Những câu hỏi liên quan
phượng nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
phan bảo minh
Xem chi tiết
5736 NPCgame
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
3 tháng 1 2022 lúc 15:16

   Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất. 

Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 1 2022 lúc 15:18

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Huỳnh Long Quy 8A4
Xem chi tiết
Thủy Cherry
Xem chi tiết
Trần Minh Nhiên
27 tháng 11 2016 lúc 20:59
Tác phẩm Lão Hạc của Nam CaoTrước cách mạng tháng támÔng giáoTự sự xen biểu cảmÝ nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khácNói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mấtCâu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
Trần Thục Lê Ngân
22 tháng 8 2019 lúc 17:35
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao Trước cách mạng tháng tám Ông giáo Tự sự xen biểu cảm Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
Princess
Xem chi tiết
nhật minh đặng
3 tháng 10 2021 lúc 23:25

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu

Ngọc Linh
Xem chi tiết
phúc nguyễn
8 tháng 10 2021 lúc 14:37

Nội dung chính của đoạn văn là j ạ

 

MinhAnh
Xem chi tiết
Như Huỳnh
15 tháng 10 2017 lúc 15:23

Suy nghĩ cúa ông giáo thế hiện cách nhìn nhận người nông dân của nhà văn Nam Cao. Theo nhà văn, chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá bằng đôi mắt của tình thương và lòng tin mới thấy hết được bản chất tôt đẹp cùa họ. Tác giả đã đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông và thấu hiểu những tâm trạng họ phải trải qua. Đây đúng là một quan điểm tiến bộ, đúng đắn và sâu sắc, đầy tính nhân văn của nhà vàn Nam Cao. Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.