Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Cihce
19 tháng 1 2023 lúc 19:10

Anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn, vì nguyện một lòng đánh giặc cứu nước. Mục đích của họ là chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thề sắt son. 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2019 lúc 7:20

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

Ý nghĩa 2 câu thơ 5- 6:

   + Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời lớn lao

   + Tiếng cười của bậc anh hùng vẫn ngạo nghễ, đập tan những oán thù

- Lối nói quá nhằm:

   + Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường

   + Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

- Cặp câu này vẫn tuân thủ quy tắc đối nhằm giữ nhịp cho toàn bài

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2018 lúc 4:51

Chọn đáp án: C

Nguyễn Thanh Vy
19 tháng 7 2021 lúc 9:25

C. Là người có tài năng và chí khí.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2018 lúc 12:50

- Ý nghĩa của cặp câu 5-6: Ước vọng trị nước cứu đời, muốn làm cho thiên hạ thái bình, sống trong an vui “tan cuộc oán thù”.

- Lối nói khoa trương có tác dụng: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sĩ yêu nước.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 11 2017 lúc 4:47

Đáp án B 

Nguyễn Trường
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
19 tháng 1 2022 lúc 10:44

Ngô quyền

Que VuVan
19 tháng 1 2022 lúc 10:46

Ngô Quyền

tôi là người thông minh
19 tháng 1 2022 lúc 10:51

ngô quyền

pẹp pẹp nhớ like cho anh

20. Nguyễn Tô Bảo Ngân 8...
Xem chi tiết
20. Nguyễn Tô Bảo Ngân 8...
27 tháng 12 2021 lúc 22:22

Mn ơi em đang cần gấp, mn giúp em với đc kh ạ

Uyên  Thy
27 tháng 12 2021 lúc 22:24

Bạn tham khảo nha!
Trong dòng chảy văn học của dân tộc, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh đã góp một phần nhỏ của mình khi thể hiện được tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không “sờn lòng đổi chí”.
Phan Châu Trinh từng bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Trong những năm tháng sống ở Côn Đảo, ông bị bắt phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá. Chính trong hoàn cảnh đó mà bài thơ được ra đời.
Khi đọc bốn câu thơ đầu tiên, chắc hẳn người đọc sẽ cảm nhận được rõ rệt tư thế hiên ngang của người tù cách mạng:
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn”
Ngay từ câu thơ mở đầu, nhà thơ đã miêu tả chân thực bối cảnh sống, làm việc của người tù cách mạng tại Côn Đảo (Côn Lôn). Đó là nơi họ bị giam cầm, bị tra tấn dã man và còn bị bắt lao động khổ sai. Nhưng khi đứng trước núi non rộng lớn, họ vẫn giữ vững được tư thế hiên ngang, lừng lẫy làm chủ đất trời rộng lớn. Phàm là phận nam nhi, dù có đứng trước hiểm nguy hay nhọc nhằn vẫn không mất đi dáng vẻ “đầu đội trời, chân đạp đất”. Câu thơ còn thể hiện quan điểm của nhà thơ về chí làm trai. Ông cha ta cũng từng có câu: “Làm trai cho đáng nên trai”. Nguyễn Công Trứ thì viết:
“Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể”
Trong câu thơ của Phan Châu Trinh chí làm trai thật lớn lao, mạnh mẽ. Nhân vật trữ tình hiện lên trong tư thế làm chủ, hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất, vô cùng anh dũng, kiêu hùng. Đây cũng là nét mới trong cách thể hiện chí làm trai của ông. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đi sâu vào miêu tả công việc khổ sai của người tù cách mạng. Đó là công việc đập đá - một công việc vất vả, nặng nhọc. Tác giả đã sử dụng hàng loạt động từ “làm cho”, “xách búa, “đánh tan”, “đập bể” kết hợp bút pháp cường điệu với các hình ảnh “núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”. Từ đó, hình ảnh người chí sĩ cách mạng hiện lên với một tư thế thật đẹp đẽ cùng sức mạnh thật phi thường.
Không dừng lại ở đó, khi đọc bốn câu thơ tiếp, người đọc đã cảm nhận được hình ảnh người tù cách mạng hiện lên với sức khỏe dẻo dai cùng ý chí kiên cường, chiến đấu sắc son chống lại kẻ thù:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con”
Nhà thơ đã xây dựng các hình ảnh đối lập “tháng ngày” - “mưa nắng” và “thân sành sỏi” - “dạ sắc son” để cho thấy sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của người tù cách mạng. Dù công việc đập đá có thể kéo dài đằng đẵng hết ngày này qua ngày khác với những khổ cực. Thì người tù cách mạng vẫn không hề sờn lòng. Ngược lại, nó giống như một thứ sức mạnh to lớn giúp họ tôi luyện chính bản thân người tù. Thật đáng tự hào và ngưỡng mộ biết bao trước tinh thần kiên cường đó. Bài thơ khép lại như một lời tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người tù cách mạng đối với sự nghiệp cứu nước. Hình ảnh “vá trời” gợi cho ta liên tưởng về sự tích “Nữ Oa vá trời” để từ đó khẳng định sức mạnh to lớn của người chiến sĩ cách mạng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chính họ hiểu được rằng đó là một công việc gian khổ, vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào. Cùng với đó là thái độ coi thường những khổ cực đó - “gian nan chi kể sự con con”, khó khăn, vất vả nơi nhà tù chẳng thấm vào đâu.
Tóm lại, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là một bài thơ giàu ý nghĩa. Qua công việc rất cụ thể là đập đá của người chiến sĩ cách mạng, người đọc đã thấy được tư thế hiên ngang cùng với ý chí bền bỉ của họ.

Uyên  Thy
28 tháng 12 2021 lúc 21:56

Bạn tham khảo nhé!
Có những người anh hùng dù bị gông tù giam cầm nhưng vẫn hiên ngang, ngẩng cao đầu hướng về tương lai. Có những người tù bị tra tấn dã man nhưng vẫn cất cao lời ca yêu nước, yêu dân. Bài “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh là một bài thơ tiêu biểu cho tinh thần như vậy, đồng thời khẳng định chí làm trai ở trên đời cần phải sống có lý tưởng, có mục tiêu.

Nhắc đến đảo Côn Lôn, chúng ta lại nhớ đến nhà tù Côn Đảo, nơi đã giam giữ biết bao nhiêu người con cách mạng. Nơi đó có máu, có nước mắt và có cả những khát khao được đập tung cánh cửa nhà tù, ra với thế giới bên ngoài để kháng chiến chống lại kẻ thù.Bài thơ là tiếng hát, tiếng lòng của người anh hùng cách mạng được cất lên giữa gông cùm Côn Đảo. Giọng thơ hào hùng, đanh thép tạo nên âm hưởng chủ đạo cho cả bài thơ.Hình ảnh một con người hiễn lên giữa nhà tù Côn Lôn thật hiên ngang, trong tư thế ngẩng cao đầu. Dù bị giam cầm, bị khổ sai nhưng vẫn “lừng lẫy”, công việc đập đá nặng nhọc, vất vả nhưng đối với người chiến sỹ cách mạng nó chỉ là việc “con con”. Người tù bỗng trở nên hùng vĩ, to lớn, mang tầm vóc vĩ đại.

Đào Nam
Xem chi tiết
Minh Nhân
15 tháng 3 2021 lúc 21:42

Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, vì:

- Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

︵✰Ah
15 tháng 3 2021 lúc 21:43

Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn, vì: - Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

Kinomoto Sakura
15 tháng 3 2021 lúc 21:43

Nghe tin Lê Nợi dựng cờ khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn vì:

- Dưới ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tiếp bùng nổ. Mặc dù bị đàn áp dã man, quần chúng nhân dân, những người yêu nước vẫn luôn tìm cách đứng lên khởi nghĩa lật đổ ách thống trị tàn bạo đó.

- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Ông đã bí mật liên lạc với các hào kiệt kêu gọi mọi người cùng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Mary Cont
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
10 tháng 3 2016 lúc 11:30

Là con đường 

Nguyễn Thị Kim Ngân
10 tháng 3 2016 lúc 11:30

là con đường