Những câu hỏi liên quan
Bảo Bình
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
Trần Minh Thư
15 tháng 5 2023 lúc 20:49

Đoạn thơ mô tả về tình cảm gia đình đầy ấm áp, đặc biệt là tình cảm của con đối với bố và mẹ. Bố với ánh mắt thân thiết và ấm áp rọi sáng tâm hồn bé, khiến con cảm thấy yêu thương và an tâm. Còn trong bầu sữa mẹ, đó là tình cảm chân thành và vô điều kiện của mẹ dành cho con, ngọt ngào và được tác giả miêu tả như một dòng hương tươi thắm của mùa xuân. Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương và bình yên mà tình cảm gia đình mang lại, đồng thời khơi gợi trong ta những kỷ niệm đầy ý nghĩa và cảm xúc sâu xa.

Định Ngyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 10 2021 lúc 22:10

cậu tham khảo ;

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Vlogs Quang Minh
Xem chi tiết
Phạm Gia Hưng
Xem chi tiết
My Sun[:)-Magic lobe
Xem chi tiết
Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:36

Do sắp đi du học xa nhà, em xin phép ba má về Hồ Chí Minh vài bữa. Kể từ ngày nội mất, gia đình em ra Đà Nẵng sinh sống, em chưa được về quê nội lần nào. Em muốn về thăm quê hương. Em muốn thăm trường tiểu học Trung Nhất yêu thương, nơi em sáng chiều ăn học, vui chơi suốt năm năm liền. Không biết trường bây giờ thay đổi ra sao? Em đã xa trường 10 rồi… nhớ quá trường ơi.

Em đến trường vào ngày chủ nhật. Vừa bước vào hẻm, cổng trường thấp thoáng hiện ra. Sự thay đổi rõ ràng làm em cảm thấy trong lòng buồn buồn khó tả. Cánh cổng gỗ mộc mạc ngày xưa đã được thay thế bằng cổng sắt đen lạnh lùng, kín mít. Trụ cổng cũng sơn sửa khác hẳn, chỉ có logo trường không thay đổi làm em thấy quen thuộc mà thôi...

Bước vào sân trước, em cảm giác ngỡ ngàng, xa lạ. Dãy nhà ba tầng khang trang, sững sững đã thay thế dãy nhà một tầng sơn trắng ngày xưa. Đây là nơi mà cách đây mười lăm năm, em bỡ ngỡ bước vào lớp một…. Dãy nhà mới khá tiện nghi, các lớp bán trú được trang bị máy lạnh. Tốt rồi, các em nhỏ bây giờ ngủ trưa mát hơn tụi em hồi đó. Em nhớ quá những buổi trưa có tiếng vù vù của quạt trần ru ngủ... Đi dọc theo hành lang dài, có các bức họa vẽ tranh thiếu nhi vui học, gợi nhắc cho em những kỉ niệm cùng các bạn. Các bạn ơi…các bạn bây giờ ở đâu?

Xuyên qua một sảnh lớn, em đi vào sân sau. Một cảm giác bồi hồi vui sướng !!! Dãy nhà chữ U vẫn còn đó. Tường và cửa được sơn sửa không nhiều. Đây chính là hình ảnh ngôi trường tiểu học năm xưa trong tâm trí em. Em lấy máy tính bảng ra chụp vài tấm hình làm kỷ niệm…Em bước đến lớp thứ hai, từ bên trái đếm qua. Em nhớ như in, đây là nơi em học năm lớp năm. Những bộ bàn ghế gỗ cũ đã nâng niu từng cuốn vở, cây viết của chúng em… nay đã được thay bằng những bộ bàn ghế mới láng bóng vẹc ni. Chiếc bảng đen có những khung ô li không rõ ràng nay đã được thay mới. Em vui vui khi nhớ đến lúc cô giảng bài, lúc chúng em thi cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” mà cô tổ chức cho duy nhất lớp tụi em.

Những bước chân vô định đưa em tới cây phượng. Trông phượng đã lớn hơn và những tán lá xum xuê hơn trước. Phượng có nhớ mình không? Em cùng bạn đã từng ngồi dưới gốc cây này học bài, nhảy dây. Lúc hoa chớm nở là chúng em biết mùa hè sắp tới,…Một giọt nước mắt rơi trên má em, vì em biết những kỉ niệm đó là những kỉ niệm đã qua, cho dù nó có ghi sâu trong tâm trí em như thế nào đi chăng nữa.

Chợt em thấy bác bảo vệ già năm xưa đi tới. Em hỏi: “ Thưa bác, hòn non bộ chỗ này đâu rồi ?’. Bác cho biết hòn non bộ không ai chăm sóc, nhiều muỗi nên trường đã dẹp đi. Hồ nước có hòn non bộ này là nơi mỗi giờ ra chơi em thường tụ tập với các bạn xem cá, vui đùa. Nhìn lại chỗ đó, mọi thứ đã biến mất như chưa từng tồn tại. Em cảm thấy buồn man mác ….

Mười năm là một khoảng thời gian dài, đủ làm một học sinh tiểu học thành sinh viên đại học, đủ làm em lạc lõng trên chính ngôi trường thân quen. Trường tiểu học Trung Nhất thay đổi nhiều, nhưng ký ức về trường cũ sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí của em. Sau chuyến đi thăm lại trường lần này, em cảm thấy mình cần phải làm một điều gì đó cho trường. Đây sẽ là động lực định hướng cho em trên chặng đường du học sắp tới.

Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:38

Mình gởi rồi nhưng mà phải đởi olm duyệt

Pham Duong Thu
15 tháng 12 2017 lúc 11:45
à mà mình từng học trường Trung Nhất nên ghi vào, bạn có thể thay đổi tên trường)
Trung Son Nguyen
Xem chi tiết
Kanna
23 tháng 12 2021 lúc 18:05

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.

Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.

Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.

Anh Thơ Trần
Xem chi tiết
lạc lạc
6 tháng 11 2021 lúc 21:47

tham khảo

Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà.Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Minh Hồng
6 tháng 11 2021 lúc 21:48

Tham khảo

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

Phan Đình Trường
Xem chi tiết
Phan Đình Trường
18 tháng 4 2021 lúc 18:39

Các bn trả lời giúp mình nha