Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tuấn Trương Quốc
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Ngọc
4 tháng 5 2019 lúc 18:37

hạch Hóa, ngày 3 tháng 12 năm 2012

 Các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa kính mến !

Cháu xin tự giới thiệu về bản thân mình. Cháu tên là Hà Nguyễn Phương Linh, năm nay vừa tròn 12 tuổi, học lớp 62, trường THCS Thạch Hóa, xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Các chú ơi, các chú có khỏe không! Ngoài đó các chú phải canh giữ biển đảo của Tổ quốc giữa đầy nắng và gió cháu thương các chú lắm. Các chú hãy cố lên, đứng vững đôi chân để bảo vệ Trường Sa - một phần máu thịt của đất nước hình chữ S. Cũng sắp đến ngày 22-12, cháu lại nhớ đến mỗi ngày đến lớp lại nghe thầy giáo giảng bài và nói lên lòng biết ơn của chúng ta đối với các chú bộ đội đang ngày đêm canh giữ biển đảo Trường Sa. Qua những bài giảng trên lớp, trên tivi và trên báo chí … đều ca ngợi lòng dũng cảm và kiên trì của các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa để bảo vệ một phần máu thịt của Việt Nam tránh khỏi một số nước đang nhòm ngó đến những nơi có nhiều khoáng sản, nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá như ở quần đảo Trường Sa. Mỗi ngày đến lớp cháu đều nhìn lên tấm bản đồ hình chữ S, dường như Trường Sa đã hiện ra trước mắt cháu là các chú bộ đội đang canh giữ biển đảo giữa cái tiếng xì xào của sóng biển. Cứ nhớ đến các chú bộ đội chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu càng biết ơn vô hạn.  Các chú đã bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc, tránh các nước xâm lược, để các cháu ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa yên bình như ngày hôm nay. Cháu xin hứa với các chú làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Để mai đây trở thành một người công dân chân chính để giống được như các chú bộ đội, lấy hết sức lực của mình để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc càng giàu đẹp. Để khẳng định biển đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ nước Việt Nam chúng ta.

Cháu ngoan của các chú

Linh

Hà Nguyễn Phương Linh

T.Ps
4 tháng 5 2019 lúc 18:38

#)Ý kiến riêng :

   Thui e k mún lm hải quân đâu huhu ;.; k mún xa nhà đâu, k mún ra đảo đâu khổ lắm !

Nguyễn Viết Ngọc
4 tháng 5 2019 lúc 18:39

@ Hiếu : giống t :))
ước mơ sau này của t là ko làm j mà vẫn giàu có cơ :v

.....

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 5 2019 lúc 18:06

Thư gửi bạn Sakura, Osaka, Nhật Bản TP.HCM,ngày 16 tháng 3 năm 2013

   Bạn Sakura thân mến !

   Tuần trước, báo Thiếu nhi có một bài viết về bạn một người mới 10 tuổi nhưng đã nói được năm ngoại ngữ, mình rất ngưỡng mộ. Mình đã gọi điện lên tòa soạn báo xin địa chỉ đề viết thư cho bạn. Mình sẽ rất vui nếu được bạn hồi âm thư.

   Giói thiệu với bạn : mình tên Phương Trinh, học sinh lớp 3A. Gia đình mình cũng sống ở thành phố như bạn. Mình nghe nói đất nước Nhật Bản hiện đại và xinh đẹp lắm. Đặc biệt là có rất nhiều hoa anh đào. Nước Việt Nam của mình cũng rất đẹp, có rất nhiều hoa mai và hoa đào. Mong rằng một ngày nào đó mình sẽ được tiếp đón bạn trên đất nước của mình. Lúc đó mình sẽ làm một hướng dẫn viên nhiệt tình cho bạn, Sakura nhố.

   Thân mến chào bạn !

   Phương Trinh

Trần Đình Trung
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn. Từ bài hồi hương ngẫu thư của hạ chi chương. Mà em càng hiểu, và yêu quê hương của mình.Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

nguyen ngoc
7 tháng 12 2016 lúc 19:53

Cảm nghĩ về bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương văn 7

Tết sắp đến, những cơn gió lạnh cùng những cánh én như báo tin về mùa xuân sắp tới. Ai cũng vui mừng mong chờ được đến lúc đoàn tụ, sum họp, được về với gia đình để cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp và dành cho nhau những lời chúc phúc yêu thương nhất. Và nhất là với những người xa quê thì họ luôn canh cánh trong lòng những tình cảm của mình. Chỉ có khi trở về với quê hương, họ mới có thể cảm nhận được những mảnh tình cảm còn thiếu của mình. Và nhà thơ Hạ Tri Chương cũng như vậy. Sau bao nhiêu những tháng ngày xa cách, ông cũng được trở về với quê hương nơi sinh ra mình với những tình cảm được chôn giấu trong lòng.

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Dịch thơ
Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi tóc đà khác bao

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ nói về tình cảnh của tác giả lúc đó. Khi tác giả li khai quê hương để tạo lập con đường công danh là khi người vẫn còn là một thanh niên có mang đầy những hoài bão và ước mơ của tuổi trẻ, mang những cố gắng cho con đường sự nghiệp, người thanh niên ấy đã quyết tâm đi tới những miền đất mới để có thể cố gắng cống hiến sức lực cho triều đình và cho tổ quốc. Những công việc cùng những lý tưởng ấy đã cuốn người thanh niên học tập và làm việc tại nơi xứ người, đi xa khỏi quê hương đến cả nửa đời người.

 

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Trong cùng một câu thơ nhưng lại có rất nhiều những cặp từ ngữ trái nghĩa nhau thể hiện sự thay đổi một cách hoàn toàn, từ trẻ cho tới già, từ li sau đó lại hồi. Tất cả những thứ mà tuổi trẻ đã theo đuổi và không hề chú ý tới thì nay, khi đã về già, những con người ấy lại nhớ về những thứ gì bình dị nhất, những gì đã gắn bó với mình trong suốt những ngày ấu thơ với những điều tưởng chừng như gần gũi mà lại thật quan trọng.

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

Bài thơ “ hồi hương ngẫu thư” là một trong số những bài thơ mang tình cảm chân thực về cuộc sống và những trải nghiệm trong cuộc đời của tác giả. Điều đó khiến chúng ta cảm nhận được tình yêu to lớn dành cho quê hương của mình. Qua đây, chúng ta cũng cảm nhận được hoàn cảnh trớ trêu mà chỉ có những người đã phải trải qua mới có thể hiểu được. Đó chính là những thay đổi và cũng là những trớ trêu của số phận khi chúng ta bị xa cách bởi thời gian và nơi chốn.

Mh chỉ bt thế thôi vui

Thảo Phương
7 tháng 12 2016 lúc 20:23

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như thế.
Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)
Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)
Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ quê hương.
Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.
Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:
" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"
Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa. Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.
Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.

 
........................
Xem chi tiết
Mu Nu Hu
Xem chi tiết
Hiếu
1 tháng 3 2018 lúc 23:02

Bạn tham khảo nha :

Dear Hong Nhung
Maybe more than two months and then we lost each other. Is not Hong Nhung lazy to write a letter or not at his hard-working correspondence that the wire interrupted. We do not have any mistakes, everyone is burying their head in preparation for the upcoming midterm exam, right? Tonight, after the study, I give him all the time tonight, do not you?
Hong Nhung Oh! Is your family normal? How are you? Have fun? The tooth still hurts you, have you spit yet? Mr. Toan has long been on the trip? Baby Phuong As we all cry then? Is your plum garden this season wrong? Please send a big wrap for us here. I crave the place!
Yes! Since Nhung was gone, my class mentioned him. We remember most of your jokes. Laughing, his face was still as it should have been. Ah, do you remember Miss America? She still teaches her third class, she always asks him if she is Chinese. Last semester, he ranked fifteenth, he was very happy. It has fallen asleep in class already. Huong "blond hair" study still and always lead the class. I tried very hard, but also had to sit behind him a degree, then new! Here again At the end of the school performance, the class has three sections: a story, a solo and a dance. Singles and dances won the first prize, and the story won the third prize. If there is Hong Nhung then the first story told belong to his class already. This month, my class received the red flag. You are very happy. My father told me that by the end of the year I had good students, and I would buy a computer for learning and entertainment. I'm trying. When there is good news, I will inform you immediately. You also have to take the time to write a letter lest they expect it.
The letter was long, I stopped writing. Let me send my best wishes to you and Phuong Nhu.

Dịch bài:

Hồng Nhung thân mến

Có lẽ đã hơn hai tháng rồi chúng mình bặt tin nhau. Chẳng phải Hồng Nhung lười viết thư hay tại mình không siêng năng thư từ mà sợi dây liên lạc bị gián đoạn. Chúng mình chẳng ai có lỗi cả, đứa nào cũng đang vùi đầu vào học chuẩn bị cho kì thi giữa kì sắp tới đây thôi, phải không Nhung? Đêm nay, sau khi học bài xong, mình dành cho cậu toàn bộ thời gian tối nay đấy nhé, thích không nào?

Hồng Nhung ơi! Gia đình cậu vẫn bình thường đấy chứ? Cậu có khỏe không? Vui nhiều không? Chiếc răng sâu vẫn hay hành hạ cậu, cậu đã nhổ đi chưa? Anh Toàn đi bộ đội lâu nay có về phép không? Bé Phương Như hết khóc nhè rồi chứ? Cây mận sau vườn nhà cậu mùa này có sai quả không? Nhớ gửi một bọc thật to vào cho tụi này đấy nhé. Thèm hết chỗ nói!

Nhung ạ! Từ lúc Nhung đi rồi lớp mình ai cũng nhắc đến cậu. Chúng mình nhớ nhất là tài kể chuyện tiếu lâm của cậu. Cười vỡ bụng mà cái mặt của cậu vẫn tỉnh queo như không có chuyện gì xảy ra. À này, cậu còn nhớ cô Mĩ Hằng chứ? Cô vẫn dạy lớp Ba, cô hỏi thăm cậu luôn đấy còn thằng Trung "tồ" nó học tiến bộ lắm. Học kì vừa qua, cậu ta xếp thứ mười lăm, cu cậu mừng quýnh. Nó đã hết bệnh ngủ gật trong lớp rồi. Hương "tóc vàng" học vẫn chăm và luôn dẫn đầu lớp. Mình ráng dữ lắm mà cũng đành phải ngậm bồ hòn đứng sau nó một bậc, thế mới tức chứ! Còn này nữa. Vừa rồi hội diễn văn nghệ toàn trường, lớp mình có ba tiết mục: một kể chuyện, một đơn ca và một tiết múa. Đơn ca và múa đạt giải nhất, còn kể chuyện đạt giải ba. Giá như có Hồng Nhung thì giải nhất kể chuyện đã thuộc về lớp mình rồi. Tháng này, lớp mình nhận cờ đỏ. Các bạn mừng lắm. Bố mình bảo, cuối năm mình đạt học sinh giỏi, bố sẽ mua cho một cái máy vi tính vừa học vừa giải trí. Mình đang cố gắng đây. Khi nào có tin vui mình sẽ báo tin liền cho cậu. Cậu cũng phải tranh thủ thì giờ viết thư về kẻo chúng nó mong lắm đấy.

Thư đã dài, mình dừng bút đây. Cho mình gửi lời chúc sức khỏe hai bác và bé Phương Như.

Ha_000
Xem chi tiết
Hoàng Trần Mai
23 tháng 1 2019 lúc 21:40

Ngân thân mếm!

Chào bạn , dạo này bạn vẫn khỏe chứ ? Bạn học có tốt không ? Như bạn thấy đấy , mùa xuân đã đến rồi . Trên khắp các con phố , đã hiện hữu những cành đào , cành mai nở rộ . Người người tấp nập chuẩn bị cho ngày Tết nguyên đán sắp đến . Tết đến rồi bạn có vui không ? Mình thì vui lắm vì gia đình xum họp đông vui , lại còn được các cô chú lì xì nữa chứ !Nhưng đi kèm theo đó là những căn bệnh do thời tiết thay đổi đột ngột , những căn bệnh tàn ác đã làm nhiều người chết . Những nỗi buồn chia li mà không ai có thể hàn gắn được ! Mặc dù mùa xuân đẹp nhất trong năm , làm các loài hoa nở rộ những mầm non nhú lên khỏi mặt đất , Tết đến gia đình xum vầy bên bếp lửa . Nhưng bạn có biết những con người thiếu may mắn kia lại phải chịu một nỗi đau day dứt . Bạn có thấy buồn không , khi mùa xuân lại gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đến vậy ?Hãy nói cho mình biết vào lần sau nhé ! Và hãy kể cho mình nghe về mùa yêu thích của bạn nha !

 Thôi , bây giờ đã đến giờ đi ngủ rồi , mình phải dừng bút thôi ! Chúc bạn một ngày Tết , một năm mới thật nhiều niềm vui nhé  !

                                                                                                                                                   Bạn thân của  bạn 

                                                                                                                                                         Nguyên

                                                                                                                                                 Hoàng Thảo Nguyên

Xin lỗi bạn nha ! Mình nhỡ viết hơi dài (13 dòng rùi T_T) . Nếu muốn viết ngắn bạn có thể dựa vào ý của mình mà rút gọn lại nha ! CẢM ƠN VÌ ĐÃ ĐỌC !

Ha_000
26 tháng 1 2019 lúc 13:13

Không sao đâu bạn văn của bạn rất hay.Cảm ơn bạn đã giúp mik bài này nhé

Xem chi tiết
Kudo Shinichi
3 tháng 9 2019 lúc 21:24

Ông bà kính mến.

Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.

Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.

Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.

Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!

Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.

 Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

 Việt Nhật 

Hoàng hôn  ( Cool Team )
3 tháng 9 2019 lúc 21:26

Kỷ niệm, cũng giống như những phím đàn - khi chạm tay vào, âm thanh sẽ ngân lên, nhưng không phải lúc nào cũng tuyệt vời, mà có cái hay, cái dở, cái muốn nhớ, cái lại thích xóa đi. Với em điều đáng nhớ nhất trong đời học sinh là chút kỷ niệm về thầy.

Cô nhỏ nhướn mày lên, nhìn xuống đồng hồ đeo tay, rồi dõi mắt ra ngoài cửa lớp. Nơi dãy hành lang dài đang im ắng, chờ đợi, lắng nghe tiếng giày gõ nhịp để thầm đoán: thầy hay cô? Giờ Toán của lớp 8/1 hôm nay thay đổi giáo viên. Cô giáo cũ nghỉ hộ sản. Thầy giám thị thông báo sẽ có giáo viên mới đến thay. Mười lăm phút trôi qua nhanh chóng trong sự sốt ruột của học trò. Phía cuối lớp có ai nghịch ngợm ngân nga: "Mười lăm phút đồng hồ, buồn nhớ Toán thấy mồ, buồn như con cá rô... đang trôi... vào tô..."

- Nghiêm!

Giọng trưởng lớp vang to, khá oai (nhờ to con). Thầy giám thị xuất hiện. Gần một trăm con mắt học trò đen láy đổ dồn về phía cửa. Thấp thoáng phiá sau thầy là một bóng dáng lạ, chắc "ông" thầy Toán mới ?!!. Ô, nhưng sao mà... giống học trò quá đỗi!!!

Thầy giám thị cười khá tươi:

- Xin giới thiệu với các em, đây là thầy T sẽ phụ trách môn Toán lớp 8/1 thay cho cô N...

Một tràng pháo tay ngưỡng mộ (?) vang lên như mưa rào tháng sáu. Thầy T mỉm cười gật nhẹ đầu "chào các em thân mến!". Ôi chao, hai má thầy sao mà đỏ như màu xác pháo, cặp kính cận suýt chút nữa rơi khỏi sóng mũi. Chắc vì cảm động trước "thịnh tình" của lũ học trò cỡ... hoa khôi đến hai phần ba lớp, dành cho!

Trước khi trở về văn phòng, thầy Giám thị còn "ân cần dặn dò":

- Các em phải học cho ngoan. Nhớ là không được phá thầy!

Ôi! Lời "đe nẹt" ấy không phải là không có duyên cớ. Bởi vì, con gái 8/1 có truyền thống mấy mùa tuy thông minh, học giỏi, đẹp người, tốt hạnh kiểm nhưng... chuyên nghịch ngợm cũng đứng vào hàng... quái chiêu! Thầy cô thương cũng lắm, mà dở khóc, dở cười cũng nhiều. Không biết trước khi vào lớp, thầy T đã "nghiên cứu lý lịch" học trò chưa mà... ngó bộ thầy "bình tĩnh rồi ... run" thấy rõ.

Sau màn tự giới thiệu rất "dễ sương" - Sinh viên năm cuối Đại Học Khoa học tự nhiên (bằng cái giọng mà phong thái điệu đà như con gái). Thầy vui vẻ đòi ... kiểm tra bài cũ. Bốn mươi mấy cái miệng than trời cùng lúc vẫn không làm thay đổi được quyết định "sắt đá" của thầy. Thầy cầm quyển sổ điểm dò tên (sao thầy không chịu nhìn vào sơ đồ lớp nhỉ?!) rất lâu, hai bàn tay run run (chắc do bị học trò "chiếu tướng" khá kỹ). Khi cây viết đỏ hạ xuống gần giữa sổ, một cái tên được xướng lên:

- Trần Thị L.N.

Cả lớp im phăng phắc theo từng bước đi "dịu dàng" của N., để rồi sau đó hai phút, bổng nổ ra một trận cười bom dội - N là một cô gái có dáng dấp "oai phong" của một vận động viên bóng rỗ. Cao 1m65, học trễ hai năm nên rất đáng mặt đàn chị so với cả lớp: Trong khi thầy T ốm nhom, chiều cao chỉ khoảng 1m60 hay 1m62 gì đó (cộng luôn bề dày đế của đôi giày da mũi nhọn rộng quá khổ chân). Một sự tương phản khá hài hước. Thầy T điếng người, mặt đỏ như người say nắng biển, vội vã hỏi dăm ba câu lấy lệ rồi "mời" em N về chỗ. Quyển sổ điểm được gấp lại vội vàng và bài học mới bắt đầu cũng rất nhanh chóng...

Cái sự khởi đầu nan ấy rồi cũng qua mau, rồi mọi chuyện cũng biến thành kỷ niệm. Mà kỷ niệm lại bắt đầu từ sự nhiệt tình khá ngây ngô của cả thầy lẫn trò, lúc hai bên biết "hợp đồng tác chiến" trong những giờ học Toán.

Em còn nhớ một lần, thầy T có hứa sẽ dựng mô hình cho một bài toán hình học không gian khó nuốt, để học trò dễ hình dung hơn là nhìn vào hình vẽ. Vậy mà, hai lần, ba lượt thầy ... cứ quên. Lúc thì... thầy bận... học, lúc lại bận soạn bài cho môn dạy, lúc làm xong rồi nhưng... để quên ở... Ninh Hòa!!! Lần cuối cùng, thầy nhớ đem theo, mà xe đò đông quá, thiên hạ chen nhau làm hỏng mất mô hình của thầy!! Học trò đâu chịu tin! Học trò đòi thầy dựng mô hình ngay tại lớp. Thầy bối rối "huy động" thước kẻ với số lượng tối đa, "chấm" các em bé bỏng ở hai dãy bàn đầu (trong đó có cô nhỏ dễ thương) lên giúp thầy ... dựng mô hình. Trời đất! Năm bảy mái tóc thề, hơn một chục bàn tay nho nhỏ, cộng thêm thầy đứng vây quanh chiếc bàn thầy giáo thì... còn ai nhìn thấy được gì! Vậy là... thầy cho học trò xếp hàng một, theo từng dãy bàn có trong lớp, từ từ tiến về phía "mô hình sinh động" tham gia theo kiểu "cưỡi trực thăng... xem hoa". Vậy mà vui ghê gớm, vậy mà rất hoà bình. Cả thầy lẫn trò không ai thấy được nét ngây ngô, khờ khạo trong hành động của mình, mà còn xem như đó là một "kỳ tích" của thứ chỉ số IQ thuộc vào loại thông minh?

Nhưng không phái lúc nào cũng hòa bình. Rồi cũng có lần, thầy nổi giận hét to như ... "Trương Phi" chỉ vì chút nghịch ngợm đi quá đà của lũ học trò thơ dại, tinh nghịch. Khiến học trò rơm rớm nước mắt tủi hờn. Còn thầy bất chợt dịu xuống như ... giọt nắng cuối thu để hỏi một câu thật dễ "Ký kết hiệp ước hoà bình":

- Ôi, sao bỗng dưng các em ngoan quá vậy?

Vâng, thầy T của em là vậy đó - người không biết giận lâu, người rất dễ quên hờn, dễ nhập cuộc với áo trắng ngu ngơ. Thầy như một chiếc lá, vô tình vờ rơi xuống mặt nước hồ đang dao động của tuổi học trò, góp thêm một con sóng giao thoa nhỏ bé, rồi lại theo gió cuốn bay đi ... Thầy dạy chưa hay, giảng bài chưa hấp dẫn. Chúng em biết vậy, nhưng học trò không chê, mà mặc nhiên chấp nhận như một thứ kỷ niệm, xếp bên cạnh những tầng lớp kỷ niệm phải có trong tuổi ngây thơ, đáng quý của tuối học trò. Thầy T rất hẳn nhiệt tình (dẫu rằng thầy càng nhiệt tình giảng giải, học trò càng... nhiệt tình ngơ ngác!). Bởi đối với thầy T, tất cả những gương mặt trong sáng ngồi bên dãy bàn học bằng gỗ dưới kia, đều được thầy xếp đồng đẳng bằng một cái "mác" học trò đơn giản. Chúng như một quần thể tập hợp từ những cá thể lạ lẫm mà thầy đang có nhu cầu khám phá và ghi nhớ. Nhu cầu hòa nhập để vô tư yêu mến, bỏ qua những cái mà thiên hạ âu yếm gọi là danh vị, tiền tài của mẹ cha chúng bên ngoài xã hội ...

Nếu có ai bảo học trò 8/1 ngày ấy - Hãy chọn ra một nhân vật kỳ lạ nhất trường. Cô nhỏ năm xưa tin chắc, cả lớp sẽ đồng lòng bỏ phiếu cho thầy - Thầy T, thầy Toán lớp em.

Ai bảo học trò ngày xưa khác với ngày nay? Đâu có, khá giống nhau đấy chứ (khi nhìn theo một khía cạnh muốn nhìn!). Họ cũng thích cóp nhặt kỷ niệm, hình thành từ những mảnh pha lê rơi rớt (dẫu không tròn trịa) trong suốt khoảng đời còn làm... "Cái thứ ba... danh tiếng..."

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
3 tháng 9 2019 lúc 21:27

Hãy viết một bức thư tâm tình, trò chuyện với bố mẹ, ông bà và những mong muốn trong năm học mới và ước mơ của mình trong tương lai!

 Gửi ba!


Đây là lần đầu tiên con viết một lá thư hoàn chỉnh cho ba. Khi con viết lá thư này, dòng chảy ký ức trong con cứ thế ùa về. Con nhớ lại lúc nhỏ với những câu chuyện, những kỉ niệm con không bao giờ quên, những phút giây hạnh phúc trong vòng tay của ba mẹ.

Trong cuộc đời này con nhận ra rằng, mình thực sự may mắn và hạnh phúc khi có ba mẹ ở bên che chở cho con dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả đến mấy con vẫn cảm thấy mình thật sung sướng.

Trong ký ức của con ngày bé, ba luôn là một người quá đỗi nghiêm khắc và khó tính với những suy nghĩ hà khắc, cổ hủ. Những suy nghĩ ấy luôn ám ảnh trong con và nhiều lần con cảm thấy thật ganh ty với những đứa bạn khi có một người bố luôn vui vẻ, dịu dàng và chiều chuộng. Ba chẳng bao giờ đưa chúng con đi chơi, chẳng bao giờ mua cho con một món đồ chơi mà con thích. Ba luôn cho rằng những thứ đó không quan trọng, tốn kém. Nhưng ba biết không, đó đều là sở thích, của những đứa trẻ và con cũng vậy.

Ba không bao giờ thể hiện tình cảm của mình ra bên ngoài nên đôi khi con cứ ngây ngô cho rằng ba không yêu thương con, không quan tâm con, không hiểu con. Khi con làm sai ba thường mắng con, không cho con cơ hội giải thích.

Con vẫn nhớ một lần bá Thu qua nhà mình chơi, lúc ấy ba không có nhà. Bá đã mua cho con rất nhiều đồ chơi con thích, đưa con đi chơi rồi dẫn con về nhà bá ở, chơi với anh Hiếu một tuần. Ba biết không, đây là lần đầu tiên con được đi chơi thoải mái và vui vẻ đến thế, được biết đến thế giới của những đứa trẻ vui nhộn. Nhưng mới ở nhà bá được 3 ngày, ba về nhà biết chuyện liền sang đón con về ngay. Về đến nhà ba mắng con, đánh con vì không xin phép hỏi ý kiến ba mà tự ý đến nhà bá ở. Ba mắng con là con gái không được đến nhà người khác ăn ở. Con sợ lắm chỉ biết òa lên khóc, ấm ức không dám cãi một lời.

Ba biết không, khi đó con ấm ức lắm, tổn thương lắm. Chỉ 1,2 ngày ở nhà bá nhưng con đã cảm nhận thấy một gia đình hạnh phúc và đầm ấm thực sự - điều mà con luôn mơ ước. Ba của anh Hiếu luôn dịu dàng, ôm hôn chiều chuộng, mua hết tất cả những thứ đồ chơi mà anh thích. Nhưng những ngày ở nhà bá, con thực sự không hề vui ba ạ. Con đã khóc, khóc vì mình không có được sự quan tâm, sự thông hiểu của ba.

Con cũng biết ba đã từng đối xử chưa tốt với mẹ. Những lúc ba mẹ cãi vã, tranh chấp nhau, con lại chẳng thể làm được gì. Con chỉ biết khóc, sợ hãi và tổn thương tận đáy lòng. Con sợ! Sợ những lời nói từ ba, sợ xảy ra những vụ bạo lực gia đình. Những đòn roi của ba không làm con đau mà chính những lời nói cay nghiệt của ba khiến con bị tổn thương.

 Cứ như vậy, càng lớn con càng không dám tới gần ba, không dám nói chuyện với ba, xa lánh ba. Trong bữa cơm chẳng ai nói với ai câu nào, con cứ lẳng lặng ngồi nhìn ba, cầm bát cơm lên mà chẳng thể nuốt nổi. Con không dám khóc, không dám giận dỗi ba vì sợ ba nổi nóng.

Thật sự những ngày tháng đó con chán nản vô cùng, chẳng muốn ra ngoài gặp ai vì sợ nhìn thấy ánh mắt của mọi người, sợ nhìn thấy những gia đình tràn ngập tiếng cười mà tủi thân. Lúc bấy giờ con tự hỏi rằng: Tại sao ba mẹ lại sinh con ra? Tại sao không thể vì chúng con mà nhẫn nại? Con không cần giàu sang phú quý như những gia đình khác mà con chỉ ao ước có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, luôn luôn vui vẻ quây quần bên nhau.
Nhiều lúc con muốn hỏi ba, tại sao ba mang hết những nỗi bực tức ngoài xã hội trút hết lên mẹ con? Tại sao ba phải tự dày vò bản thân mình như thế? Ba càng như vậy khiến con càng thương ba nhiều hơn là giận hờn ba, ba biết không.

Ba luôn dạy con sống trên đời trước hết phải có hiếu, có lương tâm đạo đức tốt, có ý chí thì mới thành công. Ba hay nói với con: “Đừng trách ba không giàu có bằng người khác để các con được sung sướng hơn nhưng ba sẽ không để các con phải khổ cực. Con sẽ không bao giờ hiểu được suy nghĩ của ba. Khi nào lớn lên, làm cha làm mẹ thì con mới biết được ba thương yêu các con như thế nào. Nhưng đến khi các con hiểu được thì sẽ chẳng con ba trên đời này nữa đâu”.

Giờ đây khi con đã lớn, bước vào đại học, bắt đầu một cuộc sống xa nhà, xa ba mẹ, con mới cảm nhận rõ hơn tình yêu ba dành cho con nhiều như thế nào. Lúc nào ba cũng quan tâm gọi điện cho con, bắt con phải ăn uống thật đầy đủ, dõi theo con như một đứa trẻ nhỏ vậy. Ba không để cho con phải thiếu thốn bất cứ một thứ gì cả.

Càng lớn con càng cảm nhận được, tuy ba không nói ra nhưng ba đã làm tất cả vì con. Tuy có nhiều lúc tính ba nóng nảy khiến con không hài lòng nhưng con lại cảm thấy tất cả những thứ đó không quan trọng bằng con có ba.

Con cảm ơn ba đã đổ bao mồ hôi, bao giọt nước mắt để có được miếng cơm manh áo nuôi anh em con ăn học mà ba chẳng bao giờ than thở. Con thật vô tâm đúng không ba? Con đã không để ý đến suy nghĩ, cảm xúc của ba. Con cũng chưa hề mở miệng nói với ba một câu: “Con yêu ba, con thương ba nhiều lắm!”.

Công ơn dưỡng dục của ba to lớn như trời như bể. Cả cuộc đời này làm con có lẽ không bao giờ đủ để đền ơn ba.

Ba yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể cũng không bao giờ gửi đi. Thời gian sẽ dần qua đi, những dòng chữ cũng sẽ mờ nhạt theo năm tháng. Nhưng ba ơi, tình yêu con dành cho ba là mãi mãi. Con không chắc mình sẽ tốt hơn nữa mà con chỉ hứa với ba rằng con sẽ cố gắng hết sức để tốt hơn mỗi ngày, để không phụ sự kì vọng của ba.

Con cảm ơn ba nhiều lắm, cảm ơn ba đã luôn ở bên con. Ba hãy cho chúng con một cơ hội để đền đáp tình yêu của ba. Ba hãy hứa phải sống thật lâu với chúng con ba nhé! Con rất muốn nói với ba: Con yêu ba!

 Con gái của ba!
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 4 2018 lúc 4:43

HƯỚNG DẪN VIẾT

Ông bà kính yêu !

Do đang trong đợt thi nên hôm nay cháu không về thăm ông bà được. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm. Ông bà có khỏe không ạ ? Ông còn đau lưng nhiều không ông ? Cháu hứa sẽ làm bài thi thật tốt và sớm về thăm ông bà. Cháu chúc ông bà mạnh khỏe, gặp nhiều niềm vui.

Hồng Hà Thị
Xem chi tiết