Nêu những dẫn chứng về lòng yêu thương của con người trong cuộc sống
Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người và những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người trong cuộc sống?
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Những biểu hiện của lòng yêu thương con người:
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Quan tâm, chia sẻ với mọi người.
+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường
nhịn em nhỏ.
+ Ủng hộ, làm từ thiện đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
+ Có lòng nhân ái, thương người, vị tha...
- Những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người:
+ Thờ ơ với những người đang khó khăn.
+ Sống ích kỉ, không quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
+ Làm điều xấu với mọi người...
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Những biểu hiện của lòng yêu thương con người:
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Quan tâm, chia sẻ với mọi người.
+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường
nhịn em nhỏ.
+ Ủng hộ, làm từ thiện đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
+ Có lòng nhân ái, thương người, vị tha...
- Những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người:
+ Thờ ơ với những người đang khó khăn.
+ Sống ích kỉ, không quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
+ Làm điều xấu với mọi người...
Tham khảo
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.
- Những biểu hiện của lòng yêu thương con người:
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Quan tâm, chia sẻ với mọi người.
+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường
nhịn em nhỏ.
+ Ủng hộ, làm từ thiện đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
+ Có lòng nhân ái, thương người, vị tha...
- Những biểu hiện trái với lòng yêu thương con người:
+ Thờ ơ với những người đang khó khăn.
+ Sống ích kỉ, không quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
+ Làm điều xấu với mọi người...
Tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn ''Sống chết mặc bay'' của Phạm Duy Tốn là kẻ lòng lang dạ thú,táng tận lương tâm.Nhưng trong cuộc sống chúng ta ngày nay vẫn có không ít những tấm lòng nhân ái.Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương con người trong cuộc sông hiện tại
Giúp mik với đang cần gấp!!!!!!!!
Ý 1 : C/M tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú , táng tận lương tâm
Y2 : ngày nay vẫn có không ít tấm lòng nhân ái
suy nghĩ và tìm những dẫn chứng trong cuộc sống để khẳng đỉnh rằng : mẹ là người yêu thương con nhất , có thể hi sinh tất cả vì con
tên quan phụ mẫu trong''Sống chết mặc bay''là kẻ lòng lang dạ thú,táng tận lương tâm.Nhưng trong cuộc sống chúng ta ngày nay vẫn có không ít những tấm lòng nhân ái.Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về tình yêu thương con người trong cuộc sông hiện tại
Giúp mik với mik đang cần gấp ai làm hay xong trc mik tích cho :))
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu thế kỷ XX. Một trong số những tác phẩm ông để lại, Sống chết mặc bay là truyện ngắn tiêu biểu hơn cả, nó được coi như một trong những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán sau này. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập giữa đời sống khổ cực của nhân dân với cuộc sống phè phỡn xa hoa của lũ quan lại. Viết Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn đã mạnh mẽ tố cáo thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.
Người đọc không thể tưởng tượng được trong tình thế nan nguy của tính mạng hàng ngàn người dân mà quan phụ mẫu vẫn điềm nhiên đánh bạc và hưởng lạc. Trong khi "sức người khó lòng địch nổi sức trời" thì bọn nha lại tay chân chỉ mải lo hầu bài quan.
Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày", tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dầu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ *********". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quân gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"...
Với việc sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện gay gắt; với giọng văn khi thiết tha xúc động, khi cay độc, mỉa mai,... Phạm Duy Tốn đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của mình trước thảm cảnh của dân chúng và lòng căm uất phẫn nộ bọn quan lại phong kiến.
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.
Hãy viết một bức thư về lòng yêu thương con người trong cuộc sống hằng ngày.
Hà Nội, ngày 4/10/2021
Bà kính mến!
Hôm nay cháu viết thư này để viết về lòng yêu thương con người trong cuộc sống hằng ngày, bà nghe những dòng tâm tư của cháu nhé
Yêu thương là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công.
Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn.
Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.
Thôi, thư đã dài. Đó là những dòng tâm tư của cháu về lòng yêu thương con người. Chúc cho bà mau chóng khỏe để cháu về chơi nhé!
Cháu của bà
L.N.Hải
ai hướng dẫn e làm bài này với e đang cần gấp yếu tố nào giúp giôn-xi hồi sinh từ đó hãy nêu lên suy nghĩ về tình yêu thương của con người trong cuộc sống
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu tử, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin – thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chử Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn – người cha hết mực thương còn. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội. vân minh hơn, thì tình thương càng phải được, đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
Lòng yêu thương con người của dân tộc ta đc thể hiện ntn trong đại dịch covid 19 (nêu 4 dẫn chứng minh họa) HELP ME :((
Có thể thấy bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết trong Cách mạng Tháng Tám đang được phát huy cao độ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay. Chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lòng muôn người như một của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống giặc” nhất định sẽ thắng lợi trong thời gian không xa./.
ví dụ 1 : Những món quà của các em học sinh dù không lớn nhưng vô cùng ý nghĩa, là tình cảm, là trách nhiệm, là sự gửi gắm niềm tin về ngày đất nước chiến thắng trước đại dịch COVID-19. Đó là em Ngô Thảo Ngân, học sinh lớp 5A, trường Tiểu học số 2 Ba Đồn đã tặng toàn bộ số tiền được mừng tuổi nhân dịp sinh nhật lần thứ 10, với số tiền 3 triệu đồng để mua khẩu trang, nhu yếu phẩm cho khu cách ly thị xã Ba Đồn
ví dụ 2. và em Hoàng Phương Linh, học sinh lớp 2A, trưởng Tiểu học Quảng Long lấy tiền tiết kiệm hàng ngày của mình để mua 02 thùng mỳ tôm trị giá 200 ngàn đồng để ủng hộ các cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ ở khu cách ly. Các em với ý thức vì cộng đồng đã tự nguyện quyên góp những đồng tiền nhỏ của mình để cùng các cấp, các ngành, địa phương chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Các em cũng mong muốn có thật người cùng tham gia làm việc tốt để cùng nhau chống lại dịch bệnh”.
ví dụ 3. Trong khi đó, tại đội 6, TDP Trường Sơn, phưởng Quảng Long, cụ bà Ngô Thị Hạnh - 87 tuổi ủng hộ “cây nhà lá vườn” cho lực lượng chống dịch 05 con gà tự nuôi và 3 quả bí đỏ. Dù đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, song với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách”, đoàn kết vượt qua khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp của các cụ là những tấm gương sáng để con, cháu trong gia đình và mọi người noi theo, thể hiện sự đồng lòng toàn dân chống dịch Covid-19.
ví dụ 4: “Tôi chỉ là một người dân bình thường đi thu gom phế liệu, thấy mấy chú công an làm nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung rất vất vả, ngày đêm ứng trực đảm bảo an ninh trật tự cho khu cách ly, tôi thấy rất cảm phục và thương mấy chú công an nên đã dành dụm số tiền từ việc thu gom phế liệu để mua sữa tặng cho các chiến sỹ công an làm nhiệm vụ, tôi muốn đóng góp một phần công sức của mình cùng với toàn dân tham gia chống lại dịch bệnh”.
Hiểu biết của em về tình yêu thương con người
- Khẳng định vấn đề.
- Giair thích yêu thương con người là gì
- Những biểu hiện cụ thể
- ý nghĩa trong cuộc sống
- trái với tình yêu thương con người là gì và tác hại của nó trong cuộc sống
- đưa ra lời khuyên
- Tình yêu thương con người là tình người, tình yêu thương với nhau/
- Yêu thương con người là yêu mến nhân loại.
- Biểu hiện:
+ Gíup đỡ trẻ mồ côi.
+ Biết ơn bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ý nghĩa: Yêu thương con người làm cho lòng người vui vẻ và mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội ý nghĩa hơn.
- Trái với tình yêu thương con người là sự chán ghét vạn vật nó làm cho con người ta mất ý chí, chán nản và kém thân thiện.
-> Vì vậy chúng ta cần yêu thương con người và vạn vật để trở thành người tốt cho bản thân và có ích cho xã hội.