Những câu hỏi liên quan
tuong phuong tu
Xem chi tiết
thanh
31 tháng 10 2016 lúc 19:23

viết bài văn được ko bạn tuong phuong tu

bui thi nhu quynh
Xem chi tiết
Nguyễn Tina
3 tháng 3 2018 lúc 11:17

dài lắm sao mà viết nỗi ?

 Phạm Trà Giang
3 tháng 3 2018 lúc 11:20

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

 Phạm Trà Giang
3 tháng 3 2018 lúc 11:22

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

Amine cute
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
31 tháng 10 2016 lúc 19:37

Mở bài:Giới thiệu câu chuyenj sắp kể(gọi tên tình huống truyện)

Thân bài

+Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+Các nhân vật và những lời nói,hành động của nhân vật dẫn đến tình huống truyện.

+Phản ứng của các nhân vật khi tình huống xảy ra.Hành động của em , kết quả tốt đẹp của hành động ấy.

Kết bài:Cảm nghĩ của em về việc tốt mà mình đã làm được.

Đề 1 bạn nhé !!!^_^

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Bồ Công Anh
27 tháng 10 2016 lúc 20:29

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Loading...

 

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tiểu thư Sakura
Xem chi tiết
Alayna
26 tháng 10 2016 lúc 22:17

Đây là dạng đề văn tự sự, bên cạnh đó thì em cũng cần kết hợp thêm các phương pháp là biểu cảm và miêu tả nữa, để cho bài của em hay hơn :)

- Em thử nhớ lại một tí xem nhé: mình đã làm được việc tốt gì chưa.

Chắc chắn là có nhỉ, dù lớn dù nhỏ :)

Ví dụ như:

+ Giúp đỡ em nhỏ qua đường, hay học tập.

+ Mua tăm trẻ hay vé số ủng hộ bạn nghèo.

+ Ủng hộ sách vở cũ cho những bạn có đk học tập khó khăn.

+ Giúp bạn bè ko cần trả ơn, với những việc nhỏ trên lớp chẳng hạn.

+ Giúp đỡ bố mẹ làm những việc nhỏ trong nhà.

....

Với đề bài này chị nghĩ là em có thể đi tham khảo những bài văn khác rồi tự mình viết thì sẽ hay hơn, trải nghiệm của chính em mà. :)

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB:

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko?

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.


Chúc em làm bài tốt! :)

;-;
24 tháng 8 2022 lúc 20:15

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò "tại sao lại thế?", phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chân thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

- Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

- À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà: -

Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

- Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng "dắt" nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi. Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: "Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi". Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

- Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

- Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn. Cô phê bình bạn Dương trước lớp.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

- Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:14

Đề 1:

Mở bài:

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

Việc tốt mà bạn đã làm là gì?Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?Có người khác chứng kiến hay không?Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?Em có vui khi làm công việc đó?Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Đề 2:

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Dê 3:

Mở bài:

Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Dề 4:

a. Mở bài.

Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.Đề 5:

Mở bài:

Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài:

Kể những điểm nội bật về người bạn của em.Hoàn cảnh gia đình.Thành tích học tập.Lối sống.Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.Học được điều gì khi chơi với người bạn đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
Linh Phương
26 tháng 10 2016 lúc 21:44

đề 4:

Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Huyền Anh Kute
26 tháng 10 2016 lúc 21:03

khong chep mang

 

dang quang thanh
Xem chi tiết
Xua Tan Hận Thù
11 tháng 11 2017 lúc 20:56

BÀI LÀM

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày..... tháng ….. năm 200....

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an huyện Mộ Đức - Xã Đức Thắng

-     Tôi tên : Xua Tan Hận Thù

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Xóm 11 - Xã Đức Nhuận

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

Đại diện nhân dân xóm 11

Kính đơn

Kí tên

Xua Tan Hận Thù

Noo Phước Thịnh
11 tháng 11 2017 lúc 20:58

                                                                       Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                               Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 2017

                                                                                          ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Cơ quan Công an phường 5 - Thị xã Bến Tre

-     Tôi tên : Nguyễn Văn Sáu

-     Sinh ngày : 22 - 10 - 1960

-     Chức vụ : Tổ trưởng tổ Dân phố 5 - Phường 5 - Thị xã Bến Tre.

-     Lí do viết đơn :

Địa phương tôi có một cái ao to do bom Mĩ gây ra. Cá kéo về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều. Gần đây, khoảng lúc giữa khuya, một số người dùng thuốc nổ để đánh bắt khiến cá chết nhiều vô kể, ảnh hưởng đến môi trường và gây nguy hiểm cho con người.

Đề nghị quý Cơ quan cho các chiến sĩ xuống hiện trường, ngăn chặn ngay việc làm trên để bảo vệ môi trường sống của đàn cá và bảo đám an toàn cho người dân.

Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.

                                                                                                                          Đại diện nhân dân phường 5

                                                                                                                                             Kính đơn

                                                                                                                                                Kí tên

                                                                                                                                        Nguyễn Văn Sáu

Hatsune Miku
18 tháng 11 2017 lúc 19:30

bài này không liên quan gì đến toán

Choa
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 21:24

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Lê Thị Thùy Linh
Xem chi tiết