các bạn giúp tôi làm đề: hãy kể về trải nghiệm1 lần đi chợ Tết
Bạn tham khảo nha:
Tết đến, xuân về với bao niềm vui, bao điều diệu kì, mới mẻ. Mỗi dịp tết, em thật vui được cùng bố mẹ về quê ngoại chúc Tết. Nam Định thân yêu là quê hương yêu dấu của em, nơi đây ấm nồng tình cảm của ông bà, họ hàng thân thiết và những người dân quê giản dị, hiền lành. Tuyệt vời nhất là em được đi Chợ Viềng cùng người thân để cầu may mắn. Hòa cùng sắc xuân, dòng người đi dự hội, lòng em trào dâng bao nhiêu cảm xúc mới lạ.
Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người từ khắp nơi đổ về để dự hội mua bán lấy may đầu xuân năm mới. Khác với những nơi buôn bán khác, ở đây cả người mua và người bán đều không đặt lợi nhuận lên trên. Họ chỉ mong mua bán sự may mắn, tốt lành. Tiết trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay càng làm cho Chợ Viềng thêm độc đáo, đặc sắc. Chợ họp dọc hai bên đường kéo dài vào tận trong chợ với biết bao đồ, mặt hàng tượng trưng cho may mắn, mặn mà, lấy đỏ lấy hên đầu năm như nến, bật lửa, muối, giỏ, những nông cụ,…. Đặc biệt là những chậu hoa nhỏ xinh mà tuyệt đẹp. Cây cối khắp nơi rủ nhau về dự hội khoe hương, khoe sắc. Cũng như bao hội ở quê, Chợ Viềng ngoài mua bán lấy may, hội còn có nhiều trò chơi giải trí như: bắn súng, ném bóng vào cốc, ném cung tên, bịt mắt đập niêu… Trò nào cũng vui cũng thu hút được nhiều người tham dự. Tiếng cười nói nhộn nhịp rôm rả khắp muôn nơi. Tết năm nay, em thật may mắn khi tham gia trò ném bóng được tặng một chú gấu bông xinh xắn. Thật hạnh phúc khi được ôm chú gấu bông trong tay cùng với bố mẹ.
Đi chợ thật vui biết bao! Em ao ước năm sau sẽ được đi Chợ Viềng lần nữa để được tận hưởng không khí vui tươi, hạnh phúc và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp bình dị, thân thương đầy màu sắc nơi đây.
Bạn tham khảo nha:
Tết đến, xuân về với bao niềm vui, bao điều diệu kì, mới mẻ. Mỗi dịp tết, em thật vui được cùng bố mẹ về quê ngoại chúc Tết. Nam Định thân yêu là quê hương yêu dấu của em, nơi đây ấm nồng tình cảm của ông bà, họ hàng thân thiết và những người dân quê giản dị, hiền lành. Tuyệt vời nhất là em được đi Chợ Viềng cùng người thân để cầu may mắn. Hòa cùng sắc xuân, dòng người đi dự hội, lòng em trào dâng bao nhiêu cảm xúc mới lạ.
Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người từ khắp nơi đổ về để dự hội mua bán lấy may đầu xuân năm mới. Khác với những nơi buôn bán khác, ở đây cả người mua và người bán đều không đặt lợi nhuận lên trên. Họ chỉ mong mua bán sự may mắn, tốt lành. Tiết trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay càng làm cho Chợ Viềng thêm độc đáo, đặc sắc. Chợ họp dọc hai bên đường kéo dài vào tận trong chợ với biết bao đồ, mặt hàng tượng trưng cho may mắn, mặn mà, lấy đỏ lấy hên đầu năm như nến, bật lửa, muối, giỏ, những nông cụ,…. Đặc biệt là những chậu hoa nhỏ xinh mà tuyệt đẹp. Cây cối khắp nơi rủ nhau về dự hội khoe hương, khoe sắc. Cũng như bao hội ở quê, Chợ Viềng ngoài mua bán lấy may, hội còn có nhiều trò chơi giải trí như: bắn súng, ném bóng vào cốc, ném cung tên, bịt mắt đập niêu… Trò nào cũng vui cũng thu hút được nhiều người tham dự. Tiếng cười nói nhộn nhịp rôm rả khắp muôn nơi. Tết năm nay, em thật may mắn khi tham gia trò ném bóng được tặng một chú gấu bông xinh xắn. Thật hạnh phúc khi được ôm chú gấu bông trong tay cùng với bố mẹ.
Đi chợ thật vui biết bao! Em ao ước năm sau sẽ được đi Chợ Viềng lần nữa để được tận hưởng không khí vui tươi, hạnh phúc và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp bình dị, thân thương đầy màu sắc nơi đây.
đề bài : vì dịch bệnh covid 19 nên em không được về quê đón tết . hãy kể lại dịp đón tết của em ở nhà ( có thể viết đi chơi ở khắp hà nội nhưng phải liên quan đến covid 19)
đề bài : vì dịch bệnh covid 19 nên em không thể đi đâu chơi . hãy kể lại trải nghiệm của em ở nhà cách ly và tuân thủ các quy luật covid 19
" loại văn viết về trải nghiện của em"
ĐÂY LÀ MÔN MĨ THUẬT NHA CÁC BẠN KO CÓ MÔN MĨ THUẬT NÊN MÌNH CHO VÔ CÁI NÀY NHÉ VÌ CÂU HỎI GIỐNG VĂN GIÚP MK VỚI NHÉ CÁC BẠN.
Câu 1.Hãy kể ấn tượng của em về quê hương? Điểm nào trong kiến trúc, phong cảnh ở quê hương làm em nhớ nhất?
Câu 2.Không khí hoạt động của mùa xuân như thế nào? Hoạt động nào làm em nhớ nhất?
Câu 3.Em đã đi chợ hoa tết chưa? ấn tượng của em về chợ hoa tết? (nếu em chưa đi chợ hoa tết em thấy cảnh vật trong khu vườn nhà mình thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến).
Câu 4.Tại sao nói màu sắc có vai trò quan trọng trong vẽ tranh chủ đề mùa xuân và quê hương?
Câu 5.Hãy nêu suy nghĩ của em về tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng?
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn kể về trải nghiệm của em khi lần đầu được đi chợ hoa xuân.
Đề bài : Viết bài văn kể lại 1 trải nghiệm của em.
Là kể lại 1 chuyến đi du lịch đó các bạn . VD : Đi du lịch ở Hạ Long
Các bạn hãy giúp mình làm bài nhé !
trả lời !
mình trả lời nha !
mẫu 1:
Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đình tôi tổ chức đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng đặt chân đến.
Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng đôi khi hơi khó tính gọi dậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhân. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ ra cửa. Ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ lúc nào chẳng biết.
Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt ruột. Nhưng... khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo...oo, mùi mằn mặn mang đặc chất biển. Thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh. Bố tôi lấy chìa khoá phòng rồi dẫn cả nhà lên tầng. Căn phòng thật rộng, tôi ra ban công phóng tầm mắt ngắm biển. Long lanh một màu nắng trên mặt nước. Người đi tắm chi chít trên bờ. Những quán nước trên cát dựng từ cột, lợp lá thật thơ mộng. Tôi vào phòng nghỉ ngơi đã. Chiều tôi thức dậy gọi bố mẹ đi bơi. Băng qua con đường nhựa là đến bãi cát. Người đi tắm tấp nập. Có mấy người tắm xong, khoác khăn lên bờ, người ướt dượt. Có mấy người lại nằm dài tắm nắng. Còn dưới biển, đủ người già trẻ.. tắm táp, bơi lội. Có mấy bạn nhỏ cũng mặc áo phao như tôi, bố mẹ đang dạy bơi. Tôi ngâm mình xuống nước, mát lắm, bơi lội thoả thuê, tôi lên bờ xây lâu đài cát và cùng bố mẹ ngồi quán uống nước. Sau đó tôi về tắm sạch, mặc quần áo mới rồi xuống nhà ăn. Trời đã sẩm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn. Nào là cua, nào là mực, nào là tôm... Chao ôi, bao nhiêu món đồ biển bày ra đây. Tôi ăn rất nhiều nhưng vẫn lên phòng trước mọi người. Tôi ngồi xem vô tuyến một lúc thì mẹ tôi lên gọi tôi ra biển chơi. Cả nhà tôi ra biển, thuê ghế nghỉ, nghe tiếng sóng vỗ ào ạt. Mặt trăng ở biển sao mà khác với thành phố thế, nó to, tròn và hơi đỏ như mặt trời. Sóng tung bọt lấp loáng một dải dọc vàng vàng. Tôi đang mơ màng thì bị chị tôi kéo đi. Ra khỏi bãi cát là đến mặt đường nhựa. Hai bên vỉa hè, hàng đồ lưu niệm mọc như nấm. Gia đình tôi đi dạo và mua luôn quà cho ông bà và hàng xóm. Đèn đường vàng vàng như làm tăng bầu không khí náo nhiệt ở đây. Người đi đường cũng có thể là khách du lịch, mua hàng trao đổi thật là sôi nổi. Mua xong gia đình tôi trở lại khách sạn, để ngày mai còn lên đường về thủ đô Hà Nội.
Chuyến đi đã kết thúc, nhưng những suy nghĩ của tôi về thành phố cảng này chưa dừng lại cuộc vui chơi với biển này đã mở đầu cho một mùa hè xanh tươi trẻ. Tôi yêu thiên nhiên, nhất là biển cả bao la.
mẫu 2:
Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.
Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.
Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.
Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.
Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.
Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.
Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…
Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.
Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.
Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!
Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
mẫu 3
Nếu ai đã đến Quảng Ninh thì chắc sẽ không quên ghé thăm Vịnh Hạ Long. Năm ngoái, tôi đã có một chuyến thăm quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em trai. Tôi rất thích thú và nhớ mãi chuyến đi tuyệt vời đó.
Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nho nhỏ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Cả nhà tôi cùng vi vu trên chiếc xe ô tô với rất nhiều hành lí cho chuyến đi chơi biển. Chị em tôi ai cũng háo hức chờ mong đến nơi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu. Những làn gió biển nhè nhẹ mơn man mái tóc tôi. Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Hạ Long khiến ai nấy cũng phải trầm trồ. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây mọc lên bao nhiêu là đảo, hang động: hang Đầu Gỗ, động Thiên Cung, hòn Trống Mái với hàng ngàn loài động vật, thực vật phong phú và quý hiếm có ở trên rừng dưới biển.
Tôi cùng gia đình đến thăm quan động Thiên Cung – một trong những hang động đẹp và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và trong cả nước. Theo một con đường vách đá cheo leo, cây rừng cho phủ xanh um, chúng tôi thật bất ngờ thấy động hiện ra trước mắt với một vẻ đẹp lộng lẫy đến ngỡ ngàng. Cô hướng dẫn viên kể rằng động Thiên Cung gắn với một truyền thuyết về vua Rồng xưa. Trên vách động là một bức tranh hoành tráng với những đường nét chạm khắc tinh tế của thiên nhiên mang hình ảnh của những nhân vật cổ tích xưa. Ở ngăn động cuối cùng là nơi nàng Mây trong truyền thuyết đã tắm cho một trăm người con của mình. Cuối một con đường uốn khúc quanh co là nơi chia tay của nàng Mây cùng năm mươi người con đi khai phá vùng đất mới với Hoàng tử Rồng – chồng nàng cùng năm mươi người con ở lại xây dựng quê hương.
Địa điểm tiếp theo mà gia đình tôi đến thăm là đảo Tuần Châu. Đây là nơi cung cấp rau xanh cho thành phố. Chúng tôi mới tới một ngôi nhà bằng tre nứa, song mây đơn sơ đã được dựng cách đây rất lâu. Đó là nơi nghỉ chân của Bác Hồ sau mỗi lần đi thăm vịnh. Trên đảo Tuần Châu, buổi tối, người ta còn tổ chức sân khấu nhạc nước và xiếc cá heo. Bố mẹ cũng đưa hai chị em tôi đi xem. Em trai tôi rất thích thú và chạy nhảy tung tăng. Đó thực sự là một buổi tối rất tuyệt vời.
Khi về đến chỗ nghỉ, cả nhà tôi đều thấm mệt nhưng ai nấy vẫn háo hức, thích thú đi ngắm cảnh thành phố Hạ Long về đêm. Cả thành phố lung linh ánh điện trong làn gió mát rượi từ biển thổi vào.
Ngày hôm sau, tôi đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long. Đến đây, tôi hò reo thích thú cùng làn gió biển lồng lộng. Bãi cát vàng óng trải dài dọc bờ biển. Sóng biển lăn tăn đập vào bờ, từng đợt sóng nối tiếp nhau đùa giỡn. Sau khi tắm biển, chúng tôi tận hưởng những trái dừa tươi ngay trên bờ và ngắm cảnh Bãi Cháy. Đó là một khu du lịch, hấp dẫn khách trong và ngoài nước với địa hình là một quả đồi thấp thoai thoải, được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, mang lại cho thành phố biển một dáng vẻ hiện đại. Khung cảnh nơi đây khiến chúng tôi không muốn rồi, nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay với Hạ Long.
Hạ Long thật là đẹp! Vẻ đẹp ấy chính là món quà độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi đây. Nếu có dịp, các bạn hãy đến thăm vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng và tận hưởng những kì thú của thiên nhiên, các bạn nhé!
Kể về 1 lần em đi chợ tết
#Nguồn: Hoc24
Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.
Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.
Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.
Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.
Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.
Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.
Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư
ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.
Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.
Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.
Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.
Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.
Tham khảo:
Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.
Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.
Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.
Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.
Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi cúi cẩn trước ban thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.
Tết đã đến. Em được bố mẹ đưa về quê ăn Tết cùng ông bà, các bác và anh chị. Tối ngày 28 Tết bố hứa ngày mai sẽ cho em đi chợ Tết. Em tò mò hỏi: “Bố ơi, đi chợ nào ạ?” Bố ôn tồn nói: “Gần đây có chợ Ống. Đây là chợ phiên họp vào các ngày 2, ngày 4, ngày 7, ngày 9 âm lịch. Ngày mai 29 là phiên chợ cuối năm, vui lắm con ạ.” Em háo hức mong cho nhanh đến sáng.
Sáng hôm sau, nghe tiếng bố gọi, em liền bật dậy làm vệ sinh cá nhân. Mẹ mặc cho em bộ quần áo mới và em cùng bố mẹ đi bộ vào chợ. Hai bên đường là những luống hoa cải vàng tươi rung rinh trong gió. Xen lẫn màu vàng là những bông hoa màu trắng muốt. Khi nghe em hỏi mẹ cười gọi đó là hoa đồng nội. Cả nhà vừa đi vừa nói chuyện chẳng mấy chốc chợ đã hiện ra trước mặt.Từ xa em đã nhìn thấy những chùm bong bay đủ màu sắc, đủ hình dạng. Thích quá! Em xin bố mẹ mua cho một quả. Mẹ nói đi một vòng chợ đã, khi nào về mẹ sẽ mua. Trong chợ, người mua, người bán tấp nập. Các bạn cùng lứa tuổi em cũng được bố mẹ hay ông bà đưa đi mua quần áo mới và đồ chơi. Em nắm chặt tay mẹ bước đi vì sợ lạc. Đây là nơi bán hoa và cây cảnh. Hàng trăm bông hoa đang thi nhau khoe sắc. Nào là hoa hồng đỏ thắm, hoa cúc vàng tươi, hoa thược dược, hoa lay ơn, hoa vi ô lét, … Bên cạnh đó là những chậu quất sai trĩu quả, những cây đào, cành đào bích cũng đẹp không kém. Đi tiếp vào là hàng bán các loại bánh: bánh chưng, bánh dày, bánh gio, …. Rẽ sang trái là dãy hàng rau củ quả. Mẹ em mua súp lơ, cà rốt, su hào và rau xà lách. Cô bán hàng tươi cười nhặt rau giúp mẹ và cho vào túi đồ và không quên khen mẹ em có cô con gái xinh xắn. Em vừa vui vừa xấu hổ đỏ cả mặt. Mẹ nói bên kia là dãy bán đồ khô, bà đã sắm đủ nên không cần mua nữa. Em cùng bố ra hàng bán đồ chơi. Bố mua cho em một con búp bê xinh ơi là xinh. Lúc ra về mẹ lại mua một quả bong bay to màu đỏ in chữ “Chúc mừng năm mới” thật đẹp. Mẹ cũng đã mua đủ đồ, em lại cùng bố mẹ đi về.
Tuy có hơi mỏi chân nhưng em thấy thật vui và thích thú. Có lẽ đây là lần đầu tiên em đi chợ Tết ở quê và em sẽ nhớ mãi.
Hãy viết một đoạn văn từ 150 đến 200 kể lại trải nghiệm của bản thân về buổi chợ Tết quê em. (Kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm)
Tham khảo đoạn văn sau:
Sáng nay, em háo hức thức dậy từ sớm, để theo bà đi phiên chợ Tết họp ở đầu làng. Hôm nay đã là 23 tháng Chạp rồi, nên thời tiết rất là “xuân”. Trong cái không khí lạnh lẽo, là những đợt mưa xuân thỉnh thoảng vương qua vai áo. Ánh nắng mặt trời ấm áp thì chỉ le lói mà thôi. Chỉ thoáng cái, lại bị mây mù che đi. Khi em và bà đến nơi, phiên chợ đã đông lắm rồi. Cả một vùng đê rộng lớn đã phủ đầy những gian hàng rực rỡ. Người kĩ thì đến sớm dựng chòi, người hào sảng thì chỉ cần trải bạt ra rồi bày hàng lên là được. Về hàng hóa thì đa dạng vô cùng, nhưng đều có điểm chung là dùng cho ngày Tết. Từ thịt cá, rau củ, đến hoa quả, áo quần, giày dép. Rồi cả đủ thứ vật dụng trong nhà cho mọi người sắm sửa như dao thớt, chăn gối, tủ chậu… Cùng các món đồ dành riêng cho bàn thờ tổ tiên như vàng mã, lư hương, cát trắng… Cái gì cũng có, cũng nhiều. Hấp dẫn và đông vui nhất, vẫn cứ là các gian hàng bày bán đồ phụ kiện trang trí cho ngày Tết. Dù giàu nghèo hay bao nhiêu tuổi, người ta vẫn say sưa với cái gọi là đón Tết. Ai ai đến chợ cũng ghé qua các quầy này, mua đôi câu đối, đĩnh vàng, đòn bánh chưng nhỏ về treo lên cửa, cành đào, cành mai cho có không khí xuân.
Bạn tham khảo nha:
Tết đến, xuân về với bao niềm vui, bao điều diệu kì, mới mẻ. Mỗi dịp tết, em thật vui được cùng bố mẹ về quê ngoại chúc Tết. Nam Định thân yêu là quê hương yêu dấu của em, nơi đây ấm nồng tình cảm của ông bà, họ hàng thân thiết và những người dân quê giản dị, hiền lành. Tuyệt vời nhất là em được đi Chợ Viềng cùng người thân để cầu may mắn. Hòa cùng sắc xuân, dòng người đi dự hội, lòng em trào dâng bao nhiêu cảm xúc mới lạ.
Chợ Viềng được tổ chức vào tối mùng 7 và ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Mọi người từ khắp nơi đổ về để dự hội mua bán lấy may đầu xuân năm mới. Khác với những nơi buôn bán khác, ở đây cả người mua và người bán đều không đặt lợi nhuận lên trên. Họ chỉ mong mua bán sự may mắn, tốt lành. Tiết trời se se lạnh, mưa xuân lất phất bay càng làm cho Chợ Viềng thêm độc đáo, đặc sắc. Chợ họp dọc hai bên đường kéo dài vào tận trong chợ với biết bao đồ, mặt hàng tượng trưng cho may mắn, mặn mà, lấy đỏ lấy hên đầu năm như nến, bật lửa, muối, giỏ, những nông cụ,…. Đặc biệt là những chậu hoa nhỏ xinh mà tuyệt đẹp. Cây cối khắp nơi rủ nhau về dự hội khoe hương, khoe sắc. Cũng như bao hội ở quê, Chợ Viềng ngoài mua bán lấy may, hội còn có nhiều trò chơi giải trí như: bắn súng, ném bóng vào cốc, ném cung tên, bịt mắt đập niêu… Trò nào cũng vui cũng thu hút được nhiều người tham dự. Tiếng cười nói nhộn nhịp rôm rả khắp muôn nơi. Tết năm nay, em thật may mắn khi tham gia trò ném bóng được tặng một chú gấu bông xinh xắn. Thật hạnh phúc khi được ôm chú gấu bông trong tay cùng với bố mẹ.
Đi chợ thật vui biết bao! Em ao ước năm sau sẽ được đi Chợ Viềng lần nữa để được tận hưởng không khí vui tươi, hạnh phúc và chiêm ngưỡng những cảnh đẹp bình dị, thân thương đầy màu sắc nơi đây.
Trong dịp tết nguyên đán , em đã có dịp đi chợ cùng người thân . Hãy tả lại quang cảnh chợ lúc em có mặt
các bạn giúp mình nhé
ai làm nhanh trong 3 ngày mình sẽ cho tích
Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức chuẩn bị để đón chào một năm mới sắp đến. Đi chợ Tết cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết. So với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết dường như đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.
Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào 28 tháng chạp âm lịch là em lại cùng mẹ xách làn đi chợ, mua đồ chuẩn bị cho dịp Tết gần kề. Trên đường, người và xe đi lại như mắc cửi, có lẽ ai cũng đang bận rộn sắm sửa để có một ngày Tết trọn vẹn. Chợ những ngày Tết đông đúc gấp hai lần những ngày bình thường.
Em thích nhất là được theo mẹ đến khu chợ hoa. Ở đây ngập tràn cây cối với đủ những màu sắc rực rỡ khác nhau. Những cây quất tươi tốt sai trĩu quả, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy. Những bông hoa đào màu hồng nhạt tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng, nụ hoa nhỏ nhắn e ấp như màu má người thiếu nữ. Có vài cây mai được chuyển từ miền Nam đến. Sắc hoa vàng rực làm nổi bật cả một góc chợ. Ngoài những loài cây, loài hoa đặc trưng cho ngày Tết, chợ còn bày bán những bông cúc với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, những đóa hồng, đóa ly kiều diễm đang vươn mình đón ánh nắng mai, bông huệ trắng tinh khôi thì dịu dàng ẩn nấp trong một góc. Sau khi chọn xong một cành đào vừa ý để cắm trong phòng khách, em theo mẹ sang khu bán hoa quả. Mẹ đang lựa những loại quả đẹp mắt để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, gồm có một nải chuối xanh, quả chuối cong cong hình lưỡi liềm, một quả dứa tỏa hương thơm lừng, vài trái cau, trứng gà và quất để bày biện xung quanh.
Vậy là những đồ để bày trên bàn thờ tổ tiên đã xong, tiếp theo, hai mẹ con sang khu thực phẩm để mua đồ làm cỗ. Thực phẩm ngày Tết dường như phong phú hơn hẳn. Đầu tiên là đồ để gói bánh trưng. Những cái lá dong cùng lạt được người bán sắp xếp hết sức gọn gàng. Gạo nếp cùng đỗ được mẹ lựa hết sức cẩn thận. Gạo phải trắng ngần còn đỗ thì hạt phải tròn và mẩy. Em vẫn nhớ mẹ bảo mâm cỗ truyền thống của người Việt phải gồm 8 bát và 8 đĩa. Bên cạnh bánh trưng phải còn có thịt gà, nem rán, thịt đông, xôi gấc, rau củ xào, canh nấm mọc và miến... Sang đến khu gia cầm, những chú gà, vịt được nhốt trong lồng kêu lên ầm ĩ mỗi khi có người ghé qua. Con nào con đấy lông mượt và béo múp. Mẹ cũng không quên sắm cho em một bộ quần áo mới. Khu quần áo ngập tràn màu với đầy đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Tiếng cười nói, mời chào của người mua, người bán làm huyên náo cả khu chợ. Ai cũng tranh thủ mua đồ thật nhanh để còn về sửa sang lại nhà cửa.
Đi chợ Tết khiến em cảm thấy mùa xuân đang đến rất gần, không khí rộn ràng, náo nức ngập tràn khắp muôn nơi. Không chỉ thế, đi chợ Tết còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.
Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.
Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.
Mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, chuông đồng hồ vừa điểm năm tiếng em đã thức dậy. Hôm nay được mẹ hứa sẽ cho em đi chơi Tết cùng mẹ, lòng nôn nao vui sướng em phải dậy sớm để chuẩn bị thay quần áo mới
Vừa đến đầu chợ em phải ngạc nhiên trước sự đông đúc tấp nập đến choáng ngợp. Mới có 6 giờ. Thời điểm này ở những ngày bình thường thì chợ còn vắng lắm chỉ có người bán dọn hàng ra thôi. Thế nhưng hôm nay thi khác không biết người ta dọn chợ từ bao giờ mà các gian hàng đã bày biện đủ cả. Còn người đi chợ thì đông đúc chen lấn nhau, âm thanh huyên náo cả bầu trời.
Nắng đã lên cao dần, ánh mặt trời tỏa chiếu phản ánh các tủ bán đầy màu sắc tạo ra những hình ảnh rực rỡ.
Quả là chợ Tết có khác. Em đã bị cuốn hút bởi các sạp bán quần áo: áo thun, áo kiểu, áo đầm. Họ sắp xếp từng loại giày, loại dép từ số nhỏ đến số lớn trông thật đẹp mắt. Người mua chật ních cả gian hàng. Bà thì chọn đôi dép này, cô thì chọn đôi giày kia. Các cậu con trai thì có dép da, sandal, lại có những loại model nữa. Thật tình em không lòng dạ nào rời khỏi quầy giày dép này. Ôi nhưng mẹ đâu rồi, em phải chen qua mấy hàng người mới theo kịp mẹ. Rời gian hàng này mẹ dẫn em qua gian hàng bánh kẹo. Một mùi thơm hấp dẫn thu hút mọi người. Bao nhiêu là bánh mứt dừa… đủ loại hạt sen, chà là, hạt dưa cùng với các loại bánh, kẹo được bày biện ngăn nắp. Người mua chọn hàng trả giá, người bán chào hàng, mời gọi. Đôi bàn tay của chị bán bánh mứt thật khéo. Chị gói hàng thật nhanh mà đẹp nữa thoăn thoắt liên tục không ngừng. Đợi mẹ mua sắm những vật dụng cần thiết, những món ăn cần cho ngày rước ông bà, em được mẹ dẫn xem hàng dưa. Chợ dưa ở phía ngoài nhà lồng chợ. Các gian hàng này chỉ mới mọc lên có mấy ngày nay thôi. Năm nay ngoài những loại dưa hấu bình thường lại có dưa vò vàng ruột đỏ, dưa vỏ có sọc ruột vàng nữa. Các loại dưa, tên dưa được người bán giới thiệu rành rọt: Dưa Hồng Ngự, dưa Gò Công, dưa Kim Lan. Mẹ đã chọn mua mỗi thứ một cặp. Thế là em được thưởng thức mùi vị của các loại dưa. Ở đây thật là chật chội vì các loại xe đậu phía ngoài của những người mua dưa. Những chiếc xe ba bánh chở ra chở vô nườm nượp. Vất vả lắm em và mẹ mới khiêng được giỏ dưa ra ngoài và gởi ở một quầy hàng quen. Giờ thì em và mẹ bách bộ đến chợ hoa. Ôi! Thật tuyệt, chợ hàng hoa rực rỡ các sắc màu. Dọc mé sông thì toàn là cúc: cúc đại đóa, cúc mâm sôi, cúc trăng, cúc tím đang khoe sắc, mời gọi mọi người yêu hoá. Rồi tiếp theo là hàng hoa hồng: hồng nhung, hồng tường vi. Các chậu lớn được xếp ngay ngắn. Những nụ hồng xinh xinh đang hé nở như mỉm cười với em, khiến em phải dừng chân lại năn nỉ mẹ mua cho em một chậu. Mé bên kia đường lại là hàng hoa đào cùng những chậu mai, người ta nói mùa Xuân đến, miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Thế mà năm nay, mai và đào ở đây đều có cả. Những chậu “kiểng có nhiều dáng hình khác nhau được bày ra ở gian cuối. Những nghệ nhân tạo thành hình thật khéo đã làm hài lòng những người thích chơi kiểng, chơi hoa. Cả một đoạn đường dài đầy người qua kẻ lại với những chậu hoa, chậu kiểng ôm trên tay. Thích thú vô cùng khi mẹ mua thêm hai chậu cúc vàng, chậu sung kiểng, một nhánh đào và một nhánh mai. Thế là năm nay nhà mình ăn Tết lớn rồi. Còn gì vui sướng hơn xuân về em đã có quần áo mới, giày đẹp, trong nhà có bánh mứt có dưa hấu lại còn có hoa kiểng, Mẹ đã phải thuê một chiếc xe ba báhh để chở đồ về nhà.
Thật là một ngày vui, chợ Tết sạo mà tưng bừng náo nhiệt, nó hấp dẫn, thu hút làm sao ấy. Em ngồi bên mẹ mỉm cười sung sướng mắt lim dim mơ màng ao ước "giá như phiên chợ nào cũng là chợ Tết và ngày nào mình cũng được theo mẹ đi chợ như thế này!".
Hãy kể lại một trải nghiệm về một việc làm tốt của em, mik đang cần gấp mong các bạn giúp mik:)))))))))
tham khảo***Trong cuộc đời, mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Điều đó có thể khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bản thân tôi cũng đã từng làm được rất nhiều việc tốt.
Tôi vẫn còn nhớ hôm đó là chủ nhật. Khi ấy, tôi cùng các bạn trong xóm rủ nhau đi đá bóng. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ và sôi nổi về trận đấu sắp tới. Cả nhóm đều hy vọng có thể giành chiến thắng trước đội bóng của xóm Đông - một đội bóng rất mạnh trong làng. Cả đội đang rất quyết tâm.
Nhưng khi cả nhóm đang đi gần đến sân bóng, tôi chợt nhìn sang phía bên kia đường có một cụ bà đang sách một túi đồ rất nặng. Bỗng nhiên có một đám thanh niên bốn năm người đi ngang qua, xô vào người bà cụ khiến bà đánh rơi túi đồ. Chiếc túi rơi xuống đất, những quả cam ở trong túi lăn ra xa. Chắc có lẽ bà cụ vừa đi chợ về. Đám thanh niên nọ thấy vậy nhưng vẫn không quay lại xin lỗi và nhặt đồ lên giúp bà cụ. Họ chỉ quay lại nhìn rồi mỉm cười rồi lại nhanh chóng bước đi.
Những người đi dưới đường cũng không ai chịu dừng xe lại giúp đỡ bà cụ. Tôi thấy thế liền chạy tới giúp bà nhặt những quả cam còn đang rơi, xếp cẩn thận vào chiếc túi rồi đưa lại cho bà cụ.
Bà cụ mỉm cười rồi nói với tôi:
- Bà cảm ơn cháu nhiều lắm! Cháu quả là một đứa trẻ ngoan ngoãn!
Tôi liền nhanh nhảu hỏi bà cụ:
- Không có gì đâu ạ… Bà ơi, bà đi đâu để cháu đưa bà đi ạ?
Bà cụ trả lời:
- Nhà bà ở bên đường, gần ngay sân bóng kia kìa.
Tôi đang trò chuyện với bà cụ thì thấy cả nhóm bạn của mình chạy lại. Nghe thấy bà cụ trả lời, cả nhóm đồng thanh đáp.
- Vậy ạ? Vậy để chúng cháu đưa bà qua đường ạ!
Tất cả cùng nhau mỉm cười hớn hở. Cả nhóm cùng dắt bà cụ qua đường một cách thật cẩn thận. Trên đường đi, bà cụ còn hỏi han chúng tôi rằng đang đi đâu. Tôi đã đại diện cả nhóm kể lại cho bà về cuộc thi đấu sắp tới. Bà nói rằng những đứa trẻ tốt bụng như chúng tôi chắc chắn sẽ giành được chiến thắng. Chúng tôi càng thêm tự tin hơn về kết quả cuối cả đội.
Sau khi đưa bà về đến nhà, cả nhóm nhanh chóng vào sân bóng. Cũng may vẫn còn thời gian để chuẩn bị trước trận đấu. Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng. Cuối cùng chúng tôi đã giành chiến thắng với tỉ số 2 - 1. Bàn thắng ấn định chiến thắng do chính tôi ghi công.
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…” - đó là những lời trong bài hát “Để gió cuốn đi”. Lời ca gửi gắm ý nghĩa về tấm lòng biết sẻ chia trong cuộc sống. Khi làm được việc tốt, chúng ta sẽ nhận lại nhiều thứ quý giá.
Tham khảo
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
Tham Khảo
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gầm bàn, gầm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Song rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hải chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống gióng giả vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuôn mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được. Chính bạn Ánh đã giúp em đấy ạ!
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi. Bạn Hoa tuy không trực nhật nhưng lại rất trung thực. Còn Ánh, em đã rất đúng khi biết giúp đỡ bạn bè. Cả lớp có phải nên học tập bạn Ánh không?
Chúng tôi thi nhau: “Có ạ!” Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng nó thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gặp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.