mọi người có bt mẹo nào để nhớ các âm ed, es/s ko giúp mình với, học mãi ko nhớ :(((
Mọi người có bt cách làm thế nào để nghe nhạc mà ko lọt vô zoom khi mở mic ko. Có nghĩa là người trong zoom sẽ không thể nghe thấy những âm thanh mà mình đang nghe ý ạ. Nếu bt thì chỉ giúp mik vs các pạn ơi!
Bấm vô cái dấu ^ bên cạnh cái micro rồi nhấn chữ Audio Setting... rồi nhìn chữ Volume: thanh dài màu xanh rồi kéo thanh đóa sang phải (nhớ tắt cái Automatically adjust microphone).
Có ai cho tui biết cách nào học từ vừng nhanh và nhớ lâu ko ai nhanh nhát tui tick cho nhưng tui phải học thuột luôn dấu trọng âm đó có ai có cách ko giúp mình với
Mọi người ơi chỉ cho mình các cái mẹo để làm bài tập điền từ với họ cho mình một cái động từ thì mình phải làm sao để nhận bt nên điền loại từ gì ngoài cách dịch câu đó ra ko giúp mình vs
trước danh từ là tính từ
sau động từ là trạng từ
a,many,some,... danh từ
làm nhiều sẽ quen thôi! good luck!
Dựa vào những từ gạch chân, bạn hãy chế một câu mẹo để nhớ những từ đi với giới từ “about” (Kiểu như "Thêm ES vào sau hầu hết các từ có tận cùng là -SH, -X, -CH, -S, -0, -Z" thì để nhớ lâu nên đăt ra câu mẹo "SHáng, Say, Chiều, Xỉn, Ồ, Zé"). Mong các bạn giúp mình nếu có thể ạ. Mình xin cảm ơn ạ.
Mọi người cho mình hỏi có cách nào học từ vựng tiếng anh dễ nhớ ko ạ. Mình học theo cách thuộc lòng nhớ rồi lại quên cảm thấy mất thời gian quá
-yêu anh văn là thuộc
-luyện từ siêng
-tìm thêm từ(cho zui)
-phân tích ra tiếng việt (VD: thursday= thu rờ sờ đay)
hehe làm đc thì làm ko thì thôi nha. đó là cách của me hihi
thì ghi những từ mới ra một quyển vở lúc rảnh thì lấy ra đọc viết
Mọi người ơi, mọi người cho mình xin những tip để làm bài bài phát âm với ạ! Với cả em rất kém trong việc phát âm ed và phân biệt cách phát âm es/s với ạ
CÁCH LÀM BÀI TRỌNG ÂM
Với bài tập trọng âm, chúng ta có bộ quy tắc đánh dầu trọng âm khá dài, nhưng có 6 quy tắc cơ bản đặc biệt hữu ích cần “bỏ túi” như sau:
Quy tắc số 1: Danh từ có đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity,… trọng âm rơi vào ngay trước đuôi này.Quy tắc số 2: Đa số tính từ và danh từ 2 âm tiết trọng âm rơi thứ 1, động từ 2 âm tiết trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.Quy tắc số 3: Từ có 3 âm tiết kết thúc – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al,… trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.Quy tắc số 4: Các từ có hậu tố: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain, -ental … thì trọng âm rơi vào chính âm tiết đó.Quy tắc số 5: Các hậu tố: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less,… không ảnh hưởng trọng âm.Quy tắc số 6: Danh từ ghép trọng âm vào âm tiết thứ nhất, tính từ ghép trọng âm vào âm tiết thứ 2.Tuy nhiên, vì đề chỉ có 2 câu trọng âm nên người ra đề thường có xu hướng cho 1 câu bất quy tắc. Sau đây là một số TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT cần lưu ý:
1. Đuôi –ee trọng âm thường rơi vào chính nó (VD: employ’ee, refu’gee, jubi’lee) trừ:
Committee /kəˈmɪt.i/ : hội đồngCoffee /ˈkɒf.i/: cà phê2. Đuôi –ure trọng âm thường rơi vào trước nó (VD: ‘future, ‘picture, manu’facture) trừ:
Agriculture /ˈæɡ.rɪ.kʌl.tʃər/: nông nghiệpAcupuncture /ˈæk.jə.pʌŋk.tʃər/: châm cứuTemperature /ˈtem.prə.tʃər/: nhiệt độFurniture /ˈfɜː.nɪ.tʃər/: đồ đạc trong nhàMature /məˈtʃʊər/: trưởng thànhManure /məˈnjʊər/: phân bón3. Đuôi –ain trọng âm rơi vào chính nó (VD: enter’tain, main’tain, re’main) trừ:
Mountain /ˈmaʊn.tɪn/: ngọn núi Captain /ˈkæp.tɪn/: trưởng đoàn4. Đuôi –ment không nhận trọng âm (VD: ‘government, en’vironment, ‘comment) trừ:
Cemment /sɪˈment/II. CÁCH LÀM BÀI NGỮ ÂM
1. QUY TẮC CHUNG
Với bài tập ngữ âm, sẽ khó khăn hơn chút vì không có nhiều quy tắc. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được quy tắc trọng âm của từ, có thể từ trọng âm chính và dễ dàng đoán được các nguyên âm phần còn lại được chuyển thành âm schwa /ə/
Ví dụ:
Từ Environment /ɪnˈvaɪ.rən.mənt/ có âm tiết thứ 2 nhận trọng âm => Suy ra: Các âm còn lại đọc là /ə/
2. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC
a, Hai cách đọc của –th
Âm /θ/ : think, thank, thick, thin, theater, …Âm / /ð/: the, there, this, that, these, those, weather…Lưu ý: các từ sau thay đổi về phiên âm khi chuyển từ loại
bath /bɑːθ/ – sunbathe /ˈsʌn.beɪð/
breath /breθ/ – breathe /briːð/
cloth /klɒθ/ – clothes /kləʊðz/
b, Đuôi –gh
Thông thường ta không phát âm đuôi –gh (Plough, Although, Though, …) ngoại trừ các trường hợp sau các từ có đuôi –gh đọc là /f/ :
Cough /kɒf/: hoLaugh /lɑːf/: cười lớn Tough /tʌf/: khó khănRough /rʌf/: thô rápEnough /ɪˈnʌf/: đủ….
c, Các âm câm khác :
“W” câm trước “r” (write, wrong, wright,..) và “h” (who, whom,…)“H” câm: hour, honor, honest, heir, exhaust, ghost, vehicle, rhythm, rhino, và các wh-ques (what, when, while, which, where,…)“B” câm khi sau “m” trước “t”: lamb, comb, limb, tomb, bomb, numb, thumb, plumber, doubt, debt, subtle…“K” câm: thường là “kn” thì k câm: know, knife, knock, knight, knee, knit, knob, knot, knack, knowledge…“T” câm: listen, often, fasten, soften, castle, whistle, bustle, Chrismas,…“D” câm: handsome, handkerchief, Wednesday, sandwich /ˈsæn.wɪdʒ/, (chú ý từ sandwich này nha)D, NGUYÊN ÂM –EA–
Đa số từ 1 âm tiết đọc là /i:/ Trừ: great /ɡreɪt/, ate /eɪt/,…Ví dụ: mean /miːn/, meat /miːt/, seat /siːt/, cheat /tʃiːt/, feat /fiːt/,…
Từ 2 âm tiết trở lên và -ea- nhận trọng âm đọc là /e/Ví dụ: feather /ˈfeðər/, leather /ˈleðər/, weather /ˈweðər/,…
e, Đuôi –ate
Đuôi –ate của danh từ và tính từ thường được đọc là /ət/Ví dụ: Adequate /ˈæd.ə.kwət/
Đuôi –ate của động từ thường được đọc là /eɪt/Ví dụ:
Congratulate /kənˈɡrætʃ.ə.leɪt/: chúc mừng Rotate /rəʊˈteɪt/: quay vòng Debate /dɪˈbeɪt/: tranh luậnf, Thông thường, chữ n đọc là /n/ tuy nhiên có những trường hợp chữ n được phát âm là /ŋ/
f1. khi từ có dạng –nk- , -nc- , -nq-
pinkness /ˈpɪŋknəs/: màu hồngshrink /ʃrɪŋk/: co lạisink /sɪŋk/: bồn rửathink /θɪŋk/: suy nghĩtwinkle /ˈtwɪŋkl/: lấp lánhbanquet /ˈbæŋkwɪt/: bữa tiệcconquer/ˈkɑːŋkər/: chinh phục, xâm chiếmanxious /ˈæŋkʃəs/: lo lắngf2. Trong các từ:
Anxiety /æŋˈzaɪ.ə.ti/: lo lắngPenguin /ˈpeŋɡwɪn/: chim cánh cụtEnglish /ˈɪŋɡlɪʃ/: tiếng AnhSinger /ˈsɪŋər/: ca sĩ3. CÁC ĐẶC BIỆT NHO NHỎ KHÁC:
House /haʊs/ => houses /haʊziz/ Horse /hɔːs/ => horses /hɔːsiz/Đuôi –al cuối câu thường đọc là /əl/ trừ Canal /kə’næl/: kênh đàoFoot /fʊt/ – Food /fuːd/ <chân ngắn – ăn dài>Brochure /ˈbrəʊʃər/Canoe /kəˈnuː/Chaos /ˈkeɪ.ɒs/Choir /ˈkwaɪə(r)/Colonel /ˈkɜːnl/Image /imiʤ/Pictureque /ˌpɪktʃərˈesk/Queue /kjuː/Rural /ˈrʊərəl/Suite /swiːt/4. QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI -ED
♥ /id/ khi phụ âm cuối là /t/ hay /d/
Ví dụ: wanted /ˈwɑːntɪd/, Added /ædid/, recommended /ˌrek.əˈmendid/, visited /ˈvɪz.ɪtid/, succeeded /səkˈsiːdid/,…♥ /t/ khi phụ âm cuối là /s/, /ʃ/, /tʃ/,/k/, /f/,/p/
Ví dụ: Hoped /hoʊpt/, Fixed /fɪkst/, Washed /wɔːʃt/, Catched /kætʃt/, Asked /æskt/,…
♥ /d/: trường hợp còn lại
Ví dụ: Cried /kraɪd/, Smiled /smaɪld/, Played /pleɪd/,…Chú ý: PHÁT ÂM -ED ĐẶC BIỆT naked (adj) “ed” đọc là /id/: không quần áowicked (adj) “ed” đọc là /id/: gian trábeloved (adj) “ed” đọc là /id/: đáng yêusacred (adj) “ed” đọc là /id/: thiêng liênghatred (adj) “ed” đọc là /id/: lòng căm thùwretched (adj) “ed” đọc là /id/: khốn khổrugged (adj) “ed” đọc là /id/: lởm chởm, ghồ ghềragged (adj) “ed” đọc là /id/: rách rưới, tả tơidogged (adj) “ed” đọc là /id/: gan lìlearned (adj) “ed” đọc là /id/learned (v) “ed” đọc là /d/blessed (adj) “ed” đọc là /id/: may mắnblessed (v) “ed” đọc là /t/:ban phước lànhcursed (v) “ed” đọc là /t/: nguyền rủacursed (adj) “ed” đọc là /id/: đáng ghétcrabbed (adj) “ed” đọc là /id/: chữ nhỏ, khó đọccrabbed (v) “ed” đọc là /d/: càu nhàu, gắt gỏngcrooked (adj) “ed” đọc là /id/: xoắn, quanh cocrooked (V) “ed” đọc là /t/: lừa đảoused (adj) “ed” đọc là /t/: quenused (v) “ed” đọc là /d/: sử dụngaged (adj) “ed” đọc là /id/ |
2. QUY TẮC PHÁT ÂM ĐUÔI -ES
♥/ɪz/ với từ tận cùng /s/, /z/, /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/ (âm gió)
Ví dụ: Kisses /kɪsiz/, dozes /dəʊziz/, washes /wɒʃiz/, watches /wɒtʃiz/,…♥/s/ với từ tận cùng /θ/, /f/, /k/, /p/, /t/ (âm không rung) (thời fong kiến phương tây)
Ví dụ: waits /weɪts/, laughes /lɑːfs/, books /bʊks/, jumps /dʒʌmps/,…♥/z/ các trường hợp còn lại
Ví dụ: names /neɪmz/, friends /frendz/, families/ˈfæm.əl.iz/, affairs /əˈfeərz/,…Chú ý: Để xác định cách đọc đuôi –ed, -es là dựa vào PHIÊN ÂM của phụ âm cuối, không phải mặt chữ. Trường hợp cần đặc biệt lưu ý là đuôi –se:-se đọc là /z/ => Quá khứ thêm -d đọc là /d/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/Ví dụ: Pleased /pliːzd/, Pauses /pɔːziz/,…-se đọc là /s/ => Quá khứ thêm –d đọc là /t/, số nhiều thêm –s đọc là /iz/Ví dụ: Released /rɪˈliːst/, Converses /kənˈvɜːsiz/,… |
Có 3 Cách Phát Âm ED
Đuôi /ed/ được phát âm là /t/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/.
Đuôi /ed/ được phát âm là /id/: Khi động từ có phát âm kết thúc là /t/ hay /d/.
Đuôi /ed/ được phát âm là /d/ với những trường hợp còn lại.
Có ba quy tắc phát âm đuôi s/es cần nhớ
Quy tắc 1: Phát âm là /s/ khi tận cùng từ bằng -p, -k, -t, -f.
Quy tắc 2: Phát âm là /iz/ khi tận cùng từ bằng -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce
Quy tắc 3: Phát âm là /z/ đối với những từ còn lại
Cách phát âm của: -s, -es, ‘s ở đuôi phát âm là /iz/
Quy tắc: Đọc -s,-es, ‘s ở đuôi thành /iz/ khi âm cuối của nó phát âm thành các âm sau (Tức là đuôi cuối từ vựng là các từ -s,-ss,-ch,-sh,-x,-z,-o,-ge,-ce )
Cách phát âm đuôi ed/d:
-/id/: Kết thúc bằng t và d (tiền đô)
VD: wanted, provied, needed,...
-/t/ Kết thúc bằng k, f, ph, s, ch (kafe phở sữa chưa)
VD; helped, laughed, washed,...
-/d/ Các trường hợp còn lại
Cách phát âm đuôi es/s:
-/s/: Kết thúc bằng p, k, t, k (phong kiến fương tây)
VD: stops, works,..
-/iz/: Kết thúc bằng s, ss, ch, sh, x, z, o, ge, ce
VD: watched, misses,..
-/z/: Các trường hợp còn lại
Nếu vẫn chưa hiểu rõ thì cậu có thể học qua các video phát âm trên youtube nhé
mẹo để nhớ cách thêm es vào các động từ đuôi o,s,x,z,ch,sh là gì?
Ong Sáu CHạy SH Xịn Zậy.
@Cỏ
#Forever
Bạn có thể nhớ là :"Ông sung sướng chạy xe SH" hoặc " Ông sáu chạy xe SH" đều được
sao nghe nó cứ kì kì sao ý
😀TÀI LIỆU HỌC TẬP NGỮ VĂN HẢI DƯƠNG🤣
Mọi người soạn giúp mình bài Chiều xuân với
Nhớ đúng trong sách nha ko phải lớp 11
Mọi người ơi cho em hỏi là nhiều nguyên tố hóa học như vậy tân 118 nguyên tố hóa học vậy mọi người có cái advice để em có thể nhớ hết được không ạ chưa cứ như thế này nhớ nhớ quên quên mãi;(
Kali, Iôt, Hiđro
Natri với bạc, Clo một loài
Là hóa trị 1 bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân
Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn
Bác Nhôm hóa trị 3 lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hóa trị 4 không ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
2, 3 lên xuống thật phiền lắm thôi
Nitơ rắc rối nhất đời
1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống 2, lên 5 khi nằm thứ 4
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng 5
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần
Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
Canxi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19).
Ai bảo bạn học hết 118 cái nguyên tố hóa học hửm ?