Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Anh Duong
24 tháng 8 2016 lúc 15:25

" Ngày khai giảng đầu tiên " chắc là những từ in đậm mãi trong trí nhớ của chúng ta. Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình, nhưng riêng tôi dù đã qua 6 năm rồi kể từ ngày đó nhưng tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của cô ngày đó. Cô giáo lớp 1 tôi tên là Thúy rất xinh đẹp - đó là cách nhìn trong mắt tôi ngày đó. Ngày đầu tới lớp, tôi đã khóc rất nhiều, đòi về cùng mẹ . Nhưng cô đã xuất hiện trong tà áo dài màu xanh hồ thủy thướt tha, mái tóc hạt dẻ búi gọn sau gáy và một nụ cười tỏa nắng. Cô bước lại gần, kéo tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, nhẹ nhàng nói :

- Sao em lại khóc thế ? Nín đi nào ! Đi học rất vui và thú vị đấy. Học tập thật tốt rồi một ngày em sẽ thực hiên được ước mơ của mình, em nhé !

Ôi giọng nói sao mà ấm áp và truyền cảm đến thế. Khuôn mặt xinh đẹp tựa thiên thần dỗ dành tôi làm sao tôi quên được. Bây giờ, tôi vẫn đang cố gắng học theo lời cô dạy tôi lần đầu tiên đi học. Sau này, dù có đi về đâu, trong kí ức tôi vẫn sống mãi kí ức về ngày khai giảng đầu tiên. 

Nhớ tick cho mk nha !!! hihivui

Thảo Phương
23 tháng 8 2016 lúc 21:22

- Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường.

 - Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách. - Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao? - Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào? - Ngôi trường có gì khác so với ngày thường. - Các bạn của em như thế nào? 

 
Khang Duy
Xem chi tiết
︵✰Ah
8 tháng 1 2022 lúc 21:00

Tham Khảo
Câu 1 

Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Con được mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả bằng những lời ru ngọt ngào .Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến đến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!

Câu 2
Tôi vẫn nhớ như in sinh nhật năm ấy, ba tặng cho tôi một cây bút máy và nói: “Con hãy giữ gìn và trân trọng cây bút này nhé! Nó sẽ giúp con học tốt và có chữ viết đẹp.” Tuy cây bút không phải là đẹp nhất nhưng nó là món quà có ý nghĩa nhất đối với tôi, cũng là món quà đầu tiên mà ba đã tặng cho tôi. 

Cây bút có màu đen, thân bút tròn, nhỏ nhắn, to bằng ngón tay trỏ. Nắp bút màu bạc có cái kẹp bằng sắt mạ bóng loáng. Ngòi bút hình lá tre sáng bóng như gương soi. Tôi rất quý cây bút, nó không chỉ giúp tôi trong việc học hành mà nó còn chứa đựng tình yêu thương của ba dành cho tôi. 

Trong những năm tháng cắp sách đến trường, bút, từ lúc nào, đã trở thành người bạn thân thiết của tôi. Bút giúp tôi viết bài, làm toán, làm văn, bút giúp tôi có được những dòng chữ đều đều trên trang giấy trắng tinh, bút còn rèn cho tôi tính kiên nhẫn mỗi khi viết... Bây giờ, tôi mới hiểu, ba tặng bút cho tôi là muốn tôi học được sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập và làm việc, sự quyết tâm và ý chí vươn lên, không được gục ngã trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. 

Ba tôi vẫn thường nói “Nét chữ nết người” và bảo tôi luôn luôn ghi nhớ câu nói ấy. Ba tôi thật tuyệt vời, và bút cũng thế. Nếu thiếu một trong hai, ba tôi hoặc bút, chắc cuộc sống của tôi sẽ mất hết ý nghĩa. Bởi ba là người đã vạch.

Trần Thị Mai
Xem chi tiết
lạc lạc
1 tháng 12 2021 lúc 21:30

bạn tham khảo

Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh các và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.

Nguyễn Hà Giang
1 tháng 12 2021 lúc 21:31

Tham khảo!

 

Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh các và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.

Cụm chủ ngữ là cụm từ: Mụ vợ tham lam
Anime
2 tháng 12 2021 lúc 0:23

Nhân vật mà tôi muốn nói đến ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh các và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá mang ơn chồng mình mà mụ ta đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng kiến chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra những yêu cầu có cấp độ tăng dần: máng lợn, tòa nhà, muốn làm nhất phẩm phu nhân, nữ hàng và yêu cầu quá quắt nhất là muốn trở thành Long Vương để bắt cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam vô độ và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát và chiếc máng sứt mẻ.

Cụm chủ ngữ là cụm từ: Mụ vợ tham lam
Đan Huy Trương
Xem chi tiết
꧁༺ɠấυ❤ƙɑ༻꧂
15 tháng 4 2021 lúc 21:14

Một tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khó khăn phải nhắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Thuở nhỏ, cậu bé Ký bị liệt cả hai tay. Tàn nhưng không phế, cậu học cách viết chữ bằng chân. Đã biết bao lần đôi chân ấy bị tê dại đi vì cầm bút, bị vọp bẻ, bao nhiêu trang viết đã hỏng, bao nhiêu tờ giấy trắng đã bê bết mực, bao nhiêu lần bật khóc tức tưởi vì không thể viết một cách bình thường. Nhưng nghị lực đã khiến cậu bé quyết tâm vượt lên số phận, kiên cường luyện tập. Cậu bé ấy giờ đây đã trở thành nhà giáo ưu tú, hai lần nhận Huân chương Lao động Hồ Chí Minh.

Buddy
15 tháng 4 2021 lúc 21:15

Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào: “đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!” Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp 4 Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo.

Nguyễn Hiếu
Xem chi tiết
Laville Venom
13 tháng 5 2021 lúc 13:30

tk 

Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Thủy Lê
Xem chi tiết

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

                                                            cho mk nha !!!!

Đức Minh Nguyễn 2k7
25 tháng 11 2018 lúc 8:22

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Thủy Lê
25 tháng 11 2018 lúc 8:29

ok thank you

BÙI THỊ THU NGÂN
Xem chi tiết
Êmkek
2 tháng 11 2023 lúc 19:53

Cuộc chiến tranh giữa Trịnh - Nguyễn thể hiện một giai đoạn đất nước tiếp tục bước vào cuộc nội chiến giữa các giai cấp trong xã hội, quốc gia giữa các thế lực phong kiến để tranh giành sức ảnh hưởng, quyền lực. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn chủ yếu bắt nguồn từ việc Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế Đại Việt năm 1527. Sau nửa thế kỉ, hai thế lực nhà Trịnh - Nguyễn đã trải qua nhiều cuộc giao chiến, cuốn cả nước vào xoáy khói lửa. Cuộc chiến tranh đã gây những thiệt hại về sức người, sức của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng,  bên cạnh đó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, không cho lưu thông với bên ngoài. Tất cả đã dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

Phạm Yên
Xem chi tiết
Lê Thanh Bảo Thy
5 tháng 11 2023 lúc 12:07
Cuộc xung đột Trịnh Nguyễn là một trong những sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó diễn ra từ những năm 1627 đến 1672, khi hai gia đình quyền lực là gia đình Trịnh và gia đình Nguyễn tranh đấu để kiểm soát vùng đất và quyền lực trong triều đình. Cuộc xung đột này bắt đầu từ những tranh chấp về quyền lực và tài nguyên, và dần trở thành một cuộc chiến đấu giữa hai phe phái trong triều đình. Trịnh là gia đình nắm quyền ở phía Bắc, trong khi Nguyễn nắm quyền ở phía Nam. Trong suốt thời gian xung đột, cả hai phe đều sử dụng các chiến lược quân sự, sự hỗ trợ từ các phe phái lân cận và cả việc tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhà nước lân cận như Trung Quốc và Campuchia. Cuộc xung đột này đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang, ảnh hưởng đến dân số và nền kinh tế của cả hai miền Bắc và Nam. Cuối cùng, vào năm 1672, sau nhiều thập kỷ xung đột, cuộc chiến giữa Trịnh và Nguyễn kết thúc với sự thỏa thuận hòa bình. Hai phe đã đồng ý chia đất và quyền lực trong triều đình, với Trịnh kiểm soát phần lớn phía Bắc và Nguyễn kiểm soát phần lớn phía Nam. Cuộc xung đột Trịnh Nguyễn đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng đến cả chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước. Nó cũng là một minh chứng cho sự cạnh tranh và tranh đấu quyền lực trong lịch sử Việt Nam.
Huynh My
Xem chi tiết