phân tích tác động của địa hình miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đối với sông ngòi
phân tích tác động của địa đối với sông ngòi của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Tham khảo:
1) Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi Bắc Trung Bộ.
Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.
a, Địa hình
Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển.
Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam.
Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt manh mún.
b, Khí hậu
Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng.
Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.
Phân hóa khí hậu theo đai cao.
c, Sông ngòi
Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc độ dòng chảy.
Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi – đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít.
Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng Tây – Đông. Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa
Những khó khăn
Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác.
Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta:
Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt
Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.
Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,..
chỉ ra mối quan hệ giữa địa hình và sông ngòi của :
a)miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
b)Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các thế mạnh chủ yếu về tài nguyên và hạn chế đối với phát triển kinh tế - xã hội của ba miền địa lí tự nhiên nước ta (miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
HƯỚNG DẪN
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...
- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên:
+ Rừng còn tương đối nhiều.
+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).
- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.
Chứng minh rằng đặc điểm sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ phán ánh rõ nét đặc điểm địa hình và khí hậu của miền
tham khảo
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Có tới hàng nghìn sông suối lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ. Vì khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn, trung bình trên 1500 mm/năm.
- Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc còn các sông lớn như sông Mê Kông , sông Hồng thì chỉ có phần hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Do ảnh hưởng của địa hình 3/4 đồi núi là cao nguyên, bề ngang lãnh thổ hẹp, núi lại ăn lan ra sát biển
- Hướng chảy chủ yếu của các sông là Tây Bắc - Đông Nam như sông Hồng, Mê Kông , sông Cả , sông Mã...Do sông ngòi đã phản ánh được hướng nghiêng chung của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam. Bên cạnh đó cũng có một số sông chảy theo hướng vòng cung, uốn dòng theo các cánh cung núi (sông Cầu , sông Thương, Sông Lục Nam...). Một số sông miền Trung chảy theo hướng Tây - Đông, vì địa hình ở miền Trung có dãy Trường Sơn ở phía Tây, thấp dần về phía Đông.
- Chế độ nước chảy của sông phụ thuộc vào tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu. Các sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Mùa lũ chiếm tới 78,8 % lượng nước cả năm.
- Sông ngòi nước ta mang nhiều phù sa : Do lượng mưa trên lãnh thổ nước ta lớn, phần lớn là mưa rào, mưa tập trung vào một mùa. Độ dốc của địa hình của lưu vực dòng sông, dòng chảy ngắn, lưu vực sông nhỏ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp...
sông ngòi nước ta phản ánh rõ nét đặc điểm của khí hậu và địa hình. hãy chứng minh điều đó qua đặc điểm sông ngòi của miền tây bắc , bắc trung bộ
chứng minh sông ngòi của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mối quan hệ rất lớn bởi địa hình và khí hậu
* Khái quát về miền tự nhiên TB và BTB:
- Giáp Trung Quốc phía bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ở phía đông, giáp biển Đông ở phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.
- Đây là miền có lãnh thổ kéo dài hẹp ngang theo chiều đông – tây. Tuy cùng nằm trong một miền tự nhiên nhưng đặc điểm sông ngòi của miền có sự phân hóa rõ rệt.
* Sự phân hóa về sông ngòi
- Phân hóa về mật độ:
+ Mật độ sông ở vùng TB thấp so với BTB.
+ Nguyên nhân là do TB có diện tích rộng lớn, phần lớn địa hình là núi non hiểm trở trong khi đó BTB có diện tích hẹp nhưng có nhiều sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi phía tây đổ ra biển.
- Sự phân hóa theo hướng chảy:
+ Hướng tây bắc – đông nam: sông ở TB và bắc BTB như sông Đà, sông Mã, sông Cả. Do hướng nghiêng chung của địa hình và hướng các dãy núi, cao nguyên trong miền quy định.
+ Hướng tây – đông: phía nam BTB như sông Bến Hải, sông Cam Lộ, sông Bồ… Do địa hình hẹp ngang, núi lan sát ra biển, các sông đều bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn và đổ trực tiếp ra biển.
- Sự phân hóa theo chiều dài và độ dốc (hình thái sông)
+ Sông có chiều dài lớn, độ dốc lòng sông nhỏ hơn: vùng TB và bắc BTB. Do sông chảy trong vùng có diện tích rộng lớn nên các sông này có chiều dài lớn và độ dốc trung bình nhỏ.
+ Sông ngắn, nhỏ và dốc: sông phía nam BTB. Do đây là nơi lãnh thổ hẹp nhất nước ta, sông bắt nguồn từ sườn núi cao của dãy Trường Sơn và đổ ra biển.
- Sự phân hóa về thủy chế:
+ Tổng lưu lượng dòng chảy: sông ở TB và bắc BTB có tổng lưu lượng dòng chảy lớn hơn sông ở nam BTB. Do các sông này có diện tích lưu vực và chiều dài lớn trong khi sông ở nam BTB lại có diện tích lưu vực và dòng chảy ngắn.
+ Đặc điểm thủy chế: sông ngòi của miền tuy có sự phân mùa lũ – cạn nhưng vẫn có sự phân hóa rõ rệt:
○ Sông TB có lũ vào mùa hạ. Do chế độ mưa vào mùa hạ, những trạm Điện Biên Phủ, Sa Pa đều có mùa mưa diễn ra từ tháng V đến tháng X. Mùa cạn vào thu đông trùng với mùa khô của khí hậu.
○ Sông BTB có chế độ lũ phức tạp: mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm từ IX đến XII, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Do BTB có chế độ mưa vào thu đông, lượng mưa lớn vào các tháng cuối năm (trạm Đồng Hới có mùa mưa từ VIII đến XII, lượng mưa cao nhất vào tháng X). Lũ lên nhanh và xuống nhanh do sông ngoài thường là sông nhỏ, ngắn và dốc.
Ngoài lũ chính vào các tháng cuối năm, đầu mùa hạ mực nước dâng lên thấp nhưng vẫn tạo nên đỉnh lũ phụ - lũ tiểu mãn.
- Sự phân hóa về hàm lượng phù sa:
+ Lượng phù sa lớn hơn ở sông TB và bắc BTB do TB có tỉ lệ che phủ rừng còn rất thấp, địa hình dốc, mưa lớn vào mùa hạ.
+ Lượng phù sa nhỏ hơn ở nam BTB do tỉ lệ che phủ rừng còn cao.
- Sự phân hóa về giá trị kinh tế của sông ngòi:
+ Sông có nhiều giá trị về mặt thủy điện, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa: sông ở TB và bắc BTB (sông Đà) do là những sông lớn có nhiều thác ghềnh.
+ Giá trị về mặt kinh tế nhỏ hơn là sông ở nam BTB do sông có tổng lượng nước thấp, các sông đều nhỏ, ngắn, dốc.
-> Sự phân hóa của sông ngòi miền TB và BTB nổi bật là sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Nguyên nhân chính là do đặc điểm địa hình, hình dạng lãnh thổ và khí hậu có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam dẫn đến sự phân hóa sông ngòi
Câu 7: Về mặt tự nhiên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có khó khăn này:
A.Thời tiết thất thường B. Mạng lưới sông ngòi kém phát triển
C. Môi trường bị giám sát nghiêm trọng
D. Địa hình bị chia cát manh ở Tây Bắc
so sánh đặc điểm sông ngòi miền tây bắc và bắc trung bộ với miền nam trung bộ và nam bộ
So sánh đặc điểm sông ngòi các miền:
- Miền Tây Bắc: Sông Ngòi chảy qua miền Tây Bắc có đặc điểm núi non cao, địa hình đồi núi phức tạp. Sông có dòng chảy mạnh và nhanh, tạo ra nhiều thác nước và ghềnh đá. Vùng này có khí hậu lạnh giá và mưa nhiều vào mùa mưa.
- Bắc Trung Bộ: Sông Ngòi ở Bắc Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng và đồi núi trung bình. Sông có dòng chảy ôn đới, không quá mạnh. Vùng này có khí hậu ôn đới và mưa phân bố đều quanh năm.
- Nam Trung Bộ: Sông Ngòi ở Nam Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.
- Nam Bộ: Sông Ngòi ở Nam Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.
Nhận xét: Sông Ngòi có đặc điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của Việt Nam, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và môi trường tự nhiên của từng vùng.
$HaNa$
Tham khảo
So sánh đặc điểm sông ngòi các miền:
- Miền Tây Bắc: Sông Ngòi chảy qua miền Tây Bắc có đặc điểm núi non cao, địa hình đồi núi phức tạp. Sông có dòng chảy mạnh và nhanh, tạo ra nhiều thác nước và ghềnh đá. Vùng này có khí hậu lạnh giá và mưa nhiều vào mùa mưa.
- Bắc Trung Bộ: Sông Ngòi ở Bắc Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng và đồi núi trung bình. Sông có dòng chảy ôn đới, không quá mạnh. Vùng này có khí hậu ôn đới và mưa phân bố đều quanh năm.
- Nam Trung Bộ: Sông Ngòi ở Nam Trung Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.
- Nam Bộ: Sông Ngòi ở Nam Bộ chảy qua vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Sông có dòng chảy yếu và chậm, tạo ra nhiều cửa sông và đồng bằng lớn. Vùng này có khí hậu nhiệt đới và mưa phân bố không đều, tập trung vào mùa mưa.
Nhận xét: Sông Ngòi có đặc điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của Việt Nam, phụ thuộc vào địa hình, khí hậu và môi trường tự nhiên của từng vùng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
- Giới hạn: từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
- Các đặc điểm cơ bản
+ Địa hình:
• Cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo...
• Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp.
+ Khí hậu, thực vật: Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tăng dần (so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ) với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
+ Tài nguyên: Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh. Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.
+ Trở ngại tự nhiên: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán.