Phạm Khánh Linh
Bài 1:Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         “Đầu giường ánh trăng rọi           Ngỡ mặt đất phủ sương           Ngẩng đầu nhìn trăng sáng           Cúi đầu nhớ cô hương                       (Trích trong SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD Việt Nam, in năm 2020)Câu 1: Hãy cho biết tên bài thơ và tên tác giả ?Câu 2: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?Câu 3: Tìm từ trái nghĩa trong bài thơ và cho biết tác dụng của nóCâu 4: Em hiểu như thế nào về n...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Lý Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
4 tháng 11 2016 lúc 21:16

a)Cặp từ trái nghĩa là :Ngẩng-Cúi

b)

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


 

 

Bình luận (0)
trương viết minh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
15 tháng 1 2019 lúc 17:30

a.

Đầu giường ánh trăng rọi => Ánh trăng rọi đầu giường. Chủ ngữ là "ánh trăng".

Ngỡ mặt đất phủ sương => (Khiến tôi) ngỡ là mặt đất phủ sương. Chủ ngữ là nhân vật trữ tình "tôi" (khuyết chủ thể)

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng => (Tôi) ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Chủ ngữ vốn là nhân vật trữ tình "tôi" nhưng bị khuyết đi, ẩn đi

Cúi đầu nhớ cố hương. => (Tôi) cúi đầu nhớ cô hương. Chủ thể vốn là nhân vật trữ tình "tôi" được ẩn đi.

b. Hiện tượng xuất hiện trong bài thơ trên là: Trông trăng nhớ quê hương. Nghĩa là nhìn ngắm một vật, có điểm gợi nhớ, nhớ về quê hương. Đây là hiện tượng phổ biến xuất hiện trong thơ ca. 

Ví dụ: Quê hương khuất bóng hoàng hôn

         Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

=> Khói sương xuất hiện trên sông khiến người đưa tiễn nhớ về quê hương.

Hay: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

          Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi

         Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

         Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá."

=> Con thuyền khiến nhà thơ nhớ về quê hương làng chài.

Bình luận (0)
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Phong Thần
1 tháng 6 2021 lúc 20:40

Chủ ngữ của động từ???

Bình luận (0)

đề bài bị sai à

Bình luận (0)
Đinh Tấn Quốc
Xem chi tiết
Đồng Thị Tú Linh
Xem chi tiết
Diệu Linh
Xem chi tiết
Queendy
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 11 2018 lúc 14:58

Câu 1:Thể thơ:6 chữ

PTBĐC:Biểu cảm

Câu 2:a, Giống nhau:
- Chủ đề: tình yêu quê hương sâu nặng .
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
b, Khác nhau
- Cách thức thể hiện chủ đề :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": từ nơi xa nghĩ về quê hương.
+ Bài "Hồi hương ngẫu thư": từ quê hương nghĩ về quê hương .
- Phương thức biểu cảm :
+ Bài "Tĩnh dạ tứ": biểu cảm trực tiếp .
+ Bài " Hồi hương ngẫu thư": biểu cảm gián tiếp .

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết