Những câu hỏi liên quan
Chu thuỳ linh
Xem chi tiết
Chu thuỳ linh
21 tháng 4 2023 lúc 8:48

giúp đi ạ 😭

nhiu nhiu ^_^
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
19 tháng 2 2017 lúc 20:35

1. Vì sao người đời sau xem khoa cử thời Hồng Đức thịnh nhất?

Trả lời: Thời Hồng Đức được xem là thời khoa cử thịnh nhất là vì trong 38 năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tổ chức đều đặn 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

2. Tại sao nhà Lê lại quan tâm đến giáo dục?

Trả lời: Nhà Lê xem giáo dục vừa là nguồn đào tạo nhân tài làm quan giúp nước, vừa nâng cao dân trí, nói lên được sự cường thịnh, văn minh của đất nước nên rất quan tâm đến phát triển giáo dục.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ !

Trần Hồ Trúc Linh
Xem chi tiết
Ahihi Đồ Chó
9 tháng 2 2018 lúc 19:34

Hồng Đức thịnh thế đó là thời trị vì của hoàng đế thứ 5 - Lê Thánh Tông - người nổi tiếng thông minh, tài giỏi nhất trong số các vị vua Việt Nam nói chung và các vua thời Lê sơ nói riêng. Sau khi lên ngôi ông đã tiến hành cải cách chính trị, mở mang học hành, chỉnh đốn võ bị, đề cao văn hoá... đưa quốc gia phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hoá, xã hội, đến giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc, làm nên nền quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao vàng son. Nước Đại Việt trước thời Lê Thánh Tông chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực Đông Nam Á. Điều này khiến vua Lê Thánh Tông trở thành một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam và là hiện thân của một thời đại hoàng kim của quốc gia Đại Việt.

Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
6 tháng 3 2022 lúc 21:57

đánh gái ?????????

qlamm
6 tháng 3 2022 lúc 21:57

B viết sai r kìa

đánh giá mới đúng nha

Vũ Quang Huy
6 tháng 3 2022 lúc 21:58

tham khảo

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của ông được đánh dấu bởi sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là Hồng Đức Thịnh Thế (洪德盛世).

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dân đột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 8 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ, đặt niên hiệu là Quang Thuận, sau đổi thành Hồng Đức.

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: "Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Bản thân nhà vua cũng là một người ưa chuộng học vấn, thích ngâm thơ, nghiên cứu và luận bàn kinh sử Nho gia. Ước tính ông có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[6]

Đối với kinh tế, Lê Thánh Tông ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, về ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[7] Nhà vua còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[8] Ông cũng cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[9]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.

Đậu Minh Phú
Xem chi tiết
Huỳnh Thùy Dương
20 tháng 2 2022 lúc 21:45

Giáo dục khoa cử:
Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long ; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428- 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. luật pháp: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). - Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

   *Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, là vua trị vì lâu nhất nhà Lê sơ. 

 

nguyễn dũng
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
20 tháng 2 2022 lúc 15:50

Refer

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học

sky12
20 tháng 2 2022 lúc 16:39

Tình giáo dục và thi cử thời Lê Sơ là: 

- Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Gíam

- Mở trường học ở các lộ,mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi

- Đa số dân đều có thể đi học trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát

- Tuyển chọn những người giỏi,có đạo đức đề làm thầy giáo

- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn

- Cho dựng bia đá ở Văn Miếu-Quốc tử giám nhằm tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên

Thời lê thánh tông giáo dục phát triển nhất vì:

- Tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ,lấy đỗ 501 tiến sĩ,9 trạng nguyên

- Đặc biệt chú trọng giáo dục.Ông cho lập bia tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc tử giám để tôn vinh những bậc hiền tài

-Giáo dục thời vua Lê Thánh Tông có thể nói phát triển vượt bậc hơn so với các triều đại trước, đã ánh dấu bước mở đầu quyết định của chế độ đào tạo quan chức bằng giáo dục

+ Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" từng viết rằng "Khoa cử các đời thịnh nhất là Hồng Đức(thời vua Lê Thánh Tông).Cách lấy đỗ rộng rãi,cách chọn người công bằng,trong nước không để sót nhân tài,triều đình không dùng lầm người kém".

Bài làm có điều gì sai sót mong được thông cảm 

Nguyễn Tân Vương
22 tháng 2 2022 lúc 21:18

THAM KHẢO:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học

starandmoon
Xem chi tiết
sky12
22 tháng 3 2022 lúc 21:09

C

TV Cuber
22 tháng 3 2022 lúc 21:09

C

Dân Chơi Đất Bắc=))))
22 tháng 3 2022 lúc 21:09

C

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 4 2017 lúc 8:20

Lời giải:

Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên

Đáp án cần chọn là: C

Dieu Linh Dang
Xem chi tiết
ĐINH THỊ HOÀNG ANH
17 tháng 2 2022 lúc 17:34

Lê Thánh Tông

Mỹ Hoà Cao
17 tháng 2 2022 lúc 17:35

Lê Thánh Tông

Long Sơn
17 tháng 2 2022 lúc 17:35

Lê Thánh Tông