả Vọng, và cuối cùng vào khoảng thế kỉ mười lăm thì hồ chính thức được mang tên là Hồ Hoàn Kiếm. Theo tương truyền, xưa kia một lần cùng chúng quan bơi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng, vua Lê Thái Tổ đã chứng kiến một sự việc vô cùng lạ lùng, ở giữa hồ nổi lên một con rùa vàng vô cùng to lớn, con rùa này không hề sợ người mà bơi sát vào mép thuyền của vua Lê Thái Tông.

Khi đến gần, con Rùa đã cất tiếng nói: “Xin bệ hạ hãy hoàn lại kiếm cho Long Vương”, lúc bấy giờ vua Thái Tông biết thanh kiếm luôn mang bên mình là thanh kiếm thần của Long Vương, nhờ Long Vương cho mượn mới có thể giành đại thắng trước quân Minh. Nay, sự ngiệp đã thành cũng là lúc phải hoàn trả lại cho chủ nhân của nó, cũng tức là đức Long Vương. Vua Lê Thái Tông cung kính dùng hai tay nâng kiếm trả cho Rùa thần. Ngậm lấy thanh kiếm và chìm vào giữa lòng hồ, từ sự kiện lạ lùng ngày hôm đó, hồ Tả Vọng đã được đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm.

Ngày nay, nước của Hồ Gươm vẫn xanh ngắt một màu như năm nào, lòng hồ rộng, nước chảy yên bình, quả là một cảnh quan tuyệt sắc, bên bờ hồ vẫn còn rất nhiều những cây cổ thụ lớn rủ bóng xuống lòng hồ, tạo nên vẻ thi vị, lôi cuốn sự say mê của không biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người nghệ sĩ, những nhà văn, những nhà nhiếp ảnh đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mà đối tượng chính là khung cảnh của Hồ Hoàn Kiếm. Điều đặc biệt nữa, đó chính là tháp Rùa được xây nổi giữa lòng hồ. Ghi nhớ sự kiện Rùa Vàng nổi lên đòi kiếm năm nào, người dân Hà Nội đã xây dựng lên tháp rùa ở chính giữa của lòng sông.

Tháp Rùa có hình dạng như một cái tháp nhưng nhỏ bé hơn, trải qua bao nhiêu năm, dấu vết thời gian tuy để lại những vết ố, những đám rêu xanh nhưng tháp Rùa vẫn hiên ngang đứng sừng sừng, trong chiến tranh dù trải qua mưa bom bão đạn của quân giặc nhưng dường như những thứ thuộc về thần linh thường không dễ gì có thể phá bỏ. Câu chuyện về Rùa Vàng tuy chỉ là trong truyền thuyết, không ai có thể chắc chắn khẳng định là nó có thật. Nhưng trong lòng của Hồ Gươm có những cụ rùa đã sống hàng trăm năm, mà đối với người Hà Nội thì đó chính là biểu tượng của văn hiến, của linh thiêng.

Cũng ở trên hồ còn có ngôi đền cổ vô cùng nổi tiếng, đó chính là đền Ngọc Sơn, để đến đền Ngọc Sơn phải đi qua một cây cầu, đó là cầu Thê Húc, tên Thê Húc mang ý nghĩa là nơi đầu tiên đón ánh nắng của ngày mới.Chỉ bằng đôi ba lời giới thiệu thì không thể nói hết sự độc đáo và hấp dẫn của hồ Hoàn Kiếm cùng với những thắng cảnh gắn liền với nó. Vì vậy mà nếu có cơ hội, mọi người hãy đến thăm và tự cảm nhận sự độc đáo, hấp dẫn đó.

Vũ Đức Thắng
17 tháng 2 2019 lúc 10:01

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!

L.T.K.Huyen
Xem chi tiết
Vũ Thị Hà Giang
11 tháng 10 lúc 21:21

Hay