hãy lập àn bài văn miêu tả đồ vật
lập dàn ý của bài văn miêu tả đồ vật ngắn gọn thôi nha
tham khảo
1. Mở bài:
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
2. Thân bài:
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phần que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn. Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
3. Kết bài:
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận để làm những bài toán, bài văn thật hay.
TK
a. Mở bài
- Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:
Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?b. Thân bài
- Miêu tả chiếc bình hoa:
Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:
Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?c. Kết bài
Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoaEm sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấythanks k cho người nhanh nhất
Lập dàn ý bài văn miêu tả một đồ vật mà em yêu thích
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
Dàn ý tả đồ vật ( chiếc đồng hồ báo thức )
(1) Mở bài
- Đầu năm mới em đc mẹ mua cho em chiếc đồng hồ báo thức mới,thay cho chiếc đồng hồ cũ đã hỏng
(2) Thân bài
- Tả bao quát :
+ Đồng hồ của nước nào sản xuất ? Kích thước,màu sắc ?
- Tả từng bộ phận :
+ Vỏ đồng hồ lm bằng gì ? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước ?
+ Mặt đồng hồ : chữ số chỉ ngày , giờ , phút ra sao ? Kim đồng hồ : có những kim gì ? Các kim như thế nào ?
+ Mặt sau đồng hồ có những gì ? ( nút hẹn giờ ,nút bật,tắt,cửa để thay pin )
+ Chiếc đồng hồ hoạt động như thế nào ? ( chạy bằng pin con thỏ )
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bn thân trog gia đình em ?
Nhờ chiếc đồng hồ mà cả gia đình em lm việc có giờ giấc .
Bản thân em hc tập và sinh hoạt theo 1 nêf nếp quy định ( giờ nào việc nấy )
(3) Kết bài
Em rất yêu quý chiếc đồng hồ ,thường xuyên giữ gìn ,lau chùi cẩn thận
hãy lập dàn ý miêu tả về đồ vật mà bạn gắn bó nhất/Giups mình bài này đi
Tham khảo:
Dàn ý tả chiếc cặp sách
1. Mở bài:
Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
2. Thân bài:
- Tả bao quát chiếc cặp sách:
Chiếc cặp có quai đeo
Làm bằng vải da
Hình khối hộp chữ nhật
Màu xanh tươi và xanh thẫm
- Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Nắp cặp và mặt trước:
Màu xanh tươi có hình trang trí.
Đường viền cặp màu vàng.
Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
Quai da den để xách.
Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
Công dụng của từng ngăn,...
3. Kết bài:
Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
1. Mở bài: Giới thiệu hộp đồ chơi:
Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho em một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu em mong ước.
2. Thân bài
a. Tả hộp đồ chơi
Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân.Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái.Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau.Trong hộp có một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.b. Tả hình em xếp
Mẫu hình em chọn dể xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà.Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rải bằng sỏi trắng.Trong sân có một hồ cá với hòn non bộ.Với bộ đồ xếp này, em xếp dược rất nhiều hình.3. Kết bài
Từ khi có bộ đồ xếp, em cảm thấy mình khéo tay hẳn lên.Em thầm cảm ơn ông bà nội vì đã tặng cho em một bộ đồ chơi rất ý nghĩa.Tham khảo :
I. Mở bài:
- Ở nhà em, cái máy vi tính là vật em yêu thích nhất.
- Ba mua nó từ lúc em vào lớp bốn.
II. Thân bài:
+ Tả bao quát chung:
- Vừa như một chiếc ti vi, vừa như một máy hát đĩa lại vừa như một máy đánh chữ.
+ Tả từng bộ phận:
- CPU: bộ não của máy vi tính, trông nó như một cái thùng, cũng màu trắng sữa, bên trong toàn là các mạch điện tử và dây cáp điện chằng chịt, phía trước của CPU ngoài công tắc để mở máy còn có một rãnh nhỏ, đó là khe để đưa đĩa mềm vào sử dụng. Bên trên rãnh nhỏ là ổ đĩa CD, bộ phận này khiến máy vi tính giống máy hát đĩa; ấn vào nút nhỏ, một khay chứa đĩa CD chạy ra, bỏ đĩa vào và cho máy chạy. Em xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi thỏa thích.
- Màn hình: giống chiếc ti vi là ở cái màn hình, vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, phía trước cũng có các nút điều chỉnh như của ti vi, phía dưới có đế hình vuông khớp với màn hình, nhờ đó màn hình xoay được, không xem được ti vi nhưng xem được các đĩa phim.
- Bàn phím: dẹt, trên bề mặt có các phím chữ, phím số để gõ chữ.
- Con chuột: tên gọi của bộ phận này là do hình dáng của nó, nó hỗ trợ cho bàn phím khi ta làm việc với máy tính, hoặc chơi trò chơi.
+ Công dụng của máy:
- Máy tính thật là hay, gõ chữ, làm tính, vẽ hình, xem phim, nghe nhạc, đặc biệt làm em mê nhất là chơi trò chơi.
- Sợ em xao lãng việc học, ba má quy định chỉ chơi trò chơi vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày thường chỉ khi học xong mới được chơi khoảng nửa giờ.
III. Kết bài:
- Máy tính quả là một người bạn đa tài, có nó em có thêm một phương tiện giải trí sau các giờ học, em mơ sẽ trở thành một kĩ sư máy tính làm thật nhiều trò chơi bổ ích cho thiếu nhi, ngay từ bây giờ em phải cố gắng học thật giỏi, thật giỏi.
Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật trong gia đình em và chọn một ý trong phần thân bài để viết thành đoạn văn ngắn gọn
Lập dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi
Dàn bài chi tiết
(Tả một chú thỏ nhồi bông)
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
Dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi
1. Mở bài : - Giới thiệu đồ chơi búp bê mà em thích.
2. Thân bài :
A ) Tả hình dáng.
- Búp bê được làm bằng nhựa…, dáng búp bê tròn trịa, da trắng hồng, khuôn mặt bầu bĩnh.
- Hai con mắt tròn xoe, long lanh, đen láy với hàng mi dài, cong vút.
- Chiếc mũi dọc dừa, cao, nhỏ xíu.
- Miệng trái tim cười chúm chím rất dễ thương.
- Búp bê mặc chiếc áo đầm hồng thêu kim tuyến.
- Đôi bàn tay búp măng nhỏ xíu xinh xinh.
- Đôi chân nhỏ nhắn mang đôi hài nhỏ xíu như hài của cô Tấm trong câu chuyện cổ tích.
B ) Cử động :
- Búp bê biết nhắm mắt, mở mắt, biết bò, biết cười và biết khóc
3. Kết bài :
- Yêu quí búp bê.
- Xem búp bê như đứa em út.
- May nhiều quần áo đẹp cho búp bê.
- Giữ gìn cẩn thận.
Làm bài văn ngắn miêu tả đồ vật
Nhà e có một cái bàn nó màu vàng . Ở GIỮA BÀN có những con số nhân chia . Và có những hình dáng bằng anime e rất thịhs nó vì e rất đam mê về những bộ phim anime . Ở dước có họp bàn rất xinh xắn và đáng yêu . Một bên e bỏ sách và một bên e bỏ vở còn dư chỗ thì e bỏ những dụng cụ học tập của e . Chân bàn có màu vàng ở dưới có rất nhiều chỗ để dưới chân bàn để cho nó êm . E rất thích cái bàn nhà e. Xl bạn mình ko biết đc ko nữa vì mình học cấp 2 chưa tới tả cái nứ nên là dở nha
Em tham khảo: Vật dụng dùng trong gia đình có cái tĩnh lặng, có cái phát sáng, có cái tỏa nóng… Trong muôn vàn vật tiện nghi của con người, anh chàng Ti-vi là vật ồn ào rôm rả nhất.
Anh chàng ngự chễm chệ trên đầu tủ buýt-phê đặt dưới chân cầu thang của phòng khách. Anh là nhân vật trung tâm và ồn ào nhất phòng. Thân hình anh là một khối chữ nhật. Mặt anh phẳng, mang một lớp gương màu xám nhạt. Anh khoác một cái áo làm bằng nhựa cao cấp màu xám tro vỏ ngoài của anh có từng chấn song song cách đều, có kẽ hở. Khoác một cái áo ngoài như thế, bộ máy bên trong của anh đỡ nóng lên khi anh hoạt động. Ôm lấy gương mặt phẳng của anh là viền bọc nhựa xi kim loại, phía dưới gắn liền với một bảng điều khiển và một nút tròn tắt mở. Ngay chính giữa viền bọc phía dưới, nhãn hiệu công ty điện tử SONY gắn nổi bật trên nền xi kim loại của Ti-vi. Anh Ti-vi luôn tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình và rất chăm chỉ hoạt động, xứng danh với hãng đã sinh ra anh. Gương mặt phẳng của anh luôn phát hình rõ nét, màu sắc đẹp chuẩn xác. Âm thanh Ti-vi phát ra được lọc qua loa hifi nên nghe rất trong và ấm. Ban ngày cả nhà đi vắng, anh Ti-vi lim dim ngủ dưới cái khăn ren mẹ phủ, anh nghỉ ngơi. Chiều về, cơm nước xong, bố mẹ mở Ti-vi để theo dõi chương trình thời sự. Anh Ti-vi làm việc nhiều nhất vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Với hệ thống truyền hình cáp, Ti-vi có rất nhiều kênh giải trí, học tập. Chương trình Thế giới Động vật là chương trình mà em thích nhất. Em cũng có thể đi du lịch qua màn ảnh nhỏ. Nếu biết tự chủ, chỉ xem những chương trình bổ ích thì Ti-vi giúp ta có thêm nhiều hiểu biết về đời sống. Ngoài việc giúp cho cả nhà thư giãn, anh Ti-vi còn đem lại cho cả nhà không khí vui vẻ, đầm ấm khi quây quần ở phòng khách.
Cũng như mọi vật trong nhà, anh ti-vi trở thành "thành viên” thân thuộc, chứng kiến mọi vui buồn trong gia đình. Đi dài theo năm tháng, anh ti-vi cũng trở nên "có tuổi”. Dù có nhiều loại ti-vi mới sản xuất tối tân và đẹp hơn, gia đình em vẫn thích dùng ti-vi hiện có. Cả nhà rất quý anh ti-vi, xem anh như một người có tâm hồn vậy
Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
+ Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
+ Miêu tả gương mặt
+ Đầu tròn, mái tóc thưa
+ Đôi mắt tròn, sáng
+ Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
+ Em bé thường hay hát, múa
+ Em bé thích được khen
+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
+ Hay nhõng nhẹo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
1. Mở bài
Giới thiệu về cơn mưa mùa hạ mà em muốn tả.
Gợi ý: Vào mùa hè, thời tiết trở nên oi ả và nóng bức đến khó chịu. Những cơn gió chẳng đủ sức để làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt đang hoành hành trên đường phố. Và lúc này, người ta lại khát khao hơn bao giờ hết những cơn mưa rào mát lạnh. Như hiểu được lòng người, bầu trời vội vàng kéo mây, đem mưa đến trong sự mừng rỡ của mặt đất.
2. Thân bài
a. Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian:
- Khi trời sắp mưa:
Mây đen giăng kín bầu trời, kéo bầu trời như về gần với mặt đất
Nắng tắt hẳn
Không khí trở nên mát mẻ, hơi nước trong không khí ngày càng dày hơn
Gió thổi mạnh, kéo những lá khô ven đường bay tứ tung
- Khi trời mưa:
Những hạt mưa dày kéo nhau lao ào ào xuống mặt đất, xối ướt hết tất cả mọi thứ
Tiếng mưa chiếm lĩnh cả không gian, che lấp hết những âm thanh khác, giống như chỉ có cơn mưa là đang tồn tại trên thế giới này
Cây cối sung sướng, thỏa thuê tắm nước mát
Người đi đường thì vội chạy nhanh hơn, hoặc trú mưa dưới các mái hiên
Nước mưa chảy đầy đường, tràn vào các ống cống kêu lên òng ọc
Bụi mưa trắng xóa hết cả đất trời
- Khi trời tạnh mưa:
Bỗng vài tiếng sấm vang lên, rồi trời tạnh hẳn, đột ngột như khi vừa bắt đầu
Bầu trời trong xanh trở lại, phía xa ánh nắng bắt đầu le lói
Cây cối rũ mình cho những giọt nước cuối còn sót lại rơi xuống đất, khoe chiếc lá tươi xanh
Con đường, ngôi nhà sạch bóng như vừa được rửa
Dòng người từ đâu lại tấp nập trên các tuyến phố
b. Lợi ích của cơn mưa:
Giúp cho không khí trong lành, mát mẻ
Hạ nhiệt độ, giảm đi sự oi bức, nóng nảy của mùa hè
Tưới nước mát cho cây cối, cung cấp thêm nước cho sông hồ…
3. Kết bài
Suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cơn mưa vừa tả.
Gợi ý: Em rất yêu thích những cơn mưa rào mùa hạ. Bởi nó đem đến những cảm giác thích thú tuyệt vời. Mỗi ngày, em đều mong chờ những cơn mưa rào ấy đến, để xua đi cái oi bức của mùa hè.
tham khảo !!! :)
1. Dàn Ý Bài Văn Miêu Tả Cơn Mưa, Mẫu 1:
1. Mở bài:
Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
- Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
- Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
- Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
2. Thân bài:
- Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
+ Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
+ Cây cối ngả nghiêng theo gió.
+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối …
- Lúc bắt đầu mưa:
+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
+ Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
+ Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
+ Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
+ Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạt màn mây đen kịt.
+ Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
+ Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
+ Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
- Lúc mưa tạnh:
+ Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
+ Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
+ Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
+ Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
+ Mọi người tiếp tục công việc của mình.
3. Kết bài:
- Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
- Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh trước khi mưa:
Trời đang nóng hừng hực. Không khí thật oi bức.Bỗng gió từ đâu thổi mạnh tới. Mây đen kịt xô đuổi nhau trên trời.Bầu trời tối sầm lại. Đất, trời chuyển động ào ào.2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.
- Lúc sắp mưa:
Mây đen vần vũ cả bầu trời.Gió mỗi lúc một mạnh, thốc bụi tung mù mịt.Cây cối ngả nghiêng theo gió.- Lúc bắt đầu mưa:
Mưa tuôn xối xả, trắng xóa.Nước mưa ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà, lùng bùng trên các vòm cây xanh.Hạt mưa bay xiên, bay ngả. Cây cối tha hồ tắm mưa.Tiếng sấm đì đùng, chớp chạy loằng ngoằng trên bầu trời đen kịt.Tiếng sét đánh rung chuyển.Người đi đường tránh vào mái hiên trú mưa.Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.Những chiếc xe ô tô lao nhanh trên đường phố làm nước bắn tung tóe.Có mưa khí trời mát mẻ, mọi người thấy dễ chịu hơn.3. Kết bài: (Lúc mưa tạnh)
Mưa thưa hạt rồi tạnh dần.Bầu trời quang đãng.Cây cối đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.Đàn chim rời chỗ nấp vỗ cánh hót vangNgười đi lại động vui trên đường phốMọi hoạt động lại sôi nổi tiếp diễn.Viết 1 bài văn miêu tả đồ vật . ( khoảng 15 - 20 dòng )
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,... Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: ”Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi.
Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ. Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể muốn tôi âu yếm vậy.
Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi - người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.
Bạn @ Gió mùa Hạ , ko chép mạng bạn ơi !