Những câu hỏi liên quan
tâm nguyễn
Xem chi tiết
vuong gia bao
3 tháng 1 2021 lúc 21:59

a, trả lời : xinh đẹp tuyệt trần 

b, trả lời : rộng lắm

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Hà Anh
3 tháng 1 2021 lúc 22:28

Cụm tính từ : 

a)xinh đẹp tuyệt trần.

b)rộng lắm

Bình luận (0)
Đỗ Thị Huyền	Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phú
22 tháng 8 2021 lúc 20:36

Tre là bạn thân, là người nhà, là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. "Tre mọc thẳng", "trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng" là dáng đứng của tre, trúc. Và đó cũng là dáng đứng "không chịu khuất" của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép đối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:

"Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muốn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc Và sống Hồng bất khuất có cái chông tre". Trong đoạn văn sau, tre được nhân hóa mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người chiến sĩ xung kích quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang:

"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!".

Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp

Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kì đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.

Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng "rung lên man mác" trong "nồm nam cơn gió thổi". Là diều lá tre, là sáo tre, sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng về tâm hồn Việt Nam, rất lạc quan yêu đời:

"Diều bay, diều lá tre bay lưng trời..

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng

nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre..."          ~HT~             t.i.c.k mik nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
long
3 tháng 6 2018 lúc 19:50

cảm thụ văn học à bạn ơi

Bình luận (0)
Nguyen Thi Phung
4 tháng 6 2018 lúc 9:49

không

Bình luận (0)
Kiệt Doãn Thắng
8 tháng 5 2021 lúc 21:46

có thể nhưng dài quá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2017 lúc 8:42

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

Bình luận (0)
🎈bLUe BaLloON💙
Xem chi tiết
Tokuda
8 tháng 4 2018 lúc 20:37

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Nhớ cho mk nha!

Bình luận (0)
nguyễn minh ngọc
8 tháng 4 2018 lúc 20:36

Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng).

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
23 tháng 6 2018 lúc 8:04

Cái này mk nghĩ :

 bão bùng thân bọc lấy thân 

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng 

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người "

Sử dụng nghệ thuật nhân hóa 

phân tích : để nói lên sự đùm bọc , đoàn kết của những cây tre 

Tuy ko pải con người nhưng cây tre vẫn thể hiện đc truyền thống tốt đẹp 

của dân tộc Việt Nam .

ko bít có đúng ko ~~

Bình luận (0)
Đuc Bui
Xem chi tiết
SomeoneNeedHelp
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Dương Thị Huyên
29 tháng 3 2016 lúc 17:56

Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Bình luận (0)