Hội nghị I-an-ta: Hoàn cảnh, nội dung, hệ quả
Hội nghị Ianta: Hoàn cảnh, nội dung, kết quả
1. Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).
2. Nội dung hội nghị
Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
+ Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.
+ Ở châu Á:
Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm Nam đảo Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.
3. Kết quả
Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
Hãy nêu những quyết định quan trọng của hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945) và phân tích hệ quả của quyết định đó?
- Hoàn cảnh:
- Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia:
- Quyết định:
nêu bối cảnh lịch sử , nội dung , hội nghị , hệ quả của trật tự thế giới mới sau chiến tranh ?
Giới thiệu sơ nét về Hội nghị I-an-ta, những quyết định quan trọng của hội nghị và hệ quả của nó?
Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập.
B. Chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt tận gốc.
C. Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta.
D. Trên lãnh thổ nước Đức, hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
Hội nghị I-an-ta (1945) đã thông qua những quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. Toàn bộ những thỏa thuận và quy định đó đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, đó là Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
Đáp án cần chọn là: C
[1] nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản? thành tựu đạt được? -bài học đối vứi VN trong xd đất nc? [2] Nêu nội dung của hội nghị IAUTA và hệ quả của nó? [3] hoàn cảnh ra đời Mục tiêu nguyên tắc hoạt động của ASEAN?
1
Nguyên nhân riêng (chủ quan)
-Lợi dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển tập trung các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,..
-Biết tận dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng sức lao động, cải tiến kĩ thuật,hạ giá thành sản phẩm
-Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc
Nguyên nhân quan trọng nhất: Yếu tố con người (vì con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân)
- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti
- Thu hút vốn nước ngoài, len lách vào thị trường các nước.
- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ..
- Chi phí thấp trong quân sự
- Nhờ các cải các dân chủ sau chiến tranh 2(mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản
Nguyên nhân chung (chủ quan)
- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thừa hưởng những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
-Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.
Các thành tựu chính:
+ tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong nhưng năm 50 là 15%,nhưng năm 60 là 13,5%
+ tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mĩ (830 tỷ USD)
+ thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD(1990) đứng thứ 2 sau Thụy Sỹ.
+ Nông nghiệp: Nhật Bản đã tự túc được 80% nhu cầu lương thực của người dân, nghề cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê ru.
\(\Rightarrow\) Đến nhưng năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trưng tâm kinh tế - tài chính thế giới
Bài học đối với Việt Nam
- Biết tận dụng hiệu quả các thế mạnh trong nước như: tài nguyên, nhân lực lao động.
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
- Tăng cường đối mới chính sách, cơ chế quản chí nhà nước
- Hội nhập với nền kinh tế thế giới, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy kinh tế phát triển, kịp thời phản ứng phó với các thách thức trong hoàn cảnh toàn cầu hóa
- phát huy nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển.Con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế trí thức
- Nâng cao tinh thần cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí
-Không ngừng đề cao và đổi mới nền giáo dục, tiến tới bắt kịp nền giáo dục hiện đại của thế giới
trật tự thế giới sau chiến tranh thế giớ thứ 2:
nội dung hội nghị i an ta
nguyên nhân, diễn biến, hậu quả chiến tranh lạnh
Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 — 1989).
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch vé mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
-Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề :
+ Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.
+ Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.
+ Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...
hoàn cảnh,nội dung va ý nghĩa hội nghị thành lập đảng đầu năm 1930
a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuối năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Năm 1929 ở nước ta lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, làm phong trào CM trong nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn
- Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc đã chủ động triêụ tập các đại biểu đến Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930
b) Nội dung Hội nghị:
- Tại Hội nghị, NAQ phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
=> Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CS Việt Nam
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 Ủy viên.
- 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương CS Liên đoàn, tổ chức này được gia nhập Đảng CS Việt Nam. Của Đảng (1960), quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
- Sau này Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III
c) Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng:
Hội nghị đã thống nhất được các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng
Hội nghị I-an-ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
1. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước chiến thắng.
* Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu); vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh.
* Ở châu Á:
- Duy trì nguyên trạng Mông Cổ, trả lại cho Liên Xô vùng đất phía nam đảo Xa-kha-lin; trao trả cho Trung Quốc những đất đai đã bị Nhật chiếm đóng trước đây (Đài Loan, Mãn Châu...); thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng tạm thời quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát và đóng quân ở Bắc và Nam vĩ tuyến 38.
- Các vùng còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
2. Hệ quả:
Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.