Những câu hỏi liên quan
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
Minh Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
8 tháng 8 2021 lúc 9:45

Tham khảo:

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con

=> Đại từ phiếm chỉ "ai" chỉ một người, là sự trách móc của nhân vật trữ tình với người đã đẩy thân cò thêm vất vả, long đong.

 a)   Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

        Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

                          ( Trần Tế Xương)

b) Chê đây lấy đấy sao đành

Chê quả cam sành lấy quả quýt khô

( ca dao)

-> Dùng để thay thế cho một thứ gì đó chỉ sự vật, con người.

c) Đấy vàng đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ

( Ca dao)

-> Làm phụ ngữ cho CDT đồng thời dùng để xưng hô , chỉ vào một vật gì đó

Đại từ: In đậm

Bình luận (0)
nguyễn loan
Xem chi tiết
nguyễn loan
23 tháng 10 2016 lúc 21:51

các bạn giúp mình với, mình sẽ tick cho những ai xong nhanh nhéyeu

Bình luận (1)
Phương Thảo
23 tháng 10 2016 lúc 22:01

_ Ai : + hỏi về người và sự vật

+ Người , sự vật ko xác định đc ; do đó " ai " là đại từ nói trống . ( phiếm chi )

Bình luận (0)
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:20

Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa 1 mảnh áo bông che đầu

Nao ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

Mở đầu không thấy kể về mình mà muốn biết ngay bạn đối với mình ra sao: “Ai ơi, có nhớ ai không?” Nhưng bạn ở đâu? Không biết nữa! Ngay bản thân mình đang hiện hữu, nhưng nói với người xa cách, dường như cũng hóa xa xôi, như có như không: “Ai ơi, có nhớ ai không?”. Đó là cảm giác trống trải lúc nhớ mong. Lấy gì bù đắp được? May ra còn có kỉ niệm xưa

Chúc bn hx tốt!

 

Bình luận (0)
buituanh
Xem chi tiết
Bảo Linh Đỗ
Xem chi tiết
Call Me_MOSTER
Xem chi tiết
Trần H khánh my
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
8 tháng 11 2019 lúc 14:58

Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa 1 mảnh áo bông che đầu

Nao ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô

Mở đầu không thấy kể về mình mà muốn biết ngay bạn đối với mình ra sao: “Ai ơi, có nhớ ai không?” Nhưng bạn ở đâu? Không biết nữa! Ngay bản thân mình đang hiện hữu, nhưng nói với người xa cách, dường như cũng hóa xa xôi, như có như không: “Ai ơi, có nhớ ai không?”. Đó là cảm giác trống trải lúc nhớ mong. Lấy gì bù đắp được? May ra còn có kỉ niệm xưa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
13 tháng 7 2018 lúc 16:19

1. Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

=> Đại từ phiếm chỉ "ai" chỉ một người, là sự trách móc của nhân vật trữ tình với người đã đẩy thân cò thêm vất vả, long đong.

2. Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai không

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô.

=> Đại từ phiếm chỉ "ai" chỉ 2 người. "Ai ơi" là người kia, "ai không" chỉ nhân vật trữ tình, là tôi, tác giả. Trên đường gặp mưa, nhà thơ đã lấy áo bông của mình che đầu cho bạn. Giờ bạn đã đi xa, tác giả ghi nhớ lại việc cũ. Đại từ "ai" là sự tự vấn không biết người bạn có còn nhớ tới kỉ niệm đó không.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 7 2018 lúc 14:24

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn , cho gầy cò con

Ai ơi có nhớ ai không

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai không

Aó bông ai ướt khăn đầu ai khô

->Đại từ''ai'':để hỏi về người
->mang sắc thái biểu cảm, bộc lộ thái độ

Bình luận (0)
Thiên Dương
13 tháng 7 2018 lúc 16:32

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn mặc tử, từ "ai" đã được lặp lại bốn lần. "Ai" là đại từ phiếm chỉ, ko chỉ cụ thể một ng nào cả, tất cả các giả thuyết về một ng cụ thể nào đó đều là gượng ép và làm mất đi ý nghĩa sâu xa, cao đẹp của thi nhân. Trong khổ thơ đầu tiên - bức tranh về cõi thực trong con mắt của hàn mặc tử, từ "ai" xuất hiện trong câu thơ: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Trong bức tranh cõi thực này, hàn mặc tử đã miêu tả thiên nhiên thôn Vĩ đẹp đẽ, ngọc ngà, non tơ, óg chuốt với "Nắg hàng cau", với nhà vườn xứ Huế "mướt quá", "xanh như ngọc", với con người thôn Vĩ vừa trung hậu vừa e lệ. Tuy nhiên, chỉ với một chữ "ai", ng đọc có thể cảm nhận nỗi niềm của Hàn mạc tử. Tất cả những cái non tơ, óng chuốt, ngọc ngà, tinh khôi, tươi tắn ấy giờ đã thuộc về ai khác chứ ko phải thi nhân. Thi nhân Hàn Mạc Tử - con người ngồi trong tấm rèm lạnh nhìn ra cuộc đời thực ngoài kia, cảm nhận những vẻ đẹp của cđời ngoài kia nhưng cđời càng đẹp càng làm cho thi nhân đau đớn vì bức tranh đẹp đẽ ấy đã vĩnh viễn ko còn thuộc về thi nhân nữa.
Khổ thơ thứ hai có thể coi là bức tranh cõi mơ trong tâm tư thi nhân. Bức tranh cõi mơ ấy hiện lên lai láng ánh trăng - ánh trăng cứu rỗi. Tràn ngập ko gian là truyền trăng, sông trăg. Hai câu thơ: "thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay" là trùng điệp, chồng chất những câu hỏi. Thi nhân như một con người tội nghiệp đứng trong thế giới âm u, tràn ngập bóng tối của riêng mình, đứng trong lãnh cung lạnh lẽo, nơi "Không có niềm trăng và ý nhạc / Có ng cung nữ nhớ thương vua" để hỏi vọng ra bên ngoài vô số những câu hỏi tội nghiệp, gấp gáp, thúc giục. Thi nhân coi con thuyền trăng là thứ duy nhất có thể bám víu lấy để quay về thế giới thực nhưng niềm hi vọng của thi nhân là một hi vọng tuyệt vọng, ko những ko thể trở về thế giới thực mà thi nhân còn càng rơi sâu xuống cõi hư vô...
Ở khổ thơ cuối, từ "ai" xuất hiên 2 lần trong câu thơ: "Ai biết tình ai có đậm đà". Từ "ai" đầu tiên có thể hiểu là chỉ tất cả những con người ngoài kia, thì từ "ai" thứ hai được hiểu là thi nhân. Như vậy câu thơ có thể hiểu là những con ng trong thế giới thực đẹp đẽ, trong cuộc đời đẹp đẽ ngoài kia có biết rằng thi nhân ở đây vẫn luôn khắc khoải, luôn đau đáu một tình yêu mãnh liệt với đời, với ng. Còn nếu hiểu từ "ai" đầu tiên là một đại từ phiếm chỉ, từ "ai" thứ hai là những con ng ngoài kia thì câu thơ có thể hiểu là câu hỏi trong lòng thi nhân: ko biết rằng ngoài cđời kia, có ai thương, có ai nhớ, có ai còn chút tình vs thi nhân - con ng tội nghiệp ở sau tấm rèm lạnh này ko. Cho dù hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn đem lại cảm giác đau đớn, thương cảm vô cùng cho ng đọc.
Ng đọc càng thấy thương xót hơn cho số phận của nhà thơ Hàn mặc tử - một niềm yêu đời mãnh liệt nhưng phải chia lìa vs đời, một số phận tài hoa nhưng bất hạnh, một hồn thơ vừa trong sáng, tinh khôi vừa thê lương, đau đớn.

Bình luận (0)