Những câu hỏi liên quan
Cần 1 người biết yêu thư...
Xem chi tiết
๖ۣۜCooℓ๖ۣۜBoy๖ۣۜ ²ƙ⁶
11 tháng 4 2019 lúc 20:57

Cứ mỗi lần nhìn bà nhai trầu em lại nhớ đến câu chuyện Sự tích trầu cau. Đó là một câu chuyện rất hay, cho chúng ta một bài học đáng quý về tình cảm vợ chồng, anh em keo sơn gắn bó.

Truyện thật cảm động! Ngay từ đầu câu chuyện gây cho em sự ngạc nhiên, thích thú với các chi tiết hai anh em họ Cao giống nhau như đúc, chỉ hơn nhau một tuổi. Người đọc thấy yêu quý và cảm phục hai anh em họ Cao vì mới mười bảy tuổi, mười tám tuổi thì cha mẹ đã mất. Hai anh em von thương nhau lại càng yêu thương nhau hơn trước. Hai anh em đã được ông thầy họ Lưu dạy học và cho ở tại nhà. Với đức tính chăm chỉ học hành, họ được ông thầy họ Lưu yêu như con. Lại một sự may mắn nữa đã đến, người anh đã lấy được vợ là cô con gái họ Lưu xinh đẹp, dịu dàng, ít ai sánh kịp. Em rất vui mừng và hồi hộp, không biết cuộc sống của hai anh em sẽ còn thay đổi như thế nào nữa? Em nghĩ rằng chắc hai anh em họ Cao sẽ rất hạnh phúc sống bên nhau. Nhưng từ khi lấy vợ, tình cảm giữa hai anh em không còn thắm thiết như xưa nữa. Sau một sự hiểu lầm đáng tiếc vì hai anh em giống nhau quá, người anh lại càng hững hờ với em. Càng tức người anh bao nhiêu, em càng thương xót cho người em bấy nhiêu. Dường như chi tiết "hai anh em giống nhau như đúc" chính là điều thú vị nhất. Nó hấp dẫn người đọc từ đầu truyện và giờ đây, nó lại chia rẽ hai anh em. Người em đáng thương vì quá buồn tủi đã bỏ nhà ra đi, khi chết biến thành một tảng đá. Phải chăng tảng đá đó là nỗi cô đơn, thể hiện sự trong trắng của người em? Người anh lẳng lặng đi tìm em, chết biến thành một cây không cành mọc thẳng lên bên tảng đá. Anh ta đã đánh mất tình anh em như đánh mất chính cánh tay của mình nhưng đến lúc chết, anh vẫn muốn được ở bên em. Người vợ cũng đi tìm chồng, quá thương nhớ chồng nên nàng đã khóc vật vã, nàng chết biến thành một cây leo quấn chặt cái cây không cành như để tìm nơi nương tựa cho mình - một phụ nữ yếu đuôi quấn quýt bên chồng. Cái chết đầy đau thương cùng với yếu tố kì ảo hoang đường đã khiến người đọc cảm động và thương xót cho ba người. Em cảm phục ba người vì họ sống có tình có nghĩa, cho đến khi chết vẫn gắn bó với nhau. Nơi thế giới bên kia có lẽ họ đã đoàn tụ lại bởi biểu tượng hòn đá, cây không cành và cây dây leo vẫn quấn quýt bên nhau. Phải nói rằng sự biến hóa này là hết sức độc đáo và hợp lí. Nó mang ý nghĩa giáo dục sâu xa. Người anh trước kia là trụ cột gia đình, bởi vậy anh ta đã biến thành cây không cành che chở cho cây dây leo và tảng đá em mình. Anh em, chị em, vợ chồng nương tựa và gắn bó với nhau mãi mãi. Tình nghĩa đó đã khiến vua Hùng đi qua chôn ấy rất cảm động. Tục ăn trầu cũng từ đó mà có. Ba yếu tố đá vôi, lá của cây leo và quả của cây không cành đã tạo nên một sắc thắm đó chính là tình người. Yếu tố kì ảo hoang đường trong truyện giúp em hiểu rõ ý nghĩa của ba cái chết. Câu chuyện được nhân dân viết lên để nói về những con người trên đất nước Việt Nam. Người Việt Nam mong muốn anh em trong gia đình phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau và vợ chồng chung thủy gắn bó, không chỉ riêng nhưng câu chuyện dân gian mà cả trong những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm, đó:

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

- Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon
Truyện Sự tích trầu cau để lại ấn tượng rất sâu sắc đối với em. Đây không chỉ là một truyện cổ tích rất hay mà còn là một bài học đáng quý cho em và cho tất cả mọi người. Nó cũng giúp em hiểu rõ hơn vê một nét đẹp văn hóa mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó chính là tục ăn trầu.

Bình luận (0)
Trần Vũ Hạnh
11 tháng 4 2019 lúc 21:20

văn hok là nêu nhưng hiểu bt những đánh giá nhận xét của người viết về nội dung nghệ thuật trong 1 tác phẩm văn hok hoặc một đoạn trích ,truyện ,thơ 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 11 2018 lúc 6:16

1. Bản thân.

- Sinh 3.1.1766 (Năm Ất Dậu niên hiệu Cảnh Hưng) Mất 16.9.1820. Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.

- Quê Tiên Điền, Nghi Xuân , Trấn Nghệ An. 10 tuổi mồ côi mẹ.

- Là một trong năm người nổi tiếng đương thời.

2. Gia đình.

- Đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng. Có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.

- Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn – nhà nghiên cứu sử học- nhà thơ và từng làm tể tướng.

- Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân, người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi.

- Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.

3. Thời đại.

- Cuối Lê đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống xã hội đen tối, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa – Khởi nghĩa Tây Sơn.

4. Cuộc đời.

- Từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.

- Sống lưu lạc ở miền Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng

- Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, tài giỏi được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.

5. Sự nghiệp thơ văn.

- Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:

    + Thơ chữ Hán: Thanh Hiên Thi Tập, Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm.

    + Thơ chữ Nôm: Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều),Văn chiêu hồn,Văn tế sống hai cô gái trường lưu.

6. Tư tưởng tình cảm

- Đối với những kẻ thuộc tầng lớp trên, tướng lĩnh hay quan lại cao cấp Nguyễn Du vạch trần tội ác của chúng.

- Đối với những con người bất hạnh... ông dành hết tình thương đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

* Tóm lại:

- Sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Du từ chữ Hán đến Truyện Kiều, văn chiêu hồn đều sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo. Mặc dù sinh ra trong gia đình quý tộc, Nguyễn Du lăn lộn nhiều trong cuộc sống, yêu thương quần chúng, lắng nghe tâm hồn, nguyện vọng của quần chúng nên ông ý thức được những vấn đề trọng đại của cuộc đời.Với tài năng nghệ thuật tuyệt vời ông đã làm cho vấn đề trọng đại càng trở nên bức thiết hơn, da diết hơn, nóng bỏng hơn.Thơ Nguyễn Du dù chữ Hán hay Nôm đều đạt tới trình độ điêu luyện. Riêng truyện Kiều là một cống hiến to lớn của ông đối với sự phát triển của văn học dân tộc.

- Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc – người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc – một danh nhân văn hóa thế giới.

- Thơ Nguyễn Du là niềm tự hào dân tộc – Niềm tự hào của văn học Việt Nam.

- Tố Hữu ca ngợi:

Bình luận (0)
06. Nguyễn Tuấn Đạt
Xem chi tiết
︵✰Ah
28 tháng 1 2022 lúc 19:01

Tham Khảo 

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

Bình luận (0)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
28 tháng 1 2022 lúc 19:03

Tham khảo

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

E học hỏi được rằng Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú

Bình luận (0)
06. Nguyễn Tuấn Đạt
28 tháng 1 2022 lúc 19:04

Mn giúp mình phần bài học được rút ra với

Bình luận (1)
Tao yêu Nó
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 9:30

- 1952 – 1960: phát triển nhanh.
- 1960 – 1970 phát triển thần kỳ :
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 – 1969 là 10,8%. Từ 1970-1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Gia Hiển
2 tháng 2 2016 lúc 9:44

1. Giai đoạn 1945-1952 :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.

- Trong thời kì chiếm đóng ( 1945-1952), Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn :

     + Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các " Daibatxu" (Các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc)

     + Cải cách ruộng đất quy địa chủ chỉ được thông qua không quá 3 ha ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

     + Dân chủ hóa lao động ( Thông qua và hực hiện các đạo luật về lao động)

- Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

2. Giai đoạn 1952-1973

- Sau khi nền kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1963, kinh tế Nhật bước vài giai đoạn phát triển "Thần kì".

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%. Từ năm 1970-1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7.8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ), với GNP là 183 tỉ ÚD.

- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (Sau Mĩ và Tây Âu)

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng trên thế giới (như tivi, tủ lạnh, oto...) Nhật Bản còn có thể đóng được tầu trở dầu có trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình to lớn như đường ngầm dưới biển dài 53.8kg nối 2 đảo Hônsu và Hốccaido, cầu đường bộ dài 9.4km nối hai đảo Hônsu và Sicocu..

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 2 2017 lúc 16:37

Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về khoa học-kĩ thuật: Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.

Văn hóa: Nhật Bản vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình.

Chính trị: Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.

Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Bình luận (0)
Hận Hâh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 6 2017 lúc 10:32

* Nội chiến Trịnh – Nguyễn:

   - Trịnh Kiểm muốn thâu tóm mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.

   - Nguyễn Hoàng vào trấn giữ ở Thuận Hóa.

   - Sau 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hóa, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lãnh làm Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải vân đến đèo Cù Mông). Dần dần khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

   - Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), hai họ Trịnh – Nguyễn giao chiến 7 lần, làm cho đất nước tương tàn.

* Sự phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài

   - Vùng đất từ sông Gianh, Lũy Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê – Trịnh gọi là Đàng Ngoài.

   - Vùng Thuận Quảng phía Nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 12 2017 lúc 4:17

Bố cục:

 

- Phần 1 - Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân

- Phần 2 - Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công

- Phần 3 - Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ

- Phần 4 - Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ

Bình luận (0)