THUYẾT MINH VỀ THỂ THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
----------------------------------------------------------
(Mn giúp Mk zới ạ)
Thuyết minh về đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Giúp mình với ạ
Hãy sáng tác một bài thơ về tình bạn .(Theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ,thất ngôn bát cú ,ngũ ngôn tứ tuyệt ,..)
Bài làm
Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Tiêu đề: Tình bạn.
Xa xa nhìn thấy người bạn cũ
Dẫu biết tình bạn đã cách xa
Bạn ấy giờ đây không còn nữa
Còn tôi đơn lẻ cõi hư không.
# Học tốt #
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú.
-Thất ngôn tứ tuyệt:
Thơ này được ra đời vào thời kỳ nhà ĐƯỜNG ,có nguồn gốc từ TRUNG QUỐC nhựng đc người VN đánh giá cao và cũng chấp nhận nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT , gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ <CÒn có cả thơ thất ngôn bát cú cũng được gọi là thơ đường luật gồm , 7 chữ một câu, có 8 câu . >
Thơ thất tứ tuyệt gồm 4 câu,mỗi câu 7 chữ ,có gieo vần và âm điệu liên kết với nhau .
Câu đầu: gọi là câu đề ,giới thiệu hoàn cảnh hoặc mở đề cho bài thơ .
Câu thực ; tiếp theo ,nói rõ người hoặc vật hoặc cảnh vật mà tác giả định giới thiệu trong bài thơ .Tả sát thực nhất hnội dung của bài thơ là gì .
Câu luận ; quan điểm ,ý kiến ,suy nghĩ của tác giả ,của mọi người ,của nhân loại về vấn đề mà tác giả đã nêu trên
Câu kết ; Rút ra quy luật chung ,quy luật riêng hay một kết cục nào đó cho bài thơ .
-Thất ngôn bát cú:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
̀Thơ TNBCĐL là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ ĐL đc các nhà thơ VN rất ưa chuộng.
Thổ thơ TNBCĐL có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở TQ sau đó du nhập vào VN và đc các nhà thơ Trung Đại rât́ ưa chuộng.Một bài thơ TNBCĐL gồm tám câu.Mỗi câu bảy chữ.Cả bài thơ gồm bốn phần:-Đề
-Thực
-Luận
-Kết
Thể thơ TNBCĐL có nhiều quy định rất chặt chẽ về:Niêm,luật,vần.Niêm là sự dính kết các câu theo hệ thống dọc theo quy tắc:câu một kết dính vs câu tám;câu hai vs câu ba;câu bốn vs câu năm;câu sáu vs câu bảy.Luật của bài thơ đc căn cứ vào chữ thứ hai của câu một.Nếu chữ ấy là thanh B thì bài thơ làm theo luật B,và ngược lại.Để xđ vần của bài thơ ta căn cứ vào các chữ cuối của câu một,hai,bốn,sáu,tám.Nếu các chữ ấy đều làm theo vần B thì ta kết luận bài thơ có vần B và ngược lại.
Quy luật B-T của thể thơ này đc quy định như sau:nhất,tam,ngũ bất luận~Nghĩa là chữ thứ một,ba,năm của hai câu liền kề ko cần đx về thanh điệu~nhị,tứ,lục phân minh~Nghĩa là chữ thứ hai,bốn,sáu của hai dòng liêǹ kề phải đx nhau về mặt thanh điệu~
Nhịp thơ thg là nhịp 4/3 (h) 2/3/3.
NT đối thể hiện ở cặp câu 3-4,5-6.Các cặp câu này phải đảm bảo đối thanh,đối ý,đối từ loại.
Thể thơ TNBCĐL có vẻ đẹp cân đối,hài hòa,cổ điển nhưng lại gò bó,giàng buộc.
Có thể ns,thể thơ TNBCĐL là thể thơ đẹp và hay,đáng đc chân trọng.Cx vs các thể thơ khác của dân tộc,thể thơ này đã tạo nên sự đa dạng,phong phú của nền thi ca VN.
Gợi ý bằng dàn bài:
Mở bài: - Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.
- Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.
Thân bài: - Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
- Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.
+ Bài thơ gồm bôn phần đề - thực - luận - kết.
+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.
+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1-2-4- 6 -8 và là vần bằng.
+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. + Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.
thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ gì?
ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ gì?
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi khổ thơ 4 dòng và mỗi dòng có 7 chữ
Ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ có 4 câu 1 khổ, mỗi câu 5 chữ
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Về cơ bản thể thơ này có 4 câu thơ trong mỗi bài và mỗi câu có 5 chữ. Trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 với 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Nhìn chung thể thơ này khá giống với thể thất ngôn tứ tuyệt nhưng số câu ít hơn. Túc là chỉ cần bỏ hai câu cuối là ta đã có được thể thơ ngũ ngôn.
hk tốt :)))
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Luật:" Nhất tam ngũ bất luận
Nhị tứ lục phân minh"
Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận
Còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
thể thơ tHẤT ngôn bát cú đường lật có giống thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ko .Vì sao ?
Tuyệt lắm vì Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ phong (cổ thể thi), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
lập dàn ý thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ đời nhà Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy
Vì giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.
Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.
Mở bài:
Giới thiệu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Thân bài:
Nêu đặc điểm của thể thơ.
-Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
-Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
-Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
-Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
-Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.
-Bố cục:
+4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp
+2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
-Những nhận xét, đánh giá chung
-Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.
Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.
Kết bài:
Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.
viết 1 đoạn văn ngắn trình bày về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Tham khảo
Thơ này được ra đời vào thời kỳ nhà ĐƯỜNG ,có nguồn gốc từ TRUNG QUỐC nhựng đc người VN đánh giá cao và cũng chấp nhận nó là thơ ĐƯỜNG LUẬT , gồm 4 câu ,mỗi câu 7 chữ <CÒn có cả thơ thất ngôn bát cú cũng được gọi là thơ đường luật gồm , 7 chữ một câu, có 8 câu . > Thơ thất tứ tuyệt gồm 4 câu,mỗi câu 7 chữ ,có gieo vần và âm điệu liên kết với nhau . Câu đầu: gọi là câu đề ,giới thiệu hoàn cảnh hoặc mở đề cho bài thơ . Câu thực ; tiếp theo ,nói rõ người hoặc vật hoặc cảnh vật mà tác giả định giới thiệu trong bài thơ .Tả sát thực nhất hnội dung của bài thơ là gì . Câu luận ; quan điểm ,ý kiến ,suy nghĩ của tác giả ,của mọi người ,của nhân loại về vấn đề mà tác giả đã nêu trên Câu kết ; Rút ra quy luật chung ,quy luật riêng hay một kết cục nào đó cho bài thơ .