Viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu kể lại một kỉ niệm của em với một người thầy
Viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu kể lại một kỉ niệm của em với người thân trong gia đình
Tham khảo
Có những người luôn ở trong tim ta mãi mãi không một ai có thể thay thế được. Thượng đế đã ban tặng họ cho chúng ta, đến với ta một khoảng thời gian trong đời, và những kỉ niệm sâu đậm với họ mãi chẳng thể nào quên được. Khi lục lại trong trí nhớ những kí ức ấy sẽ có những niềm vui, những hạnh phúc và có cả những đau thương nếm trải. Anh trai tôi- người đã đùm bọc tôi biết bao năm tháng, vậy mà lại phải rời đi khi tuổi còn đôi mươi, đó là kỉ ức đau thương mà đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên.
Anh tôi vốn là một cậu thanh niên khoẻ mạnh, vì gia đình khó khăn nên anh cũng chẳng được học hành nhiều như bao bạn bè khác. Học hết lớp 9 anh phải vào Nam làm ăn, kiếm sống. Vất vả đời công nhân chịu nhiều thiếu thốn, vậy mà chẳng một lời than vãn, kêu ca. Hàng tháng, anh vẫn dành số tiền lương ít ỏi của mình để gửi về cho ba mẹ nuôi tôi ăn học. Anh là người sống rất tình cảm, mỗi dịp lễ tết về luôn có quà cho mọi người, hỏi han mọi người bằng sự chân thành, thấu hiểu, bởi vậy mà cô, dì, chú, bác,..ai cũng quý anh, bạn bè cũng thương và giúp đỡ anh rất nhiều. Chịu khó làm lụng 4 năm, anh gửi tiền về cho bà mẹ sửa sang lại cái nhà, vừa vui mừng chưa được bao lâu thì cả nhà nhận cái tin sét đánh: anh trai bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Người anh gầy hẳn đi, ăn uống không còn ngon miệng nữa. Trải qua nhiều lần xạ trị, sức khoẻ ngày một yếu hơn, nhìn những cơn đau đớn hành hạ anh mà tôi xót xa vô cùng. Sao ông trời lại tàn nhẫn với gia đình tôi như vậy? Từng đêm, tôi đã khóc rất nhiều, khóc vì thương vì xót cho anh, khóc vì sau những chật vật mà gia đình trải qua lại phải chịu thêm những khốn khổ, mất mát như thế. Tôi khóc cho cuộc đời, cho số phận nghiệt ngã của anh. Rồi cứ thế, mỗi ngày trôi qua trong nặng nề và lo âu, dù anh rất lạc quan, luôn vui vẻ trò chuyện với mọi người nhưng sao tôi thấy buồn thương đến vậy, tôi chỉ ước có một phép màu xua tan những bệnh tật, đau đớn nơi anh.
Một hôm, anh gọi tôi lại rồi bảo:
- Cái Mai này cũng lớp 6 rồi ấy nhỉ, cũng sắp thành người lớn rồi đấy, từ giờ phải thay anh chăm sóc ba mẹ nghe em. Cố gắng học giỏi sau này vào đại học, có công việc ổn định cho đỡ vất vả nha em.
Tôi vâng lời anh "Dạ", rồi anh kể chuyện cho tôi nghe về những chuyện vui anh từng qua, những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tối hôm đó, anh tôi từ biệt mọi người ra đi trong lặng lẽ, anh ngủ rồi thiếp đi luôn. Nước mắt, tang thương, niềm đau cứ thế mà chất chồng. Anh ra đi để lại những tiếc nuối, đau thương cho tất cả mọi người.
Tôi biết, có những điều mãi mãi chẳng thể nào thay đổi được, phải chấp nhận và vượt qua. Tôi tin rằng, ở chốn xa xôi nào đó, anh vẫn luôn dõi theo gia đình, dõi theo sự trưởng thành của tôi từng ngày.
Viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu kể lại một kỉ niệm của em với bạn thân
Tham khảo
Chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm vui, buồn bên bạn bè và tôi cũng thế, kỉ niệm đáng nhớ nhất của đời tôi chính là cùng lũ bạn đi thả diều trên cánh đồng làng vào mỗi chiều thu.
Lúc đó là vào cuối tuần, tôi đang buồn thì bỗng nhiên, có tiếng gọi "Lan ơi !" Giọng nói quen thuộc đó khiến mặt tôi rạng rỡ hẳn lên. Đó là giọng của thằng Hưng và mấy đứa bạn cùng lứa khác đang gọi tôi.
Gặp chúng nó, cái cảm giác đầu tiên mà tôi nhận thấy là vừa mừng vừa vui. Những ngày cuối tuần chán ngắt bây giờ thành những ngày tuyệt vời khi có đứa bạn thân là thằng Hưng.
Mấy đứa rủ tôi ra ngoài đồng thả diều, tôi đồng ý rồi vội vàng chạy vào nhà lấy con diều mới mua ra để chơi, tiện thể khoe cho chúng bạn.
Chúng tôi kéo nhau ra đồng, tay cầm con diều hớn hở đợi chờ cơn gió tới kéo diều bay lên.
Bỗng nhiên, diều tôi bay lên phất phơ nhẹ nhàng trong gió. "A! Có gió rồi này!" Tôi hét toáng lên khi thấy diều tôi đang bay cao dần.
Lũ bạn cũng cười hớn hở rồi thả diều bay cao, miệng chúng nó lúc nào cũng tấm tắc khen con diều mới của tôi trông thật tuyệt vời. Tôi cũng lấy làm hãnh diện với con diều của tôi lắm!
Hôm đó, chúng tôi cùng nhau thả diều, con diều bay cao bay xa, phất phơ trong làn gió mát mùa thu. Tôi cùng lũ bạn cứ mải chơi, đôi mắt không thể rời khỏi con diều. Đến khi tỉnh táo lại, thoát ra khỏi cơn mơ hồ rồi chúng tôi mới nhận ra rằng trời sắp tối.
Tôi và chúng bạn giật mình, chào nhau rồi hớt hải chạy về nhà. Hôm đó đi chơi về muộn, tôi bị mẹ đánh đòn nhưng trong trong vẫn cảm thấy vui sau buổi đi chơi hôm nay.
Tôi chắc chắn rằng, đây là kỉ niệm tôi không bao giờ quên. Mỗi khi nhắc về nó, tôi lại cảm thấy như những kí ức tuyệt đẹp tràn về.
tk
Em với Tâm chơi với nhau từ thuở bé nên chúng em gắn bó thân thiết với nhau lắm. Giữa chúng em có rất nhiều kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà không bao giờ có thể quên được đó là một lần cúp học đi chơi của hai bọn em.
Em còn nhớ như in hôm đó là một buổi tối mùa hè nóng bức và ngột ngạt. Cái nóng từ đường bốc lên khiến ai cũng cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tâm đèo em trên con xe đạp nhỏ để đi đến lớp học thêm. Hai đứa vừa đi vừa than vì nóng như vậy mà phải đi học. Bỗng trong đầu em liền lóe lên một ý tưởng và em bảo với Tâm:
– Ê mày ơi hay là tao với mày thử một lần trốn học đi. Nay nóng thế này học cũng không vào đầu được đâu.
Nghe em nói vậy Tâm lo sợ và từ chối:
– Thôi đi học đi nhỡ thầy mà biết thầy gọi điện cho phụ huynh đấy.
– Thôi lớp đông thế chắc thầy không để ý đâu. Thôi đi đi… Nhá?
Và cuối cùng sau một hồi năn nỉ mãi Tâm quyết định sẽ cúp học cùng với em. Vì vậy nên chúng em không đến chỗ học thêm nữa mà rẽ sang một địa điểm khác. Tối hôm đó chúng em đã đi ăn và đi chơi với nhau suốt cả buổi. Chúng em tự thưởng cho mình nhiều món ăn vặt lắm nào là xúc xích, lạp sườn, khoai tây chiên… rồi hai đứa đạp xe ra bờ hồ ngồi ăn kem hóng mát. Tuy cả hai đều lo sợ sẽ bị bắt nhưng chúng em thấy rất vui và thoải mái. Tâm và em đã có thời gian tâm sự với nhau rất nhiều chuyện từ chuyện trường lớp đến bạn bè, gia đình… Nhờ có buổi tối đó mà chúng em hiểu nhau nhiều hơn và trở nên càng gắn bó thân thiết.
Sau đó chúng em đã trở về nhà và một điều không hay đã xảy ra đó là cả bố mẹ em và Tâm đều đã biết chúng em trốn học đi chơi. Lúc đó hai đứa đều phải xin lỗi bố mẹ rối rít và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Vì vậy nên bố mẹ cũng bỏ qua cho hai đứa chúng em lần này.
Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Tâm sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được
Mỗi lần về quê chơi, tôi đều có những kỉ niệm thật đẹp. Tất cả trở thành một dấu ấn đáng nhớ của tuổi thơ tôi.
Năm học kết thúc, kì nghỉ hè đã đến. Tôi được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Tôi sẽ được ở đó chơi suốt ba tháng hè. Và tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ bên ông bà ngoại, hay nhóm bạn hàng xóm. Đó là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá… ngoài đồng.
Hôm đó là một ngày nắng chói chang. Nhóm trẻ con chúng tôi rủ nhau đi ra sông thi bơi. Cuộc thi đấu dường như diễn ra rất sôi nổi. Cuộc đấu lúc này chỉ còn lại hai người, tôi và Hùng. Chúng tôi là những đối thủ ngang sức ngang tài. Điều đó khiến tôi và Hùng không ưa nhau lắm.
Sau khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Chúng tôi ra tư thế chuẩn bị vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Cả hai không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Bỗng nhiên tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Chân tôi bị chuột rút nên không cử động được. Lúc này, tôi chỉ còn biết đập tay vùng vẫy, uống không biết bao nhiêu là nước. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Tùng bị chuột rút rồi”. Nhanh như cắt Hùng cách không xa liền lao vào cứu tôi. Cả nhóm thở phào nhẹ nhõm khi cả hai lên bờ an toàn.
Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Ai cũng cảm thấy ngưỡng mộ về tinh thần nghĩa hiệp của Hùng. Tuy đó là một trận thi đấu không do chúng tôi tổ chức ra thôi. Nhưng ai cũng cảm thấy khâm phục tấm lòng của Hoàng. Và tin chắc rằng trong tương lai, Hùng có thể trở thành một vận động viên bơi lội cừ khôi nếu cậu ấy đam mê nó. Qua kỉ niệm lần đó, tôi và Hùng cũng trở nên thân thiết hơn.
Một kỉ niệm đáng nhớ của tôi trong lần về thăm quê. Nhưng nhờ có vậy, tôi đã có được một tình bạn thật đẹp.
Mọi người giúp em viết 1 đoạn văn từ 5 đến 10 dòng kể lại một kỉ niệm giữa em với thầy giáo cũ được không ạ.
Cảm ơn nha!
Tham khảo:
Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.
Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!
Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.
Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.
Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.
Chúc em học tốt!
Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa….Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.
Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác…Tôi nghe một đoạn quảng cáo:
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng
Là gì? Em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi….
Câu hát này…sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.
A! Phải rồi! Nó đây rồi!
Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi….
Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.
Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!
Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng chuyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.
Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.
Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!
Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !
Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và…thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!
Viết đoạn văn tự sự kể lại kỉ niệm của em với một người thầy người cô mà em nhớ mãi
THAM KHẢO:
Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu
Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian
Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...
Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.
Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.
Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.
Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.
Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.
Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thấy siêng năng thế nhưng cuộc sống vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậy mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy đến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.
Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơn nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.
Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúng giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.
Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.
Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.
Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình (kể về mẹ). Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Mở đoạn:
- Giới thiệu người mẹ của mình.
Thân đoạn:
Làm rõ các ý sau:
- Tả mẹ:
+ dáng người mẹ như thế nào,
+ làn da mái tóc mẹ ra sao,
+ lời nói hành động của mẹ thường ngày như thế nào
-> từ đó nói lên tính cách của mẹ, mẹ là người phụ nữ như thế nào (theo suy nghĩ của mình)
+ điều mà mình thích nhất ở mẹ là gì?
--> Nêu lên cảm xúc, tình cảm mình dành cho mẹ.
- Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm, thời gian xảy ra kỉ niệm của mình với mẹ (ví dụ: một buổi đi bán hàng cùng mẹ)
- Tả bầu trời, khung cảnh lúc đó (Nhân hóa)
- Kể việc mẹ làm: sắp đồ, bán đồ,....
- Kể việc mình giúp mẹ những gì,....
- Nêu lên suy nghĩ của mình sau khi xong việc:
+ Cảm thấy mệt mỏi,....
- Nêu lên tình cảm dành cho mẹ:
+ Em càng thấy thương mẹ hơn, sẽ cố gắng học hành chăm chỉ sau này cho mẹ cuộc sống vui vẻ hạnh phúc không phải làm việc cực nhọc như vậy. (câu có nhiều vị ngữ)
+ .....
Kết đoạn:
- Khẳng định lại câu chuyện: đó là kỉ niệm sâu sắc nhất đời em,...
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho mẹ.
- Gửi lời nhắn nhủ đến mọi người rằng nên yêu thương mẹ như thế nào qua đoạn văn.
☕T.Lam
Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một kỉ niệm mà em nhớ mãi. Trong đó có sử dụng từ nhiều nghĩa
mách mình với
Dù bây giờ đã là một cô học trò cấp 2 nhưng đối với tôi, ngày khai giảng đầu tiên bước vào lớp 1 luôn là một ngày tôi không bao giờ quên. Tôi vẫn nhớ như in, trước ngày khai trường mấy hôm, tôi vô cùng háo hức chờ mong đến ngày khai giảng để được mặc bộ quần áo mới và đeo chiếc cặp sách mới mà mẹ đã chuẩn bị cho tôi từ trước. Ngày khai giảng tới, mẹ đèo tôi đến trường, từ ngoài cổng trường, cờ hoa rực rỡ chào đón các bạn học sinh bước vào năm học mới. Càng vào bên trong sân trường, không khí càng sôi động và náo nhiệt. Trường rất đông học sinh, cờ hoa rực rỡ, nhộn nhịp, tưng bừng nhưng sao tôi thấy mọi thứ xa lạ quá, bạn bè và thầy cô đều xa lạ, trường học cũng mới lạ. Tôi có phần rụt rè hơn. Và dường như mẹ nhận ra ở tôi ánh mắt có phần e dè đó, nên mẹ đã cầm tay tôi cười và dắt tôi vào khu lớp của mình. Khi đến chỗ tập trung lớp học mới, tôi nhận ra không phải một mình tôi rơi vào hoàn cảnh ấy, nhìn vào ánh mắt ngơ ngác của bao học sinh mới đến trường đều như vậy, có đôi mắt còn sưng lên, hoen đỏ vì khóc. Sau buổi khai giảng chúng tôi được về lớp của mình, nụ cười tươi đón chào của cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi tự tin hơn, không còn rụt rè e sợ, tôi tự nhủ rằng rồi sẽ quen thôi. Ngày đầu tiên đi học của tôi đã trôi qua như vậy đấy, biết bao cảm xúc xen lẫn nhau, vui có, hồi hộp quá, nhưng tôi tin đó là kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên được.
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
GIÚP MÌNH VỚI
Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
Tham khảo:
Kỉ niệm cùng mẹ mà em nhớ nhất là những ngày thuở còn bé, được mẹ đưa đi chợ quê. Lúc ấy, mẹ vẫn còn đi một chiếc xe đạp cũ, có lót miếng đệm nhỏ ở yên sau. Em sẽ được mẹ bế lên ngồi trên miếng đệm ấy, ngồi thật chắc chắn rồi mẹ mới đạp xe. Cảnh vật ven đường đến chợ ngày nào cũng đi qua, nhưng lần nào em cũng ngắm nhìn thật thích thú. Đó là cảnh những cô chú đi chợ về, các bạn nhỏ theo mẹ đến chợ, những xe máy chở hàng phóng thật nhanh. Đến chợ, em sẽ ngồi ở một quầy hàng, chờ mẹ vào mua đồ. Những món đồ hàng lúc ấy còn ít mẫu mã, nhưng vẫn rất hấp dẫn. Mấy cái kẹo nhỏ cứ như vẫy tay chào em, khiến em nhìn chăm chú mãi. Hôm nào được mẹ mua cho chiếc kẹo đó, thì em có thể vui suốt cả ngày. Kỉ niệm ấy tuy giản đơn, cũng chẳng có gì đặc biệt, nhưng em vẫn nhớ mãi không bao giờ quên.
Câu có nhiều vị ngữ: Đó là cảnh những cô chú đi chợ về, các bạn nhỏ theo mẹ đến chợ, những xe máy chở hàng phóng thật nhanh.Câu có hình ảnh nhân hóa: Mấy cái kẹo nhỏ cứ như vẫy tay chào em, khiến em nhìn chăm chú mãi.Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước.