nêu nội dung của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh ăn quả và trồng cây ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai Uống nước nhớ nguồn. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ nhớ trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Bạn tham khảo :>
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những bài học đạo đức về lòng biết ơn mà ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu của mình. Hiểu một cách đơn giản, câu tục ngữ này khuyên ta khi cầm trên tay những quả căng mọng, thơm ngon thì hãy nhớ đến người đã dày công vun trồng, chăm bón cho cây. Không dừng lại ở đó, sâu xa hơn, qua câu tục ngữ này, người xưa muốn nhắc nhở con cháu khi được hưởng thành quả nào đó trong cuộc sống thì phải nhớ đến công lao của những người đã tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đã giúp đỡ mình bởi những gì ta đang hưởng thụ không phải tự dưng có mà đó chính là công sức của biết bao người. Hình hài, vóc dáng của ta là do cha mẹ đã chịu bao vất vả sinh thành dưỡng dục, kiến thức ta có là được trau dồi từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống yên bình ta hưởng được đánh đổi bằng xương máu của bao vị anh hùng,... Vậy mà buồn thay khi trong xã hội còn nhiều người sống vô ơn bội nghĩa, họ dễ dàng buông lời xúc phạm, ngược đãi bố mẹ hay phải bội lại những người từng giúp đỡ mình,... Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ những kẻ sống như vậy và luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình bằng những hành động cụ thể như: ngoan ngoãn, nỗ lực học tập, chăm sóc, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" em hiểu thế nào về nội dung câu tục ngữ trên
Refer
Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc: Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.
chắc v
câu tục ngữ " ăn quả nhớ kẻ trồng cây", 'đói cho sạch rách cho thơm" có nội dung gì
TK
Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu cha ông ta khuyên răn con người cần biết sống theo đạo lí biết ơn, một trong số đó là câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đúng vậy, câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.
Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.
Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Mỗi người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng, yêu mến những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học trò biết ơn thầy cô nên học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời, phấn đầu thi đua. Con cái yêu thương cha mẹ bằng cách giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà cũng là một biểu hiện giản dị của lòng biết ơn. Chúng ta cũng luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ông bà tổ tiên bằng cách tưởng nhớ ông bà trong ngày rằm, mùng một, giỗ, tết... Nhân dân cũng cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Với lối sống ấy chúng ta sẽ nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người.
Bên cạnh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cha ông ta cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác răn dạy con người về lòng biết ơn như:
“Uống nước nhớ nguồn”
Hay:
“Con ơi ghi nhớ lời này.
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”...
Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ vong ân bội nghĩa, “qua cầu rút ván”, ích kỉ, chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình.
Nói tóm lại, câu tục ngữ dạy cho con người về lòng biết ơn, chịu ơn. Đạo lí tốt đẹp ấy góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống rất Việt Nam, rất Á Đông. Đây chính là nền tảng cho nhiều giá trị tốt đẹp khác của con người.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
-Nghĩa đen: mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối.
-Nghĩa bóng: câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
Giải thích chi tiết định nghĩa của câu tục ngữ:''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''
Nêu ăn quả là gì?Kẻ trồng cây là gì?
Tham khảo:
“Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn.
viết 1 đoạn văn nghị luận để giải thích nội dung câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Từ xưa đến nay, đạo đức truyền thống luôn là một trong những giá trị tốt đẹp của dân tộc được ông cha ta truyền lại từ đời này qua đời khác. Một trong số đó chính là đạo lý về lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” . Thế hệ chúng ta hôm nay, được sống trong một bầu không khí hoà bình, ấm no, có đầy đủ những điều kiện vật chất và tinh thần, không thể không kể đến công lao của thế hệ đi trước đã lao động miệt mài, tạo ra thành quả , vì vậy mỗi người cần trân trọng và biết ơn những người đã cho ta cuộc sống hôm nay. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là như thế nào? Ở đây, theo nghĩa đen, khi ta “ăn quả” tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những “kẻ trồng cây”, là những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, sâu xa hơn, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.
Có thể nói, đây là một bài học về đạo lý làm người thật sự sâu sắc và giàu ý nghĩa. Thật vậy, trước tiên bất kỳ một thứ gì trong cuộc sống mà chúng ta đang sử dụng, tận hưởng hôm nay đều có nguồn cội từ sức lao động mà nên . Từ những thứ tưởng chừng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày như nước uống, cũng phải trải qua một quá trình những người công nhân trong nhà máy sàng lọc để cho ta nước tinh khiết; bát cơm dẻo thơm nuôi sống ta hàng ngày cũng là công lao của biết bao người nông dân cần cù đội mưa đội nắng đem lại những hạt gạo trắng tinh; rồi xe cộ ta đi lại, thiết bị công nghệ ta sử dụng...Đến những giá trị tinh thần như kiến thức sâu rộng mà chúng ta có đều là nhờ sách vở mà con người dày công nghiên cứu, từ sự truyền dạy của thầy cô; hay sâu xa hơn là cuộc sống hoà bình, ấm no như ngày hôm nay, đó chẳng phải là công lao to lớn của thế hệ cha anh đi trước đã “ quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, chiến đấu, hy sinh vì kẻ thù để bảo vệ dân tộc hay sao? Vậy nên bất kỳ một thứ gì chúng ta đang có, đều là công lao của một cá nhân, một tập thể, thậm chí là một dân tộc đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo ra. Do đó, mỗi người cần phải biết ơn, trân trọng những điều ấy.
Khi ta biết trân trọng, biết nhớ về cội nguồn, con người ta sẽ có thể rèn luyện về nhân cách, sống có trước có sau, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình. Dân tộc ta mà một dân tộc giàu truyền thống đạo lý, và đạo lý về “uống nước nhớ nguồn” cũng được kế thừa và phát huy rộng rãi trong cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn những ngày lễ như Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 để tôn vinh những người phụ nữ có ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người, đem đến cho ta cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm, tưởng nhớ công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng, rồi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tri ân công sức dạy dỗ của thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tưởng nhớ những người anh hùng đã hy sinh, quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược,...Lòng biết ơn không chỉ có ý nghĩa sâu sắc trong phạm vi của dải đất hình chữ S của chúng ta, mà xa hơn bên ngoài thế giới kia, ta cũng có thể bắt gặp những tấm gương có lòng biết ơn sâu sắc, chẳng hạn như hình ảnh cô hoa hậu Thái Lan Mint Kanistha , sau khi đăng quang đã trở về nhà và quỳ lạy cảm ơn người mẹ với công việc lượm ve chai của mình hay anh chàng Kalangnalong là tân cử nhân mới tốt nghiệp trường Đại học Chulalongkorn danh tiếng của Thái Lan cũng quỳ gối trước xe rác của người cha để cảm tạ gây xúc động mạnh cho biết bao người. Có thể nói, dù là hiện tại hay tương lai, dù ta có ở trên đỉnh cao của danh vọng, đạt được bao nhiêu thành tựu, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã tạo ra ta, nuôi dưỡng ta nên người để ta có được những thành quả ấy. Con đường của bạn dù có trải đầy hoa hồng dù bạn có bước đến cánh cửa của vinh quang nơi cuối con đường, thì cũng hãy đừng quên đi những người đã có công trải những “cánh hoa” ấy để bạn bước đi.
Nếu con người ta sống mà không biết trước biết sau, không hướng về cội nguồn, không biết đền ơn đáp nghĩa sẽ dễ dàng bị tha hoá về nhân phẩm, trở nên lạnh lùng, vô cảm với mọi người xung quanh, bị người đời khinh ghét. Thay vì lối sống ấy, tại sao chúng ta không thể hiện lòng biết ơn, ngay từ những hành động đơn giản nhất như luôn kính trọng gia đình, thầy cô, không lãng phí, sử dụng vừa đủ, quan trọng hơn hết là tu dưỡng đạo đức thật tốt và cần biết giữ gìn, phát huy đạo lý truyền thống ấy của ông cha ta cho những thế hệ sau. Như vậy, câu tục ngữ của ông cha ta là vô cùng thấm thía và sâu sắc, nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, góp phần làm giàu thêm truyền thống đạo lý quý báu của dân tộc.
Lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là một trong những nền tảng, thước đo giá trị đạo đức của mỗi con người. Đạo lý được đúc rút ra từ câu tục ngữ mộc mạc, giản dị “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một hành trang lý tưởng và tốt đẹp trên con đường chinh phục và thành công của mỗi chúng ta sau này.
NÊU CẢM NGHỈ VỀ CÂU TỤC NGỮ ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Tham khảo
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó.
Đất nước Việt Nam ta tự hào là một đất nước giàu đẹp có nhiều trang thơ văn lịch sử hào hùng. Và đằng sau những trang thơ văn lịch sử hào hùng đó là những bài học quý giá hoặc kinh nghiệm lâu đời đã được ông cha ta đúc kết và truyền lại qua bao thế hệ bằng những câu tục ngữ, ca dao ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Để bày tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta thường mượn hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng chính là một bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền lại cho thế hệ về sau. Vậy ta phải hiểu hai câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để con cháu đời sau dễ hiểu ông cha ta thường mượn những hình ảnh gần gũi với cuộc sống để giải thích những đạo lí tốt đẹp muốn gửi gắm. Ăn nghĩa là hưởng thụ, kẻ trồng cây nghĩa là người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ, nhớ là biết ơn, nhớ ơn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là chúng ta an một loại quả ngon ngọt nào đó, ta phải biết nhớ ơn người đã tạo ra loại quả ngọt đó cho ta. Còn trong câu uống nước nhớ nguồn, uống nước có nghĩa là ta uống một thứ nước mát lạnh, nhớ nguồn là chúng ta phải nhớ đến cội nguồn, nơi bắt đầu của nó. Nghĩa cả câu đó là khi ta uống một thứ mát lành, trong sạch thì ta phải nhổ đến cội nguồn của nó. Cả hai câu tục ngữ này nếu ta hiểu theo nghĩa sâu xa thì nó như lời khuyên răn, nhắc nhở ta phải luôn biết ơn, tôn thờ, kính trọng những người đi trước, những người đã tạo ra thành quả tốt đẹp cho mình hưởng thụ.
Từ thời xa xưa, con người Việt Nam ta đã có truyền thống quý báu này, như truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân xâm lược đầy hào hùng. Bên cạnh đó, ta cũng không thể nào quên được các vua Hùng đã gầy dựng và tạo nên đất nước này, bảo vệ nó vững chắc và hùng mạnh suốt bao nhiêu thế kỉ. Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại luôn là hình ảnh đại diện của đất nước Việt Nam giàu đẹp. Suốt một đời, Người đã có nhiều công lao đóng góp to lớn, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự phát triển, phồn vinh của đất nước. Dù đi đâu chăng nữa, Bác vẫn luôn giữ được nét đẹp, phong cách giản dị của người Việt Nam, thông thạo hàng chục thứ tiếng để có thể tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Những vị anh hùng ấy luôn được người đời ghi sâu, nhớ mãi.
Cho đến ngày nay, những vẻ đẹp đó vẫn tồn tại trong trái tim người Việt Nam. Lăng Bác Hồ được xây dựng bằng tất cả tấm lòng của nhân dân để ghi nhớ công ơn của Người dành cho cả dân tộc Việt Nam. Cũng có thể kể đến khi ta nhắc đến lòng nhớ ơn đó là từng gia đình với những tình cảm quý báu như tình mẫu tử, tình bà cháu, tôn thờ tổ tiên và biết ơn họ với tấm lòng thành kính, sâu sắc. Những con đường hiện nay được mang tên những vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực,... Tất cả những việc làm đó dù lớn hay nhỏ nhưng đều mang chung một ý nghĩa lớn lao đó là lòng biết ơn sâu sắc.
Ngoài ra trong thơ văn, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp một số câu tục ngữ, ca dao, dân ca thể hiện sự nhớ ơn của những người con đối với công lao trời biển của những đấng sinh thành lòng biết ơn như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hay câu nói nổi tiếng của Bác “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” lời nói của Bác như một lời nhắc nhở con cháu Việt Nam mãi nhớ đến công ơn của các vị cha anh ngày trước.
Thế mà ngày nay, trên báo chí hay kênh truyền hình, tin tức đều xuất hiện rất nhiều bạn trẻ có biểu hiện “ăn cháo đá bát”, “có trăng quên đèn” như chửi cha mắng mẹ, những kẻ ấy đã quên đi công ơn dưỡng dục, sinh thành của họ đối với mình. Sử dụng ma túy, nghiện ngập gây tổn hại đến danh dự của gia đình, dòng họ, tổ tiên. Những hành động đó đều đáng bị phê phán, chê trách và đáng bị tố cáo, xử phạt.
Qua những dẫn chứng trên cho ta thấy, con người Việt Nam luôn luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Qua đó ta có được bài học là phải biết ơn, tôn thờ những vị cha anh ngày trước cũng như những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
Tham khảo
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó.
Viết một đoạn văn nghị luận giải thích để giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đáp án
HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:
- Giải thích:
+ nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác.
- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.
nêu nội dung của 3 câu tục ngữ
_ một mặt người bằng mười mặt của
_học ăn học nói, học gói, học mở
_ăn quả nhớ kẻ trồng cây
giúp mình nha>_<
1) Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất
( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)
2) - Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
3) - Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đã tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
-một mặt người bằng mười mặt của : đề cao giá trị của con người , con người quý trọng hơn của cải , vật chất
- học ăn , học nói , học gói , học mở : cần phải học cách ăn , nói ...cho chuẩn mực .Con người cần phải thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp
- ăn quả nhớ kẻ trồng cây ; khi chúng ta được hưởng 1 thành quả nào đó phải bt ơn người đã tạo ra thành quả đó . Mọi thứ ta hưởng thụ đều do sức người khác làm ra . Cần trân trọng , biết ơn người đi trước, người có công lao giúp đỡ , gây dựng tạo nên thành quả , ko được phản bội quá khứ
~ học tốt `~
-
_ một mặt người bằng mười mặt của :Câu này đề cao giá trị con người. Của cải vật chất chỉ là thứ yếu. Nếu tính theo toán học thì trong câu này của cải bằng 1/10 giá trị con người. Người ta thường dùng 10, 100, 1000, 1 vạn để diễn tả ước lệ tượng trưng trong thơ văn. Ví dụ 1 nụ cười bằng 10 than thuốc bổ. Vì thế 1 và 10 trong câu tục ngữ này cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ. Tóm lại là đề cao giá trị con người.
_ Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh._ăn quả nhớ kẻ trồng cây
:câu này nhắc nhở ta phải biết , tôn trọng , công ơn của các đấng sinh thành , và những ai đã tạo ra cho mình có cuộc sống hôm nay , ta phải biết nâng niêu , và biết ơn , không bao giờ phụ lòng , và quay mặt làm ngơ , trước công lao và nhân đức đó !