Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 6 2018 lúc 8:16

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học

T.Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
29 tháng 10 2021 lúc 19:17

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

~Lovely~
Xem chi tiết
Hoàng Bách Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Bảo Thy
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Vy
15 tháng 1 2022 lúc 21:06

CHỊUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU BN ƠIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 12 2021 lúc 14:49

rồi kêu làm cái gì với cái đề v:<

Đỗ Tuệ Lâm
24 tháng 12 2021 lúc 10:45

" Bạn đến chơi nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến là bài thơ mang đến một tính huống dở khóc dở cười nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa vô cùng sâu xa, được tác giả sáng tác chỉ với 8 câu thơ với lời thơ đơn giản, mộc mạc nhưng lại rất tinh tế. Nói về một tình bạn đẹp giữa ông và người bạn thân tên Dương Khuê. Bài thơ như một câu chuyện tự bộc bạch hết nỗi niềm và tình cảm dành cho tình bạn tri kỷ. Với câu thơ đầu tiên, tác giả như vỡ oà những cảm xúc vui mừng rỡ sau thời gian dài mới được gặp lại bạn thân:

" Đã bấy lâu nay Bác đến nhà"

Tác giả sử dụng cụm từ “đã bấy lâu nay” ngụ ý rằng đã từ rất lâu rồi tôi và bạn mới được gặp lại nhau, đồng thời thể hiện một tình cảm dạt dào, tha thiết dành cho người bạn xa cách thời gian dài.Cho ta thấy tác giả rất vui mừng khi mình sống ẩn dật nhưng vẫn có bạn đến thăm (tình bạn giàu tinh thần đẹp đẽ). Và bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng cách xưng hô qua danh từ “bác” thể hiện một sự thân thiết, ân cần và gần gũi. Ngỡ như tình bạn đẹp ấy sẽ được tiếp đón bằng những món ăn ngon. Vậy mà, một tình huống dở khóc dở cười xuất hiện:

" Trẻ thời đi vắng chợ thời xa"

Bạn đến chơi tôi rất muốn tiếp đãi bạn bằng những món ăn cao sang thế nhưng trẻ con thì không có để sai khiến, chợ thì ở quá xa, tuổi tôi đã lớn cũng chẳng thể đi đâu xa được. Lúc này , tác giả nảy ra sáng kiến cơm nhà lá vườn của tác giả cứu vớt được tình huống lúc bấy giờ, thế nhưng:

"Ao sâu nước cả khôn chài 

 Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"

Những món ăn ở vườn nhà cũng chẳng khá hơn khi muốn đãi bạn món cá thì ao lại quá sâu không bắt được, có gà nhưng “vườn rộng, rào thì thưa” không dễ để bắt gà. Vậy nhà thơ sẽ dùng cái gì để tiếp đón bạn quý đây?

" Cải chửa ra cây, cà mới nụ

 Bầu vừa rụng rốn, mướp đươm hoa"

Thôi thì đành tiếp bạn những món rau dân giã, thế nhưng ra đến vườn thì cải thì chưa ra cây, cà thì mới chớm nụ, bầu và mướp thì chưa thành quả. Tình huống dưỡng như đã trở nên khó xử hơn.

Thế là chỉ còn lựa chọn cuối cùng:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có”

Vì không có những món ăn dù dân giã hay cao sang để tiếp đãi bạn, chỉ có sự chân thành, vui vẻ qua những câu chuyện tâm tư. Thoạt mới nhìn vào bài thơ cứ ngỡ tác giả đang than vãn với người bạn của mình về sự nghèo khổ, khốn khó, thế nhưng ý nghĩa sâu xa có ai biết. Tác giả sử dụng phép lặp “không” như muốn khẳng định về tình bạn gắn bó keo sơn, chẳng vì vật chất mới chơi cùng với nhau. Tình bạn tri kỷ chỉ cần nhìn thấy nhau hạnh phúc, khỏe mạnh là đủ vui rồi, cũng đủ để trường tồn mãi với thời gian.

Câu thơ cuối như lời giãi bày:

“Bác đến chơi đây ta với ta”

Danh từ “Bác” một lần nữa lại xuất hiện như một sự trân trọng, yêu thương. Đồng thời thể hiện sự biết ơn đối với người bạn thân đã lặn lội đường xá xa xôi đến chơi với tác giả. Cụm từ “ta với ta” ám chỉ tôi với bạn. Đến đây cả hai như cùng chung một nỗi niềm, một sự cảm thông, trân quý lẫn nhau. Chẳng cần mâm đầy món cao sang, chỉ cần tôi và bác được gặp nhau cũng đủ thân tình. Chắc chắn đây là một tình bạn đáng để học hỏi, tri kỷ và đáng quý. Một tình bạn chân thành, không vụ lợi. Câu thơ cuối như làm sáng cả bài thơ, thật ấm áp làm sao.Bài thơ khép lại mang một ý nghĩa rằng tình bạn chỉ đơn giản xuất phát từ trái tim, sự chân thành, không vụ lợi, phi vật chất đó mới chính là tình bạn đẹp. Tác giả sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với luật lệ nghiêm ngặt nhưng vẫn toát lên sự dí dỏm, vui tươi, lạc quan trong từng câu thơ. Cùng với tác sử dụng nghệ thuật phép lặp “không” nhằm khẳng định một tình bạn keo sơn, bền chặt chẳng cần mâm cao cỗ đầy nhưng cả hai vẫn vui vẻ trò chuyện, tương thông lẫn nhau. Bài thơ như muốn truyền tải một ý nghĩa cao đẹp về tình bạn đích thực, em thấy rất nghưỡng mộ tình bạn này bởi thời xưa mấy người có được tình bạn cao đẹp này. Mong rằng qua bài thơ này, chúng ta học được thế nào là tình bạn đẹp, học tập theo tác giả để có 1 tình bạn như vậy, không lừa dối, không khinh thường cũng không quan tâm tiền tài vật chất.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Gia Hân
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hồng
Xem chi tiết
Lê Ánh
9 tháng 12 2016 lúc 17:48

Lớp em A1 truyền kỳ.

Không lỳ không phải A1 lớp em.

 

Linh Phương
9 tháng 12 2016 lúc 19:02

Lớp em là lớp tám

Học tập, văn nghệ chẳng chê điều

Nắm tay tiếp bước cùng đi

Bạn bè vui vẻ mỗi khi tới trường

Mỗi khi nhắc lại vấn vương trong lòng.

CHúc bạn hc tốt!