Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ?
A 5-6-1911 tại cảng Nhà Rồng
B 16-5-1911 tại cảng Nhà Rồng
C 15-6-1911 tại cảng Nhà Rồng
D 6-5-1911 tại cảng Nhà Rồng
giúp mình nha ,mình cảm ơn mn !
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào ?
A 5-6-1911 tại cảng Nhà Rồng
B 16-5-1911 tại cảng Nhà Rồng
C 15-6-1911 tại cảng Nhà Rồng
D 6-5-1911 tại cảng Nhà Rồng
giúp mình nha ,mình cảm ơn mn !
A 5-6-1911 tại cảng Nhà Rồng
Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nào ra đi tìm đường cứu nước?
A. Hải Phòng
B. Hội An
C. Nhà Rồng
D. Cam Ranh
Câu 17: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?
A. 1911, tại cảng Nhà Rồng.
B. 1912, tại ga Sài Gòn.
C. 1913, tại nhà anh Lê.
D. 1910, tại nhà cảng Nhà Rồng
Cách đây 110 năm, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước -> Ý A
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911. Hỏi Bác ra đi tìm đường cứu nước vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Thế kỉ XIX
C. Thế kỉ XX
D. Thế kỉ XXI
Ta có: từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi ( thế kỉ XX).
Do đó, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, thuộc thế kỉ XX.
Đáp án C
Năm 2018 nước ta kỉ niệm 107 năm ngày Bác Hồ rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
Trả lời: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào................................
Câu 6. Bác Hồ ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ bến cảng nào ?
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại địa danh nào?
Các từ được in đậm trong nhưng câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng […]
(Em bé thông minh)
- Từ nọ bổ sung ý nghĩa cho từ ông vua, nhà
- Từ ấy bổ sung ý nghĩa cho từ viên quan
- Từ kia bổ sung ý nghĩa cho từ làng
Câu 2: Vì sao vào năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới? Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1919.
Câu 3: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào? Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
TK : - Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề. - Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. -> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
refer
câu2
Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, vì:
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân. Có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.
- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.
- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.
- Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
=> Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918:
- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân đầu xỏ cho đến các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu trên thế giới. Trong quá trình đó, Người nhận thấy rằng ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
- Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người.
* Mục đích: giác ngộ về tư tưởng, tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
câu 3
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
* Phan Bội Châu:
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".
* Phan Châu Trinh:
- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
* Nguyễn Tất Thành:
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
a
Tham khảo:
Câu 2: (gồm câu hỏi 1 ở câu 3)
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân. Có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.
- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.
- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.
- Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
=> Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Câu 3: (Trl câu hỏi 2 ở câu 3)
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
BÁC HỒ HỌC TIẾNG PHÁP
Năm 1911, Bác Hồ lên tàu sang Pháp để tìm đường cứu nước. Để sinh sống, họctập tại Pháp, Bác hiểu rằng phải học bằng được tiếng Pháp. Trên tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ. Bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để vừa làm việc vừa học được. Học được chữ nào, Bác ghép lại câu để sử dụng ngay.
Một thời gian sau, Bác còn tham gia viết báo bằng tiếng Pháp. Khi viết bài, Bác luôn nhờ mọi người trong Tòa soạn sửa lỗi cho bài viết của mình. Khi Tòa soạn góp ý, Bác tập viết đi viết lại cho đến khi thành thạo. Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc sách báo, vừa để giải trí, vừa để trau dồi kiến thức, học tập tiếng Pháp. Nhờ kiên trì rèn luyện nên Bác đã thành công.
(Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007)
Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp như thế nào? Việc làm đó thể hiện điều gì?
Bác Hồ đã kiên trì học tiếng Pháp qua: tranh thủ học tiếng Pháp với hai người lính trẻ trên tàu, mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp, chỉ vào vật rồi đi hỏi viết vào mảnh giấy dán nơi hay nhìn vào để học từ vựng quen thuộc, ghi chép các chữ học được rồi ghép câu dùng ngay, tập viết báo bằng tiếng Pháp và nhờ những người trong Toà soạn sửa lỗi, viết đi viết lại những lỗi sai sau sửa đến khi thành thạo.
Việc đó thể hiện sự ham học hỏi, cầu tiến, kiên trì của Bác Hồ.