Những câu hỏi liên quan
Mina
Xem chi tiết
Dương Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tạ Hoàng Hải
9 tháng 1 lúc 20:54

xin lỗi tớ ko cóp dc

 

Phạm Ngọc Mai
9 tháng 1 lúc 21:04

bạn viết cái gì vậy tớ khong hiểu

Phạm Ngọc Mai
9 tháng 1 lúc 21:06

bạn làm sai

Nguyễn Mai Phương Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
15 tháng 12 2018 lúc 22:52

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

Duc Nguyen
Xem chi tiết
Duc Nguyen
7 tháng 2 2022 lúc 20:56

Mình tự giải cho mình chắc mình ngu mấthihalimdim

Triệu Ngọc Huyền
7 tháng 2 2022 lúc 21:08

Câu 1:

-Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát

-Em biết vì :

+Số tiếng trong bài thơ lục bát: mỗi cặp lục bát gồm có 2 dòng (lục: 6; bát: 8). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

+Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

Câu 2:

Các từ láy đc sử dụng trong đoạn thơ là :mênh mông,dạt dào.

Câu 3:

-BPTT :so sánh

-Tác dụng:cho thấy mẹ đã hi sinh nhiều cho con,che chở cho con nhiều năm tháng,tình mẹ mênh mông giống như biển và cũng chứng minh tình yêu của con dành cho mẹ khi mong chờ đc gặp mẹ.

Lê Phương Mai
7 tháng 2 2022 lúc 21:09

`1,` `-` Thể thơ : Lục bát

`-` Vì câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ.

`2,` Các từ láy : mênh mông, dạt dào, che chở, bến bờ.

`3,` `-` Biện pháp tu từ : so sánh

`-` Tác dụng : Làm cho hình ảnh thêm sinh động, đồng thời cũng nói lên sự yêu thương, che chở cho con.

LIÊN
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:05

Mk bổ sung thêm nhé!

Ngày nay trên thế giới, vấn đề môi trường đang được mọi người quan tâm hàng đầu. Môi trường đem lại sức sống cho mỗi con người nhưng đâu ai hiểu rằng tầm quan trọng của nó, và cũng chính vì thế môi trường đang là vấn đề được lo ngại nhất.

........................

Lịnh
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
1 tháng 4 2016 lúc 19:18

Văn bản được chia thành 2 phần:

Phần 1: Từ đầu đến những ánh sao đỏ của ngày mai.

Nội dung phần 1: Nói đến cội nguồn của lòng yêu nước.

Phần 2: Nội phần còn lại

Nội dung phần 2: Nói lên lòng yêu nước được thử thách và thể hiện mạnh mẽ trong chiến tranh.

Khoa Nguyen
1 tháng 4 2016 lúc 21:16

văn bản được chia làm 2 đoạn

Đoạn 1: từ đầu đến lòng yêu Tổ Quốc: Ngọn nguồn của lòng yêu nước

Đoạn 2: đoạn còn lại: lòng yêu nước được thử thách và thể hiện

MÌNH CHẮC CHẮN 100% VÌ CÔ MÌNH ĐÃ DẠY (TICK NHÉ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!)

 

Lan Đinh
Xem chi tiết
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 7 2023 lúc 14:45

Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.

Đỗ Tuệ Lâm
8 tháng 7 2023 lúc 14:54

Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".

TLam

Đỗ Đức Duy
8 tháng 7 2023 lúc 15:04

Bài thơ "Đi học" mang đến cho con một cảm giác ấm áp và yên bình về việc đi học. Con nhớ ngày hôm qua, khi mẹ dắt con từng bước tới trường, tạo cảm giác an lành và an toàn. Nhưng hôm nay, con tự mình đi tới lớp mà không có mẹ bên cạnh, tuy nhiên con không sợ hãi mà cảm thấy tự tin. Trường của con nhỏ bé, nằm giữa rừng cây yên tĩnh, tạo nên một không gian thân thiện và gần gũi. Cô giáo của con trẻ trung và dạy hát rất hay, khiến con thích thú và hứng khởi. Mùi hương của rừng và âm thanh của suối trong êm đềm, cùng với cọ xoè ô che nắng, tạo nên một bầu không khí mát mẻ và thoải mái trên con đường con đi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 8 2017 lúc 9:57

a) Tả ngôi trường từ xa:

Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

b) Tả lớp học.

Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

c) Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.

Sao tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp! Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế.