vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?
*Sinh 7:
1/ Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức :
A. Tái sinh B. Thụ tinh C. Mọc chồi D.Tái sinh và mọc chồi
2/ Dinh dưỡng của sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào?
3/ Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất
*Địa 7:
Những điểm khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi .
1C;2trung sot ret chui vao roi pha vo, trung kiet li an luon;3vi no soi dat len, can ko bat chung do
k nha
1/ C. Mọc chồi
2/ Trùng sốt rét và trùng kiết lị đều lấy chất dinh dưỡng (chất nguyên sinh) từ hồng cầu. Nhưng khác nhau là trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu còn trùng kiết lị ăn hồng cầu
3/ Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.
Cách bảo vệ giun:
Bảo vệ môi trường đất
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
kKông giết hại giun đất một cách vô tổ chức
4/ Sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi:
Sản xuất cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy là chủ yếu, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón,dựa vào sức người năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu.
Xin chào tất cả các bạn. Tôi đã tham gia group Chuyện ma có thật từ rất lâu. Hôm nay tôi xin góp 1 mẫu truyện của chính tôi. Có thể câu văn tôi không trau chuốt và ma mị nhưng câu chuyện tôi là có thật 100%. Tôi xin vào thẳng câu chuyện.
Năm nay tôi đã 22 tuổi và thỉnh thoảng khi nghe bạn bè kể về những câu chuyện ma thì kí ức trong tôi lại ùa về. Tôi nhớ như in cái ngày đó. Cái ngày của 17 năm về trước khi tôi chỉ mới là cậu bé 5 tuổi. Hôm đó, nhà bạn cùng xóm tôi có đám giỗ. Ba tôi chén cạn chén say mãi tối khuya hơn 11h vẫn chưa về. Nên tôi có dịp ở chơi nhà bạn khuya đến vậy. Bạn tôi tên Lâm và cũng trạc tuổi cùng tôi. Khi mà các ông bố vẫn cạn lấy cạn để thì tôi và Lâm rũ nhau ra trước sân nhà nó bắn đạn. Để tôi miêu tả sơ về vị trí nhà tôi và nó, cách nhau 1 cánh đồng bỏ hoang nên cỏ mọc cao ngang đầu 1 cậu nhóc 5 tuổi như tôi, và 1 con đường thẳng tầm 20m từ cánh đồng đó về nhà tôi. 2 thằng say xưa bắn đạn và xui sao tôi bắn viên đạn mạnh quá nên nó bay thẳng vô mảnh đất đó. Mỗi thằng chỉ có 1 viên nên tôi bèn phải vô đó tìm viên đạn ra bắn tiếp. Thật sự lúc ấy tôi chả sợ gì cả ( vì tôi có biết ma quỷ là gì đâu mà sợ ). Thế là tôi 1 mình đi vô tìm vì nơi đây bọn tôi vẫn hay vào giữa mảnh đất này dựng chòi làm nhà ở ( thú vui bọn con nít ) nên tôi biết khá rõ mảnh đất này. Tôi lần mò hoài mà không tìm được viên đạn. Và cuối cùng cái gì đến nó đến. Tôi đi vào tận giữa mảnh đất. Nói vậy thôi chứ mảnh đất chỉ tầm 30m2 thôi. Tôi thấy 2 bà già nằm giữa mảnh đất. Lúc đầu tôi không biết là gì nên đã tiến lại xem. Thì 2 bà già lăn qua lăn lại và rên ư ứ trong miệng. BỖNG 1 bà vớ nắm lấy chân tôi và cười rất ghê rợn. TÔI vẫn không biết mình đang đối mặt với ma hay quỷ nhưng tôi cảm thấy sợ và vùng chạy thì 1 trong 2 bà già ấy đã ngồi dậy và dí theo tôi. Như tôi đã nói từ mảnh đất ấy về nhà tôi là 1 đường thẳng tầm 20m. Tôi chạy rất nhanh về nhà và khi quay lại vẫn thấy pà ta đuổi theo tôi. Cho đến khi tôi về tới nhà. Do mẹ tôi chờ cửa ba đi nhậu chưa về nên vẫn bật đèn trong nhà. Ánh sáng đèn điện hắt ra 1 khoảng sân trong nhà tôi. Và khi tôi đã chạy đến khoảng ánh sáng hắt ra đó thì tôi quay lại nhìn thì không thấy gì cả ngoài 1 màn đêm tĩnh mịch. Cho đến lúc đấy tôi vẫn không hề biết tôi vừa gặp phải cái gì. Tôi vào nhà mà đi ngủ bình thường. Cho đến sáng mẹ tôi chửi tôi vì đi chơi về làm mất đôi dép. Tôi mới kể cho mẹ nghe chuyện tối qua và nói là chắc con làm rơi dép ngoài mảnh đất hoang ấy. Mẹ tôi lúc ấy bảo tôi nói xạo cho không bị ăn đòn. Nhưng may thay thằng bạn Lâm của tôi lúc ấy qua nhà tôi chơi và sau ngay câu nói của nó làm Mẹ tôi ngưng đánh tôi mà thẩn thờ. :” Sao tối qua mày đi vô đó lụm viên đạn mà tao chờ hoài không thấy mày ra ” …Thế là từ đó mẹ tôi cấm tuyệt không cho tôi bước nửa bước vào mảnh đất ấy. Và giờ tôi đã 22 và đủ biết khi xưa cái mà tôi đối mặt là gì. Tôi hiện đang là sinh viên và hay đi Touring bằng xe máy để trải nghiệm. Và từ đây tôi còn gặp rất nhiều thứ khó giải thích bằng khoa học. Nếu các bạn ủng hộ thì tôi sẽ kể cho các bạn ở những chap sau
vì sao nói con cái là tài sản vô giá của cha mẹ. các bạn cố gắng giups m với nhé
Bạn B và T nói quốc hội và chính phủ là 2 nơi có quyền lực cao nhất Theo em ý kiến bạn B và T đúng hay sai vì sao? Em hãy nhận xét ý kiến của bạn B và bạn T
Vì sao nói cuộc tập kích sang đất Tống là tu vệ
Bạn nói rõ nhân vật lịch sử được không?
Trong cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược (1075 - 1077), thực hiện tư tưởng quân sự “tiên phát chế nhân”, quân và dân Đại Việt đã chủ động tiến công trước để triệt phá cơ sở chuẩn bị, làm giảm thiểu sức mạnh, ý chí và hành động xâm lược của quân địch, tạo tiền đề cho việc giành thắng lợi trong chiến tranh. Tư tưởng nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh đặc sắc đó thể hiện trí sáng tạo tuyệt vời của dân tộc ta, cần tiếp tục được nghiên cứu, phát huy trong điều kiện mới.
Sau thất bại trong cuộc xâm lược lần thứ nhất (năm 981), triều đình nhà Tống, đứng đầu là Tống Thần Tông không cam chịu và từ bỏ mưu đồ, ráo riết chuẩn bị mọi mặt để thôn tính nước ta một lần nữa. Một mặt, nhà Tống thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước Liêu, Hạ ở phía Bắc và Tây Bắc để ổn định tình hình trong nước. Mặt khác, huy động lực lượng từ phương Bắc với hàng vạn kỵ binh, bộ binh tinh nhuệ và quân địa phương ở các tỉnh Nam Trường Giang; đồng thời, xuất chi một lượng lớn công khố bảo đảm cho huấn luyện, xây dựng các căn cứ quân sự, hậu cần giáp biên giới để tập kết lực lượng, tích trữ lương thảo, phục vụ trực tiếp cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Thấy được mưu đồ của giặc thôn tính nước ta ngày càng lộ rõ, triều đình nhà Lý đã chủ động tăng cường phòng bị, củng cố lực lượng, nắm chắc mọi động thái của địch ở phương Bắc; mở cuộc tiến công đánh bại lực lượng quân sự, đập tan mối uy hiếp xâm phạm lãnh thổ từ phía Nam (năm 1069). Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trước thế địch mạnh, Lý Thường Kiệt cho rằng:“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng”1. Ông chủ trương “tiên phát chế nhân”, sử dụng hơn 10 vạn quân tinh nhuệ, bất ngờ mở cuộc tiến công bằng cả đường thủy và đường bộ sang phía Nam đất Tống, nhanh chóng tiêu diệt các đồn, trại của giặc, triệt phá các căn cứ quân sự, hậu cần quan trọng ở dọc biên giới từ cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu cho tới thành Ung Châu2. Với tư tưởng chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, quân Đại Việt đã giành thắng lợi lớn, đẩy giặc vào thế bị động ngay từ đầu, tạo tiền đề cho thắng lợi toàn cục của cuộc chiến tranh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là một điển hình về trí sáng tạo cùng sự phát triển vượt bậc về tư tưởng chỉ đạo chiến tranh với nhiều nét nghệ thuật đặc sắc.
1. Nắm vững và đánh giá đúng tình hình, tương quan so sánh lực lượng để đề ra kế sách tiến công táo bạo, giành thắng lợi. Ngay sau khi nhà Tống có kế hoạch xây dựng các căn cứ sát biên giới nước ta, nhà Lý đã cử lực lượng theo dõi “nhất cử, nhất động” của địch. Đặc biệt, khi Lý Thường Kiệt nhận được mật thư của Bá Tường (một nho sĩ đậu tiến sĩ không chịu làm quan cho nhà Tống) thì âm mưu xâm lược của nhà Tống càng được khẳng định. Theo đó, triều đình nhà Lý vừa tăng cường do thám nắm tình hình ở vùng biên giới và sâu trong nội địa của địch; đồng thời, bí mật chuẩn bị lực lượng và kế sách chống giặc. Nhằm đảm bảo quyền chủ động chiến lược, đẩy địch vào thế bị động và dẫn tới thất bại, Lý Thường Kiệt chủ trương “tiên phát chế nhân” - tiến công địch trước. Đây là tư tưởng chiến lược rất táo bạo, nhưng đúng đắn, tạo sự bất ngờ và phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ. Bởi lẽ, nếu biết được âm mưu của nhà Tống mà ta chỉ bí mật chuẩn bị để đợi giặc đến thì khó có thể chủ động đánh bại được kẻ thù và nếu có giành thắng lợi cũng sẽ chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, chủ động tiến công đánh bại ý chí xâm lược của địch ngay trên đất nước chúng để bảo vệ giang sơn, xã tắc, gây bất ngờ, hoảng loạn đối với địch là nét độc đáo trong lịch sử dân tộc. Điều đáng nói là, tư tưởng ấy được nhà Lý thực hiện rất đúng thời cơ nên đã tạo được sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt địch. Mặc dù Lý Thường Kiệt biết được ý đồ của giặc từ lâu và tư tưởng “tiên phát chế nhân” cũng sớm được hình thành, nhưng Ông chưa tiến quân vội, bởi nếu tiến công sớm, lực lượng ta chưa đủ sức để giành thắng lợi nhanh gọn, lực lượng địch tuyển mộ ở các căn cứ còn ít, lương thảo của chúng tích trữ chưa nhiều thì hiệu suất và tác động của cuộc tiến công sẽ không cao. Còn nếu tiến công muộn, khi đó lực lượng địch đã mạnh lên, thành trì thêm vững chắc thì khó có thể giành thắng lợi. Ở đây, Lý Thường kiệt đã tổ chức tiến công vào thời điểm lực lượng ta tương đối mạnh, trong khi đó, lực lượng địch tập trung ở Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn nhưng chất lượng chiến đấu chưa cao vì mới tuyển mộ; việc rút lực lượng tinh nhuệ của địch ở phía Bắc chưa hoàn thành nên đã giành thắng lợi nhanh gọn và có tác động mạnh mẽ làm nhụt ý chí xâm lược của địch.
2. Tạo lập tư tưởng, quyết tâm cho binh sĩ và sự ủng hộ của dân chúng nước địch đối với cuộc tiến công chiến lược. Phải nói rằng, đánh thắng địch trên đất nước mình đã khó, giành thắng lợi ngay trên đất địch lại càng khó hơn. Song dưới sự chỉ đạo, chỉ huy tài tình của Bộ thống soái triều Lý, điều khó khăn tưởng như không thực hiện được ấy đã được quân, dân Đại Việt thực hiện thành công. Mặc dù phải cơ động tiến công các mục tiêu ở xa trên đất Tống, địa hình mới lạ, hiểm trở; việc bảo đảm cơ động và lương thảo rất khó khăn, nhưng Lý Thường Kiệt đã kịp thời cử người truyền hịch cho tướng sĩ, trong đó nói rõ tính chính nghĩa của cuộc tiến công. Đó là, tiêu diệt quân Tống chính là nhằm bảo vệ non sông, bờ cõi Đại Việt. Qua đó, nhà Lý đã xây dựng tư tưởng, củng cố quyết tâm cho binh sĩ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đánh bại quân thù. Thực tiễn cho thấy, với quyết tâm cao, quân Đại Việt đã lần lượt hạ các thành Khâm Châu, Liêm Châu nhanh chóng. Đặc biệt, khi tiến công thành Ung Châu - nơi kiên cố nhất của địch - quân ta đã kiên trì chiến đấu ròng rã hơn 40 ngày đêm liên tục, thậm chí đã bỏ nhiều công sức, xương máu đắp những núi đất cao để vượt thành giết giặc. Sau trận này, nhiều tù binh giặc đã thú nhận rằng, chính lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm tiến công mãnh liệt của quân ta đã khiến quân Tống nhanh chóng tan rã, Tô Giám (viên tướng chỉ huy trấn thủ thành Ung Châu) phải tự vẫn. Cùng với đó, việc tạo dựng và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân nước Tống cũng là nét nghệ thuật đặc sắc trong thực hiện tư tưởng “tiên phát chế nhân” của quân Đại Việt. Theo đó, trên đường tiến quân, do nắm chắc tình hình và hiểu được tâm lý bất mãn của người dân nước Tống với các cuộc chiến tranh kéo dài liên miên với các nước Liêu, Hạ, cùng với chế độ đàn áp, bóc lột hà khắc của vua quan triều Tống, Lý Thường Kiệt đã cho niêm yết và phân phát rộng rãi Lộ bố văn để tố cáo tội ác của vua quan nhà Tống, âm mưu gây chiến tranh, nô dịch Đại Việt và nói rõ mục đích cuộc tiến quân của ta sang đất Tống là đánh bọn thống trị tàn ác; là hành động tự vệ chính đáng của quân dân Đại Việt. Đây thực sự là một kế sách đúng đắn, sáng tạo, sự nhạy bén, sắc sảo của Bộ thống soái triều Lý khi sử dụng hiệu quả biện pháp tác động trực tiếp vào tư tưởng, tinh thần của người dân nước Tống. Nhờ vậy, khi quân đội triều Lý đi tới đâu trên đất Tống, không những không bị người dân địa phương chống lại, mà còn được hoan nghênh, ủng hộ.
3. Vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến tiêu diệt địch giành thắng lợi. Để triệt phá những căn cứ quân sự, hậu cần cùng ý đồ xâm lược của nhà Tống, đòi hỏi quân đội Đại Việt phải tiến công nhanh gọn, gây cho địch thiệt hại nặng về lực lượng, vật chất và tư tưởng. Nắm vững cách bố trí đội hình của địch: ở vòng ngoài là các đồn, trại dọc biên giới; khu vực cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu và phía sau là thành Ung Châu (một căn cứ quân sự lớn và là nơi tập kết của đại quân Tống). Vì thế, trong tổ chức, sử dụng lực lượng, Lý Thường Kiệt đã chia quân thành hai đạo: thủy và bộ tiến sang đất giặc. Một đạo gồm binh lính các địa phương vùng biên giới phía Bắc, do các tướng lĩnh người dân tộc thiểu số: Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy, bất ngờ tiến công tiêu diệt các đồn, trại quân Tống ở biên giới, như: Cổ Vạn, Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn..., thu hút quân địch về hướng Tây Nam, làm cho việc phòng bị hướng cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu sơ hở. Tận dụng thời cơ, đạo quân chủ lực của Lý Thường Kiệt ở Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh) dùng thuyền vượt biển, bất ngờ tập kích đánh chiếm các trại giặc dọc bờ biển, làm chủ các thành Khâm Châu (31-12-1075), Liêm Châu (02-01-1076), tiến đến hợp quân với đạo quân đường bộ của Tôn Đản vây đánh thành Ung Châu. Cuộc tập kích của quân Đại Việt vào các mục tiêu vòng ngoài giành thắng lợi, đã làm cho triều Tống sửng sốt. Chúng vội vã điều 01 vạn quân để ứng cứu Ung Châu. Song, bằng lối đánh “vây thành, diệt viện”, quân đội Đại Việt đã tổ chức trận mai phục đánh tan quân cứu viện địch tại cửa ải Côn Lôn; đồng thời, tích cực bao vây và sử dụng nhiều biện pháp công phá thành Ung Châu. Trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta, trong khi quân cứu viện địch không còn, thành Ung Châu đã hoàn toàn sụp đổ. Đến đây, mục đích cuộc tiến công đã hoàn thành thắng lợi (tháng 4 - 1076), quân ta chủ động rút về nước. Như vậy, tư tưởng “tiên phát chế nhân” không chỉ tạo ra quyết tâm, sức mạnh tổng hợp, được thể hiện ở thắng lợi của các trận tập kích, phục kích, vây thành, công thành,... trong từng tình huống chiến trường, mà còn làm địch hoang mang, dao động cực độ, dẫn tới suy sụp ý chí xâm lược. Sau này, khi cố sức huy động lực lượng để xâm lược Đại Việt một lần nữa, Tống Thần Tông đã phải ra chỉ dụ cho Quách Quỳ: “Giao Chỉ mạnh, gan, liều chết... nên cẩn thận”. Và đến khi bị quân ta phản công buộc địch rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (năm 1077), tư tưởng “tiên phát chế nhân” đã được triều Lý vận dụng trong việc chủ động cử người sang “giảng hòa”, tạo cho quân địch “một lối thoát danh dự”. Đây là nhân tố quan trọng, buộc nhà Tống phải nể phục Đại Việt và từ đó về sau không dám nói đến việc xâm lược nước ta nữa.
Cuộc tập kích chiến lược sang đất Tống thể hiện tư tưởng “tiên phát chế nhân” không chỉ là dấu ấn của chiến công vang dội trong trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn trở thành nét nghệ thuật độc đáo trong chiến tranh giữ nước của dân tộc ta. Tư tưởng quân sự truyền thống - “tiên phát chế nhân” - còn nguyên giá trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
xin chào các bạn
1:hãy kể tên 1số giun tròn mà em biết?nêu các biện pháp phòng tránh giun tròn khí sinh ở người vs động vật.
2:ở nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao? tại sao
3:giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật ? vì sao
trình bày vòng đời phát triển của sán lá gan vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều
4:nếu giun đũa thiếu lớp võ cuticun số phận chúng sẽ như thế nào ? vì sao
5:giun đất có những đặc điễm nào tiến hóa hơn giun tròn và giun dẹp về mặt cơ thể,do thói quen nào mà giun kim vòng đời
6:cơ thể giun đất có màu phớt hầm tại sao
1giun đũa,giun kim,giun móc câu,giun rễ lúa
6.vì trong cơ thể nó chứa chất dịch xoang màu đỏ,cuốc vào thân làm cho thân giun đất bị sứt chất dịch phun ra có màu đỏ
1. - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa...
2. - Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau, ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).
3. - Giun dẹp thường kí sinh ở ruột non, gan,... Bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng.
4. - Nếu thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị dịch tiêu hoá trong ruột tiêu diệt.
5. - Cơ thể phân đốt giúp cơ thể vận động linh hoạt.
- Cơ thể có thể xoang chính thức, trong xoang có dịch thể xoang góp phần xúc tiến các quá trình sinh lí cơ thể. - Xuất hiện chân bên: cơ quan di chuyển chuyên hóa chính thức. - Xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đầu tiên. 6. - Vì ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.Mấy ngày nay thấy vài việc nó kì lạ sao sao
Hôm nay đi học, bạn nó hỏi: Sáng trước tao gọi cho mày, lớp ồn qá nên tao chỉ nghe mày nói alo thôi, rồi mày cúp máy. Sao mày k đi học. Thật sự là sáng đó tớ ở nhà dì tớ cả buổi sáng ( từ 5h - 10h ), không hề ở nhà, không cầm theo điện thoại. Ai nghe máy nhỉ. Con bạn nó nói chính là giọng tớ, không bao giờ sai.
Xuống nhà dì ở lại ban đêm. Dì hỏi: Khi tối cháu nhận tin nhắn của dì không? ( trên f.b ) Rồi cháu nhắn lại j ấy nhỉ. Tớ làm j nhận được tin nhắn nào của dì, cũng không hề nhắn lại. về mở f.b ra mới thấy dì nhắn, mk còn rep lại nữa chứ. Thề là mk k hề rep vì không nhận đc tin nhắn nào. Kì lạ ta
Hay mình bị đa nhân cách
Z là có "nhân tố bí ẩn" trl đt và tn của bn à
Cho mình hỏi cô lớp mình nói "Giun đất là bạ̣̣n của ngành ruột khoang" liệu có đúng ko vậy?? Vì Sao????
có ý kiến cho rằng thơ ca là tiếng nói của trái tim .qua 2 tác phẩm bạn đến chơi nhà và rằm tháng riêng hãy làm sáng tỏ điều đó
Theo em tiếng thơ là tiếng nói của trái tim là đúng . Qua 2 bài thơ của tác giả Nguyễn Khuyến và tác giả Xuân Quỳnh ta thấy các tác giả đều bộc lộ lên cảm xúc như tiếng nói của mình , từng câu văn đều chân thật và giàu tình cảm như tiếng lòng của các tác giả . Bộc lộ tình cảm khi nghe được tiếng gà trưa , khi bạn đến chơi nhà mà không có gì đãi , tuy đơn xo mà chân thật =>như tiếng nói của trái tim
tìm thấy mỗi này