Những câu hỏi liên quan
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
Luu Doan Quoc Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
45-Nguyen Phuc Trong
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy
Xem chi tiết
Suzanna Dezaki
26 tháng 3 2021 lúc 19:00

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…

Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này.

 

Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.

Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.

Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.

Bình luận (0)
Kafu Chino
Xem chi tiết
Kim Tuyến
25 tháng 4 2018 lúc 18:15
Học tủ ,học lệch là một phạm phù không phải xa lạ đối với học sinh, sinh viên thời nay . Phải chăng vấn đề này nó đã diễn ra từ nhiều năm về trước và cũng không mấy ai quan tâm, chú ý nhiều. Thời gian những năm gần đây tình trạng này nó đã trở thành trào lưu phổ biến trong giới học sinh, sinh viên và trở nên đáng báo động. Vấn đề này tuy đã được nhiều thầy cô giáo lên tiếng nhưng so với xu hướng hiện nay tình trạng này cũng chưa có gì thuyên giảm. Học tủ, học lệch thực ra chỉ là một hình thức học đối phó với thầy cô, đối phó với kỳ thi còn kiến thức hiểu biết sâu sắc về nó chắc hẳn không được đánh giá cao bởi lẽ những người học tốt, học giỏi là những người biết xâu chuỗi kiến thức trong mỗi bài học lại với nhau. Chính vì vậy, nhiều em học sinh lên tiếng rằng học tủ, làm bài tốt tại sao không tốt mà các em hoàn toàn không biết lý do của nó là gì? Tại sao bài làm của mình lại không được đánh giá cao? Câu trả lời hoàn toàn là do bài làm không có tính sáng tạo, không có tư duy tốt như những em học sinh khác Rất nhiều em học sinh biết trước được điều đó nhưng các em vẫn học tủ,học lệch bởi lẽ có lẽ đó là truyền thống mà các em học được từ các bậc anh chị đi trước nó đã ngấm sâu vào các thế hệ học sinh sau này hoặc chính từ một số thầy cô trực tiếp giảng dạy. Điều quan trọng hơn nữa là các em tin rằng cũng có những người học tủ, học lệch với nhưng vẫn đạt số điểm cao trong các kỳ thi lớn. Hơn nữa, nhiều em học sinh mong đợi quá nhiều vào học tài thi phận, hy vọng vào cảm giác của mình quá nhiều, cách học này mang tính rủi ro rất cao và hậu quả của nó để lại nghiêm trọng nếu đề thi traí ngược lại với những gì các em đã suy đoán từ trước, thêm vào đó “ học tủ, học lệch” khiến các em thụ động trong tất cả mọi thứ từ cách thức diễn đạt cho đến áp dụng nó vào bài thi. Bởi lẽ một bài thi được điểm tuyệt đối luôn là bài thi sáng tạo, thể hiện sự thông minh trong cách giải quyết ngay trong chính bài làm chứ không phải một bài thi rập khuôn mà ai cũng biết. Đây là một vấn đề gây sức ép từ phía phụ huynh và nhà trường, cả hai bên phải hòa hợp cùng tìm ra phương pháp giáo dục tâm lý cho con em hiểu hơn về mặt tiêu cực của học tủ, học lệch và tìm ra hình thức giúp các em tư duy học tập ở nhiều góc độ giúp các em phát huy tài năng, tỏa sáng, tự tin sải bước trong những kỳ thi lớn bằng vốn kiến thức khổng lồ của mình
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 17:48

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
25 tháng 4 2018 lúc 17:48

Học hành là sự nghiệp lâu dài, cần có phương pháp và cách thức phù hợp để có thể tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng, có chọn lọc nhất. Tuy nhiên bên cạnh những người có phương pháp học khoa học, hiệu quả thì vẫn còn những người học vẹt, học tủ, học đối phó. Đây là những phương pháp khiến cho thành tích học tập của bạn tụt dốc trầm trọng.

Học vẹt và học tủ là hai phương pháp học không mang lại kết quả tốt cho việc học tập của bạn. Học vẹt chính là học chay, học không có khoa học, học tràng giang đại hải, học kiểu bắt chước, nhại lại nhưng thực chất của vấn đề lại không hiểu được. Kiểu học này sẽ khiến cho bạn học nhanh quên, hổng kiến thức nhiều.

Học tủ chính là phương pháp học lựa chọn những mục, những phần mà học sinh thấy mình có khả năng tiếp thu tốt nhất để học. Cách học này có thể sẽ khiến cho các bạn đạt điểm 0 tối đa, vì lệch tủ, lệch đề.

Hai phương pháp học trên đều không tốt đối với các bạn học sinh. Học tủ chỉ mang tính xác xuất, phần trăm nên khi không trúng được tủ chắc chắn bài thi của bạn sẽ trật và điểm số chết ở mức báo động. Còn học vẹt thì bạn sẽ chỉ như con vẹt cứ nhai đi nhai lại điều người khác nói, và kiến thức trong chốc lát sẽ trống rỗng, chẳng còn gì. Và vì nhai đi nhai lại nên sẽ chóng quên. Như vậy thật uổng phí. Học vẹt và học tủ đều để lại hậu quả không tốt đối với mỗi bạn học sinh. Nó khiến cho bạn lười nhác hơn, không chịu động não suy nghĩ, không chịu mày mò và phát triển kiến thức. Bản thân sẽ ngày càng hổng kiến thức nhiều, cách phân tích và nhận xét vấn đề không còn nữa. Có thể bạn sẽ mất dần đi khả năng sáng tạo.

Nguyên nhân của việc học vẹt, học tủ là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân xoay quanh phương pháp học này. Thầy cô giáo truyền đạt kinh nghiệm một cách khô khan, học sinh không hiểu rõ vấn đề, áp lực về bài tập cho học sinh. Điều này sẽ khiến cho học sinh đâm ra căng thẳng, chán nản không muốn tập trung học nên mới không đầu tư thời gian. Thứ hai, ý thức của chính các em sẽ quyết định phương pháp học. Học vẹt và học tủ chỉ dành cho những bạn lười nhác, không chịu tư duy, không chịu cố gắng phấn đấu. Các em đang tạo nên thói quen học tập không tốt cho bản thân mình, và nó sẽ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em sau này. Đây là một thực trạng rất đang buồn.

Hiện nay trong các kì thi học kì ở các trường đại học, vì số lượng câu hỏi nhiều chất đống về các bộ môn Chính trị nên các bạn sinh viên lựa chọn cách học tủ đến thử xem vận may của mình có gõ cửa. Học tủ cứ ngày càng tràn lan, điểm sổ “ngàn cân treo sợi tóc”. Mặc dù biết xác xuất không lớn nhưng các em vẫn cứ mạo hiểm lựa chọn phương pháp học như thế này.

Mỗi bạn học sinh khi nhận ra tác hại của việc học vẹt, học tủ như vậy thì nên điều chỉnh lại phương pháp học của mình để mang lại hiệu quả trong học tập được cao hơn. Đây là điều mà mỗi bạn nên nhận ra từ sớm để cố gắng và phấn đấu thành học sinh tiên tiên. Gia đình và nhà trường cần tạo môi trường học hành lành mạnh, thân thiện, không áp lực để học sinh có thể phát huy tinh thần của mình.

Học vẹt, học tủ là phương pháp học nên tránh xa. Bạn cần phải ý thức được điều này để lựa chọn cho mình phương pháp hữu ích hơn.

Bình luận (0)
Chúa hề
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
15 tháng 8 2021 lúc 14:28

Tham khảo:

Tập trung là khả năng để hướng trực tiếp sự chú ý đến một tư tưởng duy nhất hay một đối tượng hoặc một việc đang làm như là đọc sách, nghe nhạc, rửa bát, chuyện trò hay giải quyết vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp. Song song với sự tập trung là sự loại bỏ hoàn toàn những đối tượng khác ra khỏi nhận thức. Có thể coi tập trung là một sự lựa chọn, ta chọn điều này đồng nghĩa với việc ta loại bỏ những thứ còn lại. Và việc hoàn toàn tập trung giống như là bạn hoàn toàn lựa chọn một thứ và không vấn vương đến lựa chọn khác nữa. Chắc hẳn các bạn đều đã từng làm thí nghiệm này, đó là lấy một kính hội tụ (gương lồi) đốt cháy một mảnh giấy khi ánh sáng của mặt trời được tập trung trên nó. Lửa chỉ có thể bùng lên khi tia nắng được hội tụ trên một điểm nhỏ. Khi kính hội tụ bị dời đi xa quá hay gần quá mảnh giấy, tia sáng không thể tập trung đủ và không có điều gì xảy ra. Kinh nghiệm này diễn tả một cách rõ ràng năng lực của tập trung. Sự tập trung đầu óc là thành phần quan trọng cấu thành trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người rất khó có thể được thực hiện. Có thể coi năng lực tập trung là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để ta thực hiện các năng lực khác như ghi nhớ, quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, phán đoán nhanh nhạy… Nó hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Việt Anh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
6 tháng 5 2022 lúc 5:20

Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất. Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân. Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình. Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án. Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.

CHÚC EM HỌC TỐT NHÉok

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hải
Xem chi tiết