Những câu hỏi liên quan
đặng vũ anh thư
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
14 tháng 12 2021 lúc 21:44

Tham khảo:

C1:Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Lòng tự trọng giúp mỗi người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. Có được lòng tự trọng bạn sẽ nhận được sự quý trọng, yêu quý của mọi người.

C2:Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng taSống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sốngTa trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình.

 

lạc lạc
14 tháng 12 2021 lúc 21:45

tk

1,Lòng tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý của mỗi người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua những khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Lòng tự trọng giúp mỗi người nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. Có được lòng tự trọng bạn sẽ nhận được sự quý trọng, yêu quý của mọi người.

2,Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng taSống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sốngTa trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình.

3,Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu  ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.

Đại Tiểu Thư
14 tháng 12 2021 lúc 21:46

Tham khảo:

C3:Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”. Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu  ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.

C4:Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Lòng yêu thương con người có thể được biểu hiện như sau: Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Ý nghĩa được mọi người yêu mến,quý trọng.

C5:Tinh thần đoàn kết vốn  một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợgiúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất  những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

C6:Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác;  biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa  tự tha thứ cho chính mình...

Xem chi tiết
Hoàng Chí Đức
22 tháng 9 2018 lúc 14:41

Chào bạn. Thấy mik lễ phép k ?

Sau đây mik xin trả lời là:

-Lễ phép là thái độ được coi là đúng mực với người trên, tỏ ra có lòng kính trọng.

-Việc lễ phép là chào hỏi thầy cô giáo khi gặp, đi học về chào ông, bà, bố, mẹ ...( mik cũng là người lễ phép nè!!! )

- Việc không lễ phép là cãi lời người lớn, gặp người thân, quen biết không chào hỏi ...

                                                        **********HẾT**********

im thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
22 tháng 10 2021 lúc 20:23

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
 Tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.

Mikachan
22 tháng 10 2021 lúc 20:23

Tham khảo:

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
 Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi sao cho chuản mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoành đúng mực biết giữ lời hứa và luôn làm tròn n/v của mk, ko để người khác nhắc nhở, chê trách.

- Những việc cần làm để rèn luyện tính trung thực:

+ Luôn tôn trọng, nói đúng sự thật, bảo vệ lẽ phải.

+ Thành thật nhận khuyết điểm của mình

+ Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.

+ Trung thực trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

+ Không tham lam, gian dối đối với mọi người…

[ Hải Vân ]
Xem chi tiết
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
6 tháng 12 2019 lúc 19:05

Tự trọng và tự tin đều cần sự hiểu biết đúng về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng xử phù hợp  trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành cách con người

Khách vãng lai đã xóa
Lê Xuân Phúc
6 tháng 12 2019 lúc 19:07

Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng của bản thân 

Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân

Tự tin và tự trọng đều cần sự hiểu biết đúng đăn về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng sử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành nhân cách con người .

Khách vãng lai đã xóa
Mai Hoang Giang
6 tháng 12 2019 lúc 19:08

- Tự tin là tin tưởng khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.

- Tự trọng, tự tin cần sự hiểu biết đúng về bản thân, để giúp ta ứng xử sao cho phù hợp ở mọi hoàn cảnh. Tự nhận thức là luôn có ý thức với việc làm của mình.

Khách vãng lai đã xóa
đạt lê
Xem chi tiết
htfziang
7 tháng 10 2021 lúc 8:46

tham khảo (mà tỏng sgk có mà?)

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Nguyen thi khanh an
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
2 tháng 11 2021 lúc 10:11

- Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân
- Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người.
Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định.

Sunn
2 tháng 11 2021 lúc 10:11

THAM KHẢO

- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách.

- Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của Xã hội.

canyouhelp me
2 tháng 11 2021 lúc 11:57

Tự trọng là sự đánh giá chủ quan của một cá nhân về giá trị của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân (ví dụ: "Tôi không được yêu thương", "Tôi xứng đáng với phần thưởng") cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ.[1] Smith và Mackie (2007) đã định nghĩa nó bằng cách nói " Khái niệm về bản thân là những gì chúng ta nghĩ về bản thân; lòng tự trọng, là những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về bản thân, như cách chúng ta cảm nhận về nó." [2]

Tự trọng là một cấu trúc tâm lý hấp dẫn vì nó dự đoán những kết quả nhất định, chẳng hạn như thành tích học tập,[3][4] hạnh phúc,[5] sự hài lòng trong hôn nhân và các mối quan hệ,[6] và hành vi phạm tội.[6] Lòng tự trọng có thể áp dụng cho một thuộc tính cụ thể (ví dụ: "Tôi tin rằng tôi là một nhà văn giỏi và tôi cảm thấy hài lòng về điều đó") hoặc trên quy mô tổng quát (ví dụ: "Tôi tin rằng tôi là một người xấu và tôi cảm thấy tồi tệ về bản thân mình nói chung"). Các nhà tâm lý học thường coi lòng tự trọng là một đặc điểm tính cách lâu dài (tự trọng đặc điểm), mặc dù các biến thể bình thường, ngắn hạn (tự trọng trạng thái) cũng tồn tại. Từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa với tự trọng bao gồm nhiều điều: giá trị bản thân (self-worth),[7] tự đánh giá mình (self-regard),[8] tự tôn trọng chính mình (self-respect),[9][10] và tính toàn vẹn của bản thân (self-integrity).

Lan Mỹ Anh
Xem chi tiết
Hoài An
17 tháng 12 2016 lúc 22:13

Tự trọng : Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọngnền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.

 

Trương Nguyễn Công Chính
1 tháng 11 2017 lúc 16:47

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Vì có lòng tự trọng thì mới được mọi người yêu quý....⛇

Huỳnh Phương Trinh
3 tháng 12 2017 lúc 14:26

Lòng tự trọng là giữ gìn giá trị phẩm cách , đạo đức của mình . Sự tôn trọng là đều cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay . Người có lòng tự trọng sẽ được mọi người yêu quý , kính trọng và tạo nên mối quan hệ lành mạnh .

bùi thị mai hương
Xem chi tiết
Tạ Uyên kp
16 tháng 12 2016 lúc 15:01

1.tiết kiêm là ko tiêu xài tiền bạc của cai 1 cách phung phí mà cần sử dụng 1 cách hợp lí.

những hành vi trái vs tiet kiệm:phung phí,......

2.đầu tiên phải học lễ nghĩa(lễ phép),sau đó bắt đầu đến học hành

3.Đi xe máy đội mũ bảo hiểm

-kính trên , nhường dưới

.............................

võ trương mỹ lam
29 tháng 12 2016 lúc 17:18

1-Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất thời giang sức lực của mik và của ngưới khác

-Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mik và của người khác

2 tiên học lễ hậu học văn có nghĩa: đầu tiên là phải học đạo đức lễ nghĩa khi đã có một nhân cách hoàn thiện thì ms bắt đầu học chữ

3 -không vượt đèn đỏ

-không đi học trễ

-...

chi trần
9 tháng 1 2017 lúc 12:36

trong SGK

MINH TRÍ
Xem chi tiết
Vân Vui Vẻ
23 tháng 10 2021 lúc 7:57

1. Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng:

VD: áo, bút, thước,...

2. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo thành

VD: trong trẻo, bức tường,...

 

L Channel
23 tháng 10 2021 lúc 9:25

1.Từ đơn là những từ chỉ có 1 tiếng như:đũa,thìa,vở,bút,thước,.v..v..

2.Từ phức là những từ có 2 tiếng tở lên tạo thành thì được gọi là từ phức,ví dụ:sách vở,bút thước,cơm canh,keoh ngọt,...v...v...

3.Từ ghép là những từ có nghĩa tạo thành.Ví dụ:sách vở,lũy tre,..v...v..

4.Từ láy là những từ giống nhau,nhưng không giống nhau hoàn toàn mà có thế khác nhau âm đầu,vần,âm cuối,dấu thanh.Ví dụ:Trăng trắng, mơn mởn, đo đỏ, lanh lảnh, thoang thoảng những từ này thì chúng ta gọi là láy dấu thanh.

5.

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh 

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh 

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

 

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Ví dụ so sánh trong thơ ca

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo –  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Thu điếu – Nguyễn Khuyến).

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ 

Biển như cô gái nhỏ 

Thầm thì gửi tâm tư 

Quanh mạn thuyền sóng vỗ (Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh).

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Phân loại các kiểu so sánh

Biện pháp tu từ so sánh được chia thành 2 loại gồm so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

a – So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

b – So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Tham khảo thêm: Hoán dụ là gì?