''Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em hãy kể một câu chuyện em tham gia hoặc chứng kiến thể hiện truyền thống đó
''Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em hãy kể một câu chuyện em tham gia hoặc chứng kiến thể hiện truyền thống đó
bn tham khảo bài này nhé :
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta. Đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
"Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, hiểu theo nghĩa bóng thì "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… Bên cạnh đó, còn có sự hy sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”
Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.
Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể… và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.
chúc bn hok tốt
cách dễ nhất : lên mạng mà tra
1. Giải thích câu tục ngữ:" Uống nước nhớ nguồn" theo nghĩa bóng và nghĩa đen !?
2. Biểu hiện của uống nước nhớ nguồn là gì !?
mong các bạn giúp đỡ mk ^^
1.-nghĩa đen là khi uống nước phải nhớ nơi mình lấy nước đó uốn.
-phải nhớ đến cội nguồn,tổ tông của minh.
2.Lễ phép với ông bà cha mẹ,trên kính dưới nhường,tôn thờ và thắp nhang bàn thờ tổ tiên,...
1. Nghĩa đen : Khi được uống nước, hãy nhớ tới nơi đem đến cho ta nguồn nước đó.
Nghĩa bóng : Cần biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng.
2. Biểu hiện : Lẽ phép với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, cố gắng học tập và lao động để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ hơn.
Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của 2 đề văn sau :
Đề 1:Giải thích câu tục ngữ "uống nước nhớ nguồn"
Đề 2:Chứng minh rằng Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn"
đề 1 “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn. Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống.
đề 2
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Xét về nghĩa đen, đầu tiên câu “Uống nước nhớ nguồn” với hành động “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Còn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Còn xét về nghĩa bóng, cả hai câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.
Tấm lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ có con người mà ngay cả con vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.
Nhân dân Việt Nam vẫn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay. Phong tục thờ cúng tổ tiên của mỗi người dân Việt Nam. Hàng mùng mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày quốc giỗ của cả dân tộc:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, đạo lí đó lại tiếp tục được phát huy hơn nữa. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…
Tóm lại, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tồn tại trong cuộc sống của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. Điều đó là vô cùng đáng quý, cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Câu 2. Việc nhân dân ta ngày nay đặt tên các con đường, trường học, di tích lịch sử, địa danh,... mang tên các nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan thể hiện ý nghĩa gì?
A. truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn công lao, đóng góp của những người anh hùng
B. truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
C. Tôn sư trọng đạo
D. truyền thống đoàn kết
A, vì nhân dân ta từ xưa đến nay luôn mang trong mình lòng biết ơn, luôn nhớ về công lao của những người đã anh dũng hi sinh bằng cách đặt tên đường theo tên các anh hùng xưa
Em cần làm gì để thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn "
Em cần :
Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)Em cần phải:
-Biết ơn đấng sinh thành
-Biết ơn những anh hùng thương binh,liệt sĩ đã hi sinh đổi lại cho ta cuộc sống hoà bình
-Học hành chăm chỉ, trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội
-Gìn giữ những điều tốt đẹp mà thế hệ trước để lại, không để công sức bị mai một
-Biết ơn, giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng
......
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về trống đồng Đông Sơn ?
A. thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn
B. thể hiện tinh thần tự lực , tự cường của dân tộc Việt Nam
C. thể hiện niềm tự hào dân tộc thông qua truyền thống cần cù , thương thân thương ái
D. thể hiện niềm tự hào dân tộc thông qua truyền thống đúc đồng, làm gốm , trang sức
D. Thể hiện niềm tự hào dân tộc thông qua truyền thống đúc đồn, làm gốm, trang sức
“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Đạo lí ấy vẫn được thể hiện trong đời sống hiện nay như thế nào, em hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng từ 12 đến 15 dòng.
Việc bác trưởng họ khen thưởng,động viện còn cháu có thành tích học tập tốt hàng năm là thể hiện truyền thống nào dưới đây
A: Tương thân tương ái
B: Uống nước nhớ nguồn
C:Hiếu học
D: Cần cù lao động
Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối của bài bếp lửa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao ?
Viết đoạn văn tổng phân hợp Câu đầu nêu nhận định khái quát về đạo lý làm người đó là lòng biết ơn Năm câu tiếp theo phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lý uống nước nhớ nguồn Câu cuối khẳng định vai trò của đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội --->viết đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp về đạo lý uống nước nhớ nguồn