Những câu hỏi liên quan
Phùng Tuệ Lâm
Xem chi tiết

Tham khảo :

“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.

À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành lay ơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.

Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Yến Nhi
12 tháng 1 2022 lúc 8:21

Cuối năm học lớp Ba, bố em cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho em vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.

Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thùy Vân
12 tháng 1 2022 lúc 20:25

Hôm trước, bố vừa đóng cho em một chiếc bàn học mới, thay cho chiếc bàn học cũ trước đây.

Bàn có kích thước khá rộng, chiều dài khoảng 1m4, chiều rộng chừng 80cm. Bố quyết định làm mặt bàn lớn như thế vì muốn em có thể để được cả máy tính nữa. Mặt bàn là gỗ khá dày dặn và cứng cáp. Bố đã phải đi hết ba cửa hàng gỗ mới tìm được một miếng gỗ đẹp và đủ to như thế. Dưới mặt bàn, bố có làm một cái ngăn kéo lớn, dài và rộng như một cái gối. Đó là chỗ để em cất những đồ vật nhỏ của mình. Phần chân bàn, bố dùng bốn thanh gỗ lớn, được mài nhẵn bốn góc. Vừa chắc chắn lại có thẩm mĩ. Để tiện cho em cất sách vở, đồ dùng học tập, bố đã đóng thêm một chiếc giá sách nhỏ ở góc trái bàn học. Trông cả chiếc bàn đẹp chẳng kém gì những chiếc bàn mua ngoài tiệm cả.

Khi bố đưa bàn vào phòng, em vui lắm. Cứ xoay quanh đó mãi. Giây phút được sắp xếp đồ dùng lên bàn, em thích đến mức cứ vừa làm vừa hát. Và mong thật nhanh đến tối, để học bài ngay trên chiếc bàn mới này.

Chiếc bàn học ở nhà đó là công sức của bố em. Nên đối với em nó vô cùng quý giá. Em sẽ giữ gìn chiếc bàn cẩn thận, để nó luôn mới mẻ.

Khách vãng lai đã xóa
Fudo
Xem chi tiết
Bảo Ngọc
3 tháng 3 2018 lúc 17:38

Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.

Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái tim rất đẹp. Chiếc đồng hồ không quá lớn, nó chỉ to hơn bàn tay một chút, mặt đồng hồ sáng bóng không một vết xước. Đồng hồ có 4 kim, là kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Các kim đều có màu đen, nhưng kim báo thức là màu đỏ. Cạnh 4 cái kim là hai chú chó trông rất ngộ nghĩnh, xung quanh là những con số từ. Bốn kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Kim giây chạy nhiều nhất và phát ra những tiếng kêu tích tắc không mệt mỏi. Khi chị kim giây quay được một vòng thì kim phút mới nhích đi một chút. Kim giờ thấp nhất và cũng là người đi chậm nhất, phải chăm chú nhìn một lúc lâu ta mới phát hiện được sự di chuyển của chú. Kim báo thức thì không di chuyển, chỉ khi nào ta muốn hẹn đến giờ nào thì đặt kim báo thức chỉ vào giờ đó. Khi đồng hồ chạy đến giờ đó, chuông báo thức sẽ kêu để báo thức cho ta.

Quay sang mặt sau của đồng hồ, ta thấy có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức. Từ ngày có chiếc đồng hồ mới, em không lo đi học muộn vì ngủ quên, bố mẹ không lo đi làm muộn, ông ba muốn biết giờ chỉ cần vào ngó đồng hồ là biết ngay. Nhờ có đồng hồ, ông ba đã biết giờ giấc để chuẩn bị cơm nước trước khi em đi học về, em không phải chịu đói bụng vì phải chờ bà nấu cơm nữa

Chiếc đồng hồ đã giúp em biết giờ giấc và giúp em chăm chỉ hơn trong học tập. Nhìn chiếc đồng hồ chạy, em thấy thời gian trôi đi thật nhanh và tự nhắc nhở mình không nên lãng phí thời gian nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận để nó luôn đi bên em, nhắc nhở em cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống.

Bảo Ngọc
3 tháng 3 2018 lúc 17:39

Thời học sinh, ta luôn có một chiếc đồng hồ báo thức để có thể nhắc nhỏ về thời gian trong ngày. Việc dạy sớm đi học, ăn uống, đi ngủ, học bài,... tất cả điều được chiếc đồng hồ bào thức xin xắn ghi nhớ mà hẹn lịch giùm. Cùng xem bài văn tả chiếc đồng hồ báo thức của bạn học sinh dưới đây tả về ưu điểm gì của một chiếc đồng hồ báo thức nha.


Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình một chiếc đồng hồ báo thức.

Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Chiếc đồng hồ này chạy bằng pin, hiệu Sony.

Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm cen-ti-mét. vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi-ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút dường như đứng tại chỗ, nhưng thật ra chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.

Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học.

Hàng ngày, tiếng "tích tắc! tích tắc! " cứ đều đặn vang lên, trong nhà ai cần biết giờ chạy ra nhìn nó là biết ngay.

Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài. Và tiếp sau là tiếng "cạp, cạp" của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài, sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn và quý trọng thời gian.

Nguyễn Phạm Hồng Anh
3 tháng 3 2018 lúc 17:39

Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ “báo thức”. Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường. Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt. Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ. Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi. Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó. Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em đậy.Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn. Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức. Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.

Vampire
Xem chi tiết
Lê Phương Bảo Ngọc
21 tháng 6 2021 lúc 9:34

Trong lớp em, bạn nào cũng có những chiếc cặp sách thật đẹp. Còn em thì dùng lại chiếc ba-lô rất dễ thương mà chị Hà đã tặng lại. Chị Hà vốn cẩn thận nên cái ba-lô ấy vẫn còn mới nguyên.

Chiếc ba-lô của em có màu hồng nhạt với hai cái quai bằng da màu đen rất mềm mại và chắc chắn. Mặt ngoài của ba lô được phủ một lớp nhựa bóng loáng, dễ lau chùi và không hề bị ướt khi gặp mưa. Những chiếc khoá, chiếc móc đều có màu hồng, rất xinh xắn. Chiếc ba-lô có 3 ngăn. Hai ngăn to em dùng để sách vở, giấy kiểm tra và hộp bút. Chiếc ngăn phụ nhỏ hơn, nằm ở phía ngoài cùng, em dùng để vài món đồ ngộ nghĩnh như: chú hạc giấy mà Lan gấp tặng, bộ tranh dán hình công chúa, hay bạn gấu nhựa tí hon,... Ngăn này có khóa rất chắc chắn nên được coi là kho báu quý giá của em. Mỗi khi đi học về, em đặt ba-lô ngay ngắn trên góc học tập. Đến lớp, ba-lô nằm gọn gàng trong ngăn bàn.

Dù mưa hay nắng chiếc ba-lô cũng luôn đồng hành bên cạnh em như một người bạn tốt. Em rất yêu quý chiếc ba-lô và hứa sẽ gìn giữ nó thật cẩn thận.

Xem tham khảo nha, học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Vampire
21 tháng 6 2021 lúc 9:32
Mình cần gấp Ko chép mangj nhá
Khách vãng lai đã xóa
Hoàng AFK
21 tháng 6 2021 lúc 9:34

Năm học lớp Bốn, thi học sinh giỏi cấp huyện, em được Giải khuyến khích môn Toán. Ban Giám hiệu trường Tiểu học Yên Phong và Hội cha mẹ học sinh đã tặng em một chiếc ba lô màu và 20 quyển vở ô li, một cái hộp bút bằng nhựa xanh rất đẹp.

Em mồ côi mẹ lúc mới lên 5 tuổi, bố đi làm ăn ở Vũng Tàu, vài năm mới về quê một lần. Em ở với ông bà ngoại. Em thuộc diện "học sinh vượt khó, chăm học". Chiếc ba lô màu phần thưởng đã làm em vô cùng hạnh phúc, ngoài sức tưởng tượng của một học sinh nghèo như em.

Chiếc ba lô bằng vải bạt xanh màu lá cây nhãn hiệu "Kaukko". Đáy hình chữ nhật, hai mặt trước và sau hình trám. Hai cái túi màu đỏ hồng như hai cái tai mọc ở hai bên. Phía trên có quai xách. Phía sau có hai quai có thể điều chỉnh dài, ngắn theo sở thích. Ba lô có hai ngăn: một ngăn to để đựng sách vở; ngăn nhỏ hẹp để đựng giấy kiểm tra, sổ liên lạc gia đình, truyện tranh mà các bạn thường cho em mượn đem về nhà xem và đọc. Ngăn nào cũng có phéc-mơ-tuya bằng nhựa trong suốt, tay kéo bằng đồng nổi bật chữ "Kaukko" thật ưa nhìn. Thích nhất là hai cái túi nhỏ ở hai bên: một túi em đựng hộp bút, một túi em đựng một vài thứ lặt vặt khác như quả cầu lông hay một thứ đồ chơi, một hộp chì màu, bút vẽ.. Em xem đó là "kho báu" của mình.

Ông ngoại đã xin bên nhà chú Lưu cho em hai miếng bìa cứng để lót phía trong ba lô, giữ cho sách vở không bị quăn mép. Lúc đựng sách vở, khoác lên đôi vai, chiếc ba lô như con cóc xanh bám vào lưng em. Cái Liễu, cái Hoa, thằng Quỳnh, thằng Độ... vẫn chê em là cõng cóc đi học. Các bạn ở lớp em đứa thì dùng cặp giả da, đứa thì dùng túi ba màu, riêng ba lô con cóc thì chỉ mình em có. Từ nhà đến trường xa ngót cây số, lúc đi học hay lúc tan học về, ngày mưa hay ngày nắng, chiếc ba lô con cóc vẫn ngoan ngoãn, chuyên cần bám lấy lưng em.

Từ ngày có chiếc ba lô đựng sách vở, em học tấn tới hẳn lên. Cô Hoà hiệu phó, thầy Quy phụ trách lớp vừa khen em ngoan, chịu khó, vừa động viên em cố gắng học tốt hơn nữa để sang tháng 4 thi Học sinh giỏi lớp 5 toàn huyện Ý Yên giành được giải cao.Lúc ở nhà, những ngày nghỉ học, em lấy sách vở ra, hộp bút, hộp màu ra, rồi treo chiếc ba lô lên móc cho nó được nghỉ ngơi. Lạ lắm, vui lắm ! Hôm nào được điểm 9, điểm 10, em cảm thấy chiếc ba lô thủ thỉ, tâm sự với em. Hình như nó luôn luôn nhắc em: "Vượt khó, chăm ngoan, cố lên học giỏi nhé"

Nhiều đêm em nằm mơ gặp mẹ em. Mẹ em xem sách vở, ngắm nghía mãi chiếc ba lô rồi xoa đầu em, ôm lấy em. Cả hai mẹ con cùng khóc. Suốt ngày hôm sau, em vẫn còn bồi hồi.

Chiếc ba lô đã cùng em đi đến trường, đến lớp được hai phần ba chặng đường lớp 5. Nó đã trở thành người bạn nhỏ đáng yêu của em. Khoác ba lô lên vai, em chào ông bà, vừa bước ra khỏi nhà đi học, em như nghe nó thầm thì nhắc nhở:

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao"...

Khách vãng lai đã xóa
Tiểu Thư họ Trần
Xem chi tiết
Lê Thị Phương Anh
15 tháng 8 2016 lúc 8:39

Số cây kẹo a còn lại là :

4 - 4 = 2 ( cây )

Đáp số : 2 cây kẹo

t mk nha m.n

Janku2of
15 tháng 8 2016 lúc 8:35

anh còn

4-2=2(cái kẹo)

Nguyễn Phương Trung
15 tháng 8 2016 lúc 8:36

Anh còn 2 cái kẹo 

Linh Linh
Xem chi tiết
lê trung hiếu
15 tháng 5 2019 lúc 19:14

ookkk chpwf chut

hoàng thảo nguyên
15 tháng 5 2019 lúc 19:17

em co nhieu ban nhu ban nao do

Linh Linh
15 tháng 5 2019 lúc 19:22

giúp mk ik

Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
14 tháng 1 2018 lúc 17:46

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

:)

Phước Lộc
14 tháng 1 2018 lúc 17:41

Những câu chuyện cổ “Thạch Sanh”, “Thánh Gióng”,... đã để lại trong em ấn tượng rất đẹp về người dũng sĩ. Các anh là những chàng trai còn trẻ, thân hình rắn rỏi, mạnh mẽ. Ngày thường, khi giúp đỡ gia đình, các anh ăn mặc không khác người bình thường, cũng đóng khố, cởi trần để làm ruộng, đốn củi. Làn đa đỏ như đồng thau; những lúc cày cuốc, bắp chân, bắp tay nổi lên cuồn cuộn. Trên gương mặt luôn nở nụ cười tươi còn thánh thót bao giọt mồ hôi nóng hổi. Vậy mà khi ra trận, nhìn các anh dũng sĩ thật oai hùng! Các anh mặc quán áo giáp sắt, đội mũ sắt phủ kín từ đỉnh đầu đến gót chân, vững vàng như một pho tượng sắt. Dáng vẻ lực lưỡng, mạnh mẽ càng khiến các anh giống các thiên thần. Khi xung trận, anh rạp người trên mình ngựa. Những tiếng hét xung trận vang rền của anh khiến quân thù khiếp sợ, sự dũng mãnh của anh khiến cho chúng kinh hoàng.

Nguyễn Diệu Linh
14 tháng 1 2018 lúc 17:44

BẠN ƠI CHO MÌNH NÓI THÊM LÀ PHẢI LẬP DÀN Ý

NHƯNG THÔI MÌNH TỰ CHỌN LỌC VẬY!!!

davichi
Xem chi tiết
Boboiboybv
4 tháng 2 2018 lúc 13:11

   Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh trường em . Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ thi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây nhày chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Bốn  đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười vui vẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt và sôi động . Tiếng cười, tiếng nói vang lên như một bản hoà âm sôi động.

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhò rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động.

Six Gravity
4 tháng 2 2018 lúc 13:09

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhỏ rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút , tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Phía xa xa, dưới gốc cây phượng già, mấy bạn học sinh lớp Năm đang đọc truyện tranh cho nhau nghe rồi cùng nhau cười nắc nẻ. Giờ ra chơi thật là náo nhiệt. Tiếng cười, tiếng nói vang lên thành một bản hoà âm sôi động.

Hoàng đế Porus
Xem chi tiết

Hôm qua, vào buổi tiệc sinh nhật, em đã được nhận rất nhiều món quà xinh xắn, đáng yêu. Nào bút, vở, kẹp tóc, gấu bông… Nhưng em yêu thích nhất vẫn là chiếc thước kẻ do Mi - người bạn thân nhất của em tặng.

Chiếc thước được làm từ nhựa cứng, màu hồng nhạt trong suốt rất đáng yêu. Cầm trên tay, em cảm thấy thước khá mỏng và nhẹ, thế nhưng nó vẫn chắc chắn lắm. Như bao chiếc thước khác, thước mà Mi tặng em có hình chữ nhật, chiều dài là 15cm, chiều rộng là 3cm. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là đây là chiếc thước đôi. Từ trục phía góc bên phải, em tách thước thành hai phần, thế là chiếc thước dài thành 30cm. Thật sự rất tuyệt vời. Bởi cặp của em không để vừa những chiếc thước dài đến 30cm, mà đôi khi các tiết toán hay mĩ thuật lại cần vẽ đường thẳng dài. bây giờ, chiếc thước này đã cứu em khỏi những băn khoăn đó.

Trên mép mỗi nửa thước được kẻ nhiều vạch màu đen cách đều nhau. Mỗi vạch cách nhau 1mm, cứ thế cứ 9 vạch ngắn là một vạch dài được đánh số ở dưới theo đơn vị là xăng-ti-mét, lần lượt từ một đến ba mươi. Phần thước ở mặt trên có số từ một đến mười lăm, còn phần thước bị dấu ở dưới đánh số từ mười lăm đến ba mươi. Mép thước ở trên là đường thẳng băng, em dùng để kẻ các đường thẳng. Còn mép thước ở dưới là đường lượn sóng nhỏ, em thường dùng để kẻ các khung họa tiết, đẹp vô cùng.

Mảnh thước ở trên, được trang trí vô cùng bắt mắt. Ngay chính giữa là tên của hãng sản xuất thước màu đen, viết cách điệu. Xung quanh là những chú gấu nhỏ màu hồng với đủ thứ tư thế khác nhau. Nào nằm, nào ngồi, nào đứng, nào chạy… Chú nào trông cũng đáng yêu hết mức. Mảnh thước ở dưới, thì được cắt rỗng thành nhiều hình khối. Có hình vuông, hình ngôi sao, hình mặt trăng, hình trái tim với các kích cỡ khác nhau. Em dùng chúng để vẽ trang trí giờ mĩ thuật.

Chiếc thước kẻ này thực sự rất xinh đẹp và tiện lợi. Chắc chắn, em sẽ giữ gìn thước thật cẩn thận, để chiếc thước mãi đồng hành cùng em trong mỗi giờ học

Khách vãng lai đã xóa
❤️Hoài__Cute__2007❤️
Xem chi tiết
xxdded
10 tháng 8 2018 lúc 20:16

Đêm hôm trước, tiếng ba mẹ nhỏ nhẹ ở dưới căn gác bếp bám đầy bụi bặm về việc sắm sửa đồ Tết trong phiên chợ cuối năm khiến lòng em háo hức đến lạ. Những ngày cuối năm, mọi thứ đều hối hả, tất bật và lòng người cũng vậy. Đối với em phiên chợ Tết thực sự là điều em đợi chờ nhất trong một năm, vì đó là phiên chợ cuối cùng nói lời tạ từ năm cũ. Đối với rất nhiều đứa trẻ xóm em thì phiên chợ Tết là dịp được mua quần áo mới, được ngắm hoa đào nở rộ, được lẽo đẽo theo mẹ vui đùa. Phiên chợ Tết ở quê em rất đặc biệt và ý nghĩa.

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo.

Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết.

Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

Huy Hoang
10 tháng 8 2018 lúc 20:21

Những ngày cuối năm, người người nhà nhà đều tất bật chuẩn bị gói bánh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa sạch đẹp nhất để đón một cái Tết tròn vẹn, ấm cúng nhất. Mấy đứa trẻ con cũng hí hửng góp sức, tiếng cười rộn rã xóm nghèo . Ở quê em, phiên chợ Tết cuối năm diễn ra vào sáng 28 Tết chứ không phải sáng 30; ngày đó em cũng thắc mắc với mẹ, nhưng mẹ bảo 30 Tết người ta đang bận rộn chuẩn bị mâm cỗ đi cúng ông bà tổ tiên. Đứa trẻ lên 10 cũng không thắc mắc gì nhiều, miễn sao em thấy vui khi được đi chợ Tết . Sáng 28 Tết, em thường dậy sớm theo mẹ đi chợ. Hình như ai cũng dậy sớm thì phải, vì đó là phiên chợ cuối cùng của một năm cũ. Con đường dẫn ra chợ quê ngày Tết hôm đó dường như phảng phất hương vị của đất trời, của sự giao thoa sắp diễn ra. Vì em thấy là lạ, hít căng lồng ngực sương mai rơi nhẹ.

Trần Tích Thường
10 tháng 8 2018 lúc 20:44

Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh… ùn ùn kéo đi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng gà vịt kêu, tiếng lợn éc… Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lúp xúp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.