So sánh giữa 2 hỉnh ảnh của bài 'Ông đồ'. Mong giúp mik ạ :(
chỉ ra 1 hỉnh ảnh so sánh trong bài việt nam quê hương ta
BPTT so sánh không ngang bằng : mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tham khảo SGK :
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông ở khổ 3, 4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
- Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.
+ Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).
+ Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .
+ Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.
+ Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.
→ Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.
- Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.
+ Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.
+ Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.
+ Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).
+ Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.
- Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.
→ Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.
viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu qui nạp làm rõ nhân vật ông đồ thời ế khách trong khổ thơ thứ 3, 4 trong bài thơ ông đồ (có sử dụng nhiều hơn hoặc bằng một câu ghép và thán từ, gạch chân-chú thích)
mik đang rất gấp, mong mn giúp ạ!
Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ thuộc phong trào thơ mới. Và bài thơ "Ông đồ" đã cho chúng ta thấy một thời vàng son và nó cũng đồng thời cho ta thấy sự tàn lụi của ông đồ. Nhất là ở khổ thơ thứ 3 và thứ 4 đã cho các quý độc giả thấy được sự mai một và tàn lụi của những ông đồ. Bởi vì thời thế xoay chuyển nên vị thế của nho học và các nhà nho đã không giữ được. Mùa xuân vẫn tới, hoa đào vẫn nở nhưng những người xin chữ cũng dần thưa vắng và khung cảnh lúc này đã hoang vắng không còn giống như khung cảnh tấp nập ngày xưa,ai cũng tấm tắc khen đẹp. Ôi ! Vẻ đẹp truyền thống đang bị mài mòn đi theo năm tháng đã khiến cho ông đồ không còn được như xưa. Nhưng ông đồ vẫn lặng thinh ngồi đấy, vẫn tiếp tục công việc của mình mặc cho dòng người vẫn tấp nập đi qua mà không ai nguyện ý dừng chân xin chữ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh ông đồ trở nên nhạt nhòa đến mức vô hình "ngồi đó" nhưng "không ai hay", cô đơn,lạc lõng. Nhưng càng nhấn mạnh sự cô đơn của ông đồ khi không gian xung quanh "lá vàng rơi trên giấy" lại thêm" ngoài giời mưa bụi bay". Những hình ảnh"lá vàng" và mưa bụi" đã thể hiện sự thiếu sức sống và có lẽ nó đang liên tưởng tới sự lụi tàn của nền nho học Việt Nam. Tóm lại, qua khổ thơ 3 và và 4 , ta thấy nhân vật ông đồ thời ế khách lạc lõng và cô đơn, lẻ loi giữa phố đông đồng thời lòng ông cũng đã trống vắng,sụp đổ cùng với đất trời lạnh lẽo mà thê lương.
Chú thích :
- Câu ghép : in đậm
- Thán từ : in nghiêng
viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu qui nạp làm rõ nhân vật ông đồ thời ế khách trong khổ thơ thứ 3, 4 trong bài thơ ông đồ (có sử dụng nhiều hơn hoặc bằng một câu ghép và thán từ, gạch chân-chú thích)
mik đang rất gấp, mong mn giúp ạ!
Khổ thơ đầu và khổ cuối của bài thơ “Ông đồ” đều xuất hiện hình ảnh hoa đào nở. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai hình ảnh trong hai khổ thơ đó.
Em tham khảo : ( Hoidap247 )
Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.
MÌNH CỰC KÌ CẦN GẤP TRONG 20 PHÚT ĐẤY Ạ! MONG MỌI NGƯỜI VÀ THẦY CÔ GIÚP MÌNH ĐI Ạ! MÌNH RẤT SỢ.!
hãy so sánh tìm ra điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc gặp gỡ cảu nhân vật Trương Sinh với bé Đản(Chuyện người con gái Nam Xương) và nhân vật ông Sáu với bé Thu(Chiếc lược ngà) và giải thích nguyên nhân dẫn đến kết quả của các cuộc gặp gỡ
môn âm nhạc 7 ạ mong mn giúp!
câu 1.So sánh nhịp 2/4 và 3/4
câu 2.Vẽ sơ đồ hình nốt
Giống nhau:
-Đều có ô nhịp , phách, các nốt nhạc, giá trị của mỗi phách bằng nhau (1 phách)
Khác nhau:
-Nhịp 3/4 có 3 phách trong một ô nhịp
-Nhịp 3/4 là nhịp lẻ
-nhịp 2/4 có 2 phách trong một ô nhịp.
-nhịp 2/4 là nhịp chẵn.
trỏ lại với phong trào thơ mới qua các bài "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Nhớ rừng" (Thế Lữ), "Quê hương" (Tế Hanh). Em hãy so sánh bút pháp lãng mạn trong các văn bản ấy.
Viết thành 1 bài văn giúp mình nhé ạ. Đang gấp ạ
Đặt câu nghi vấn bài "Ông Đồ"
giúp mik nhanh vs ạ! Mik đg cần gấp. Các pạn chỉ cần vt 1 câu thôi ạ
Tại sao người mua chữ năm cũ bây giờ lại không thấy?
Đây ạ :
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ đúng không?
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?