giúp em với ạ 10p nhanh từ câu 7 tới hết
Giải hết giúp mik với ạ 🥺 từ câu 1 tới câu 19 đó ạ
Giúp em từ câu 1 tới 10 với ạ, em cảm ơn nhiều.
Giúp em từ câu 1 tới câu 5 ạ
Giúp em làm nhanh từ câu 1-5 với ạ
1.
ĐK: \(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1+sinx}{1-sinx}\ge0\\1-sinx\ne0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow1-sinx\ne0\Leftrightarrow sinx\ne1\Leftrightarrow x=\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
2.
ĐK: \(1+sinx\ne0\Leftrightarrow sinx\ne-1\Leftrightarrow x\ne-\dfrac{\pi}{2}+k2\pi\)
3.
ĐK: \(cos\left(x+2\right)\ne0\Leftrightarrow x+2\ne\dfrac{\pi}{2}+k\pi\Leftrightarrow x\ne-2+\dfrac{\pi}{2}+k\pi\)
Cho câu chủ đề : Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử,thiêng liêng,giản dị
Với câu chủ đề đó,triển khai thành đoạn văn diễn dịch
(Viết đoạn văn từ 5-7 câu).
Mn giúp em với ạ tại em đang gấp vì tý nữa em phải nộp rồi ạ.
Tham khảo:
Lão Hạc, trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Lão thương đứa con trai không đủ tiền lấy vợ mà phải bỏ nhà xa xứ. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Khi đến bước đường cùng, cuộc sống khó khăn, khốn khổ, vì lão muốn dành mảnh vườn, và tiền số tiền mà lão dành cho con, lão đã chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người cha nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.
Tìm tính từ trong câu: Ánh nắng lên tới bờ cát,lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. giúp em với ạ.
mọi người giúp em tả một bài văn về người hàng xóm của em.(từ 7 đến 10 câu).
nhanh lên em cần gấp ạ!!!
Tham Khảo
Trong cuộc sống, đôi khi có những người vốn xa lạ, từ không thân thiết lại trở thành những người mà ta rất yêu quý. Đó chính là lòng yêu quý của em đối với một người hàng xóm rất tốt bụng.
Người hàng xóm mà em yêu quý đó chính là chị Phương, gia đình chị Phương mới chuyển về sống cạnh nhà em đã tròn một năm. Chị Phương là một người con gái rất xinh xắn, dịu dàng, đoan trang và hiền thục. Chị có dáng người cao ráo, mảnh khảnh cân đối, làn da trắng với mái tóc đen dài và nụ cười có răng khểnh rất duyên. Chị Phương hơn em 3 tuổi và đang học lớp 8 ở cạnh trường của em, từ khi chị chuyển về đây em đã có người đi học cùng và trò chuyện mỗi ngày. Mỗi sáng đi học chị đều đứng đợi em trước cổng, nhắc nhở em khăn quàng hoặc có quên gì không. Thi thoảng em có bài nào khó lại chạy sang nhờ chị giảng bài hộ, hai chị em học bài rất vui vẻ. Trong một lần em bị hỏng xe chị đã đưa em đi học suốt một tuần, rồi khi em bị ốm chị lại hàng ngày sang thăm nom, gọt hoa quả cho em ăn.
Có một người hàng xóm như chị Phương em cảm thấy như mình có được một người chị gái, người chị rất mực yêu thương em.
Trong số những người hàng xóm bên cạnh nhà em, ai em cũng kính trọng và yêu quý, tuy nhiên người mà em yêu quý nhất là chú Năm.
Chú Năm đã lớn tuổi, năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi nhưng chú ở một mình vì vợ chú đã mất, các con đã lấy chồng chuyển đến khu vực khác sinh sống. Chú là một người rất hiền lành, khuôn mặt chữ điền phúc hậu, đôi mắt chi chít nếp nhăn lúc nào cũng man mác đượm buồn. Chú hay cười và nụ cười của chú là liều thuốc tinh thần để chú chiến đấu với hoàn cảnh cô đơn. Chú Năm rất chăm tập thể dục, sáng nào chú cũng dậy sớm chạy bộ, chính vì thế chú có dáng người rất rắn rỏi, khoẻ mạnh. Chú Năm ngày trước là công nhân nhà máy bây giờ đã nghỉ hưu, ngoài công việc làm vườn hàng ngày thi thoảng chú lại đi sửa chữa điện nước cho người dân trong xóm. Ai có hỏng hóc gì nhờ đến chú là chú giúp ngay không ngại ngần gì, sửa xong mọi người gửi tiền hoặc biếu quà chú đều không lấy. Những buổi chiều mùa hè em và mấy đứa nhỏ được chú Năm dạy tập bơi rất thích thú, chú còn dạy chúng em đánh cờ, chơi cầu lông.
Em rất yêu quý chú Năm và còn thường gọi là "Bố Năm", em mong sao chú luôn khoẻ mạnh, lạc quan và yêu đời như bây giờ.
hok tốt nhé em !
tham khảo:
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người con còn lại của cụ đều đã có gia đình và đang ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: “Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!” Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: “Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm”. Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Giúp em nhanh với ạ
Tham Khảo
Bài khá là dài nhé nên hãy dựa vào dàn ý để làm 1 bài hoàn chỉnh theo ý bạn nhé
Pham Nhu Y
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật ông Hai:
- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:
- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:
- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.
- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.
- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi
- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:
- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng
- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.
Giúp mình từ câu 8 tới câu 12 với ạ