Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ka nekk
Xem chi tiết
Dark_Hole
2 tháng 3 2022 lúc 16:24

a.Tham khảo:

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 3 2022 lúc 16:27

Tham khảo:a

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

trần quỳnh anh
2 tháng 3 2022 lúc 16:30

tham khảo :

 a )Hàng năm trên đất nước ta có biết bao trận lũ lụt xảy ra trên mọi miền đất nước . Không lớn thì nhỏ nhưng nó đều gây ra nhiều tai hại đối với đời sống con người. Những trận lũ lụt kinh hoàng ấy đã cuốn đi biết bao nhiêu là sinh vật vô tội: những con vật nông chăm chỉ sớm hôm , những người nông dân chăm chỉ bên đồng ruộng . Những ngôi nhà bị cuỗm hết những vật thân yêu của nó. Chưa kể đến những người dân phải chịu đói rét vì không có thức ăn. Em luôn mong muốn sẽ học thật giỏi để giúp những người dân tội nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

b ) Covid 19 đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Đã có hàng trăm nhìn người chết và hàng triệu người bị nhiễm. Nhưng ở Việt Nam đến ngày nay dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi khi mà hơn 30 ngày chúng ta không có ca lây nhiễm từ cộng đồng. Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu gọi chính là những thời điểm cần huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết thư “Kính cáo đồng bào” ngày 6-6-1941, kêu gọi toàn thể nhân dân đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại...” Việc cứu nước là việc chung của mọi người Việt Nam, ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm: “Người có tiền, góp tiền, người có của, góp của, người có sức, góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, phần nhiều dựa vào tinh thần đoàn kết một lòng ấy của nhân dân cả nước. Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.  Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân…  Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp toàn cầu. Đến cuối tháng 3, thế giới đã có 72 vạn người nhiễm bệnh, 3,5 vạn người tử vong ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Nhận định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19”. Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Mỗi người dân lúc này là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội... Chúng ta có những chiến sĩ áo xanh ngời sáng phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, chúng ta cũng có những y bác sỹ - chiến sĩ áo trắng đang căng mình ở tuyến đầu của trận chiến chống virus SARS-CoV-2... Chúng ta có những người dân bình dị mà cao quý với những nghĩa cử đẹp, hành vi đẹp, lời nói đẹp. Chúng ta chia sẻ cho nhau niềm yêu thương, sự cảm thông, nỗi lo lắng và tri thức, hiểu biết về dịch bệnh. Chúng ta ủng hộ, lan tỏa điều tốt và đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong khai báo, thiếu trách nhiệm trong giao tế, tiếp xúc xã hội. Chúng ta lên án những kẻ tung tin giả, tin đồn, gây hoang mang và những kẻ đang ra sức lợi dụng tình hình dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Chúng đang ngồi nhặt nhạnh, lắp ghép, tô vẽ những kịch bản tin tức giả mạo để hòng chia rẽ khối đoàn kết mà ta đang vun đắp. Chúng muốn Đảng ta suy yếu, Nhà nước ta suy yếu, đồng nghĩa với việc nhân dân ta mất đi niềm tin. Đoàn kết được nhắc đến nhiều lần, không phải là mỹ từ để hô khẩu hiệu, mà đoàn kết là thực tế hiển hiện sinh động và là yêu cầu gắt gao của thời cuộc. Đoàn kết là sức mạnh. Vậy sức mạnh đoàn kết từ đâu ra? Người Việt hiểu sức mạnh của mình từ đâu đến, bởi vì chúng ta có truyền thống, có lịch sử, có văn hóa và văn hiến làm điểm tựa, chúng ta có sự bền bỉ, kiên tâm vượt qua nghịch cảnh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua chiến tranh, chiến thắng nhân tai, địch họa, thiên tai, dịch bệnh... Bài học của lịch sử để lại và di truyền trong máu chúng ta là tính cố kết cộng đồng được nâng lên thành đoàn kết. Mỗi khi gặp khó khăn thì truyền thống yêu nước, nhân nghĩa lại được lan tỏa, bồi đắp. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay, đoàn kết phải được củng cố vững bền thêm ở những hình thái khác. Đó là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Mỗi người dân góp phần việc của mình, chia sẻ điều kiện của mình là đoàn kết. Rửa tay thường xuyên, tập thể dục, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, cập nhật thường xuyên thông tin, nhắc nhở người thân, gia đình biện pháp phòng dịch... là đoàn kết, là yêu nước. Đoàn kết chính là cách thức mà quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để chung sức, chung lòng đẩy lùi dịch bệnh. Những chuẩn mực xã hội đang được thiết lập, sự tôn trọng dành cho những cá nhân biết tôn trọng quy tắc, kỷ luật và biết cách bảo vệ bản thân, cũng như bảo vệ cộng đồng. Nghịch lý thay nhưng lại rất hợp lý, những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong trận chiến này như “tự cách ly” (self-quarantine), “giãn cách xã hội” (social distancing), cô lập (isolation)... đang là biểu hiện quan trọng của đoàn kết xã hội. Chỉ “ai chỗ nào ở yên chỗ đấy” cũng có thể là biểu hiện của chung tay, của đoàn kết, của thái độ dũng cảm, biết hy sinh và hành động văn minh, kỷ luật, trách nhiệm. Lại nhớ chuyện, tháng 4 năm 1959, đến thăm các kỹ sư trẻ trường Đại học Nông Lâm Hà Nội, với chiếc đồng hồ quả quýt lấy ra từ túi áo, Bác Hồ nói, cái đồng hồ có nhiều bộ phận có chức năng làm việc riêng, nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Để tạo nên mối nối thật sự vững chắc thì mỗi người là một mắt xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng, phát huy khả năng, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”.

Ko có tên
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
6 tháng 2 2022 lúc 12:28

Tham khảo

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Anh gợi ý cho em viết nhé!

Câu đầu tiên em cho đó là vấn đề hot hay em giới thiệu qua tác hại của thiên tai bão lũ đối với một bộ phận khu vực nói riêng và cả đất nước, toàn thế giới nói chung (Kiểu mình giới thiệu vấn đề viết á em)

Sau đó em đưa ra những giải pháp mà con người hướng đến: Địa phương -> Đất nước -> Toàn thế giới (Củng cố hệ thống đê điều, xả nước thuỷ điện ra đập có kế hoạch, trồng cây gây rừng giữ đất,...). 

Nếu được em liên hệ bản thân đã làm được những gì em cho là có thể giúp cho công cuộc chống lại thiên tai.

Thật tuyệt khi có cái gì liên tưởng tới truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh em nhỉ?

Cuối cùng, em chốt lại những hành động này là vô cùng cần thiết và ý nghĩa tại thời điểm hiện tại. Điều này giúp cho...

 

Em thử viết đi, viết nhiều là cứng tay à, xong rồi đăng lên anh và các bạn chữa cho nhé! Chúc em học tập thật tốt nè! <3

Vũ Trọng Hiếu
6 tháng 2 2022 lúc 12:50

tham khảo

Những ngày qua, tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Xót xa khúc ruột miền Trung “oằn” mình trong gian khó, không phân biệt giàu nghèo, vùng miền, nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con vùng lũ. Những hành động mang ý nghĩa nhân văn của các cá nhân, tổ chức này đã và đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng và nhanh chóng trở thành làn sóng lan tỏa tấm lòng nhân ái, rộng khắp trong toàn xã hội.

Thiên tai, bão lũ là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Mỗi năm, có đến hàng chục cơn bão đổ bộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Những người dân cần cù, chịu khó, quanh năm vất vả làm lụng, nhưng lúc này, thành quả như mất trắng chỉ vì lũ quét qua. Số người thiệt mạng thương tâm, những mái nhà nhấp nhô; hoa màu, vật nuôi, thủy sản ngập chìm trong biển nước... là những hình ảnh khiến nhiều người xót xa. Xuất phát từ tình nghĩa đồng bào “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, đã khơi dậy thiện tâm trong mỗi người Việt đã và đang sẵn sàng hướng về miền Trung, cùng bà con vượt qua hậu quả của bão lũ.

 

Hàng loạt những hành động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của các cá nhân, tổ chức, tập thể, doanh nghiệp nêu trên cùng rất nhiều tấm lòng nhân ái khác đang trở thành làn sóng lan truyền rộng khắp cả nước.

Những hành động không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để người dân nơi miền Trung ruột thịt khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Harry TV
Xem chi tiết
Ng KimAnhh
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
25 tháng 4 2023 lúc 17:13

`-` Hiện nay đại dịch covid đang bùng phát trở lại , và đang dần nghiêm trọng như trước , thuốc cũng đang dần cạn kiệt .

`-` Trong khi diễn biến covid phức tạp có nhiều người còn chủ quan , không đeo khẩu trang , rửa tay thường xuyên ... Dẫn đến đất nước có nhiều ca nhiễm và tử vong .

`-` Qua điều đấy mọi người cần có ý thức về việc phòng và chống đại dịch covid 19 để đất nước có thể trở lại bình yên như trước . Như ra đường nên đeo khẩu trang , cách xa 2 mét với mọi người xung quanh , thường xuyên rửa tay khi về hay đi ra khỏi nhà .

`-` Không những vậy học sinh chúng ta cũng cần có ý thức để không lây lan nhiều như trước kia , tuyên truyền với mọi người xung quanh về tác hại của nó . 

`-` Nếu có các dấu hiệu về mắc covid nên đi  bệnh viện để kiểm tra và thực hành cách ly tại nhà . Khi đg cách ly , chúng ta cũng nên nghiêm chỉnh chấp hành . Những quy định nghiêm khắc của nhà nước về phòng chống covid là để đất nước không lâm vào tình trạng khó khăn nên người dân Việt Nam nên chấp hành nó .

`-` Là những học sinh chúng ta cần nên chấp hành đẩy lùi covid-19 , luôn ý thức trách nhiệm của cá nhân . Vì vậy hãy cùng chung tay đẩy lùi đại dịch covid 19 .

# Đây là những gì nghĩ ra được nếu thấy cái nào hay thì ghép thành một đoạn văn nhe ;-;

 

 

Lãnh Hàn Băng Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Vũ
16 tháng 10 2018 lúc 18:44

Sơn Tinh Thủy Tinh là một câu chuyện được xây dựng trí tưởng tượng của người dân Việt Nam khi xưa. Truyện mang yếu tố thần thánh, tâm linh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, truyện thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của con người không chỉ thời xưa mà thòi nay vẫn vậy....( bạn lấy một số dẫn chứng ra rồi chém abc cho nó dài 1 tí là ok) <mk ngại tìm dẫn chứng nên ko viết nữa hịhi

Lãnh Hàn Băng Băng
16 tháng 10 2018 lúc 18:46

Nguyễn Minh Vũ, bạn hiểu sai đề ròi

Nguyễn Hữu Đăng
16 tháng 10 2018 lúc 18:49

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.

Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó

Bùi Vũ Quỳnh Thư
Xem chi tiết
Bùi Vũ Quỳnh Thư
30 tháng 1 2019 lúc 21:20

Giúp mình nha mình cần gấp , mai đi học rồi !

Các bạn không được chép mạng , SGK , sách tham khảo nha!

Nguyễn Khánh Ngân
Xem chi tiết
Kenkaneki
Xem chi tiết
Đan Khánh
17 tháng 10 2021 lúc 18:42

Đinh Bộ Lĩnh là người có công lớn trong việc dẹp loạn 12 sứ quân.Việc đặt tên nước chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ 

phantronghaidang
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
26 tháng 10 2018 lúc 13:44

Em đã từng đọc rất nhiều truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết; mỗi câu chuyện đều để lại trong em những cảm xúc riêng. Tuy nhiên em vẫn ấn tượng với truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Đây là câu chuyện do nhân dân dựng nên, mượn hình ảnh của các vị thần để nói lên sự tàn khốc của thiên tai, bão lũ hằng năm. Đồng thời qua đó ngợi ca công lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh xoay quanh cuộc đấu tài, đấu trí của hai vị thần Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao và thần Thủy Tinh – chúa tể của vùng nước thẳm để có được công chúa Mỵ Nương. Sơn Tinh khi vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần này đều rất tài giỏi. CHính điều này đã khiến vua Hùng không biết chọn ai nên bèn đưa ra điều kiện: Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì sẽ cưới được Mỵ Nương. Ngay trong chuyện lễ vật nhà vua đã có ý nghiêng về thần Sơn Tinh: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng. Tất cả những thứ đó đều là thức quà của đồng ruộng và núi rừng hùng vĩ.
Sơn Tinh là người đến trước và rước công chúa Mỵ Nương về, nhưng Thủy Tinh vì không cưới được công chúa đã nổi giận đùng đùng và lập kế hoạch cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa gọi gió gây nên bão lũ, nước sông dâng tràn. CUộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không cân sức. Nhưng Sơn Tinh mưu dũng và tài trí đã chiến thắng được thủy tinh.

Cuộc chiến giữa hai vị thần đã gây ra bao nhiêu lầm than và nước mắt cho nhân dân. Lũ lụt triền miên, sạt lở đất là những thiên tai mà hằng năm nhân dân ta vẫn phải hứng chịu.

Nhân dân ta đã có một trí tưởng tượng phi thường mới có thể nghĩ ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại mang ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống như vậy. Sự nổi giận của các vị thần sẽ gây nên hệ quả xấu đối với đời sống của nhân dân.

Chi tiết Thủy Tinh vẫn ôm hận hằng năm hô mưa gọi gió gây ra cảnh lũ lụt triền miên cũng là một cách lý giải cực kỳ sâu sắc cho việc thiên tai hằng năm vẫn đổ ập lên đời sống nhân dân. Thực tế năm nào cũng vậy, nhân dân ta luôn phải hứng chịu những trận bão lũ cuồng phong do Sơn Tinh và Thủy Tinh gây ra. Nhưng năm nào Sơn Tinh cũng chiến thắng Thủy Tinh. Chi tiết này ẩn dụ cho việc con người không bao giờ chịu khuất phục trước thiên nhiên, bằng mọi giá phải chống chọi và đẩy lùi nó. Một tinh thần quả cảm, anh hùng đáng khâm phục.

Cuộc chiến Sơn Tinh và Thủy Tinh đều không có thực, đều là do nhân dân tưởng tưởng nên nhưng vua Hùng và Mỵ Nương là những nhân vật lịch sử có thật. Điều này cho thấy rằng từ ngàn đời nay nhân dân đã hứng chịu thiên tai lũ lụt triền miên, đồng nghĩa với tinh thần kiên cường, không bất khuất của nhân dân.

Qua câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; chúng ta thấy được rằng hằng năm nhân dân ta phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lũ nhưng tất cả đều không nao núng, vẫn kiên cường chống chọi và chiến thắng tất cả.

AsusEric09
26 tháng 10 2018 lúc 13:28

vào văn mẫu hoặc lên mạng tra