Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.

- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.

- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.

+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…

+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…

Luminos
Xem chi tiết

CÂU 1:Đáp án cần chọn là: C

CÂU 2:D. Vấn đề thiếu lao động. 

CÂU 3:Đáp án C

CÂU 4:Chọn B

CÂU 5:1976-1986

CÂU 6:

 

Trả lời: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ và các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án: D

_CHÚC BN HOK TỐT_

 

Minh Lệ
Xem chi tiết

* So sánh GDP và GNI:

  GDP (tổng sản phẩm trong nước)GNI  (tổng thu nhập quốc gia)
Ý nghĩaTổng của tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ, được sản xuất cuối cùng được sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ một nước, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Biện phápTổng sản lượng sản xuấtTổng thu nhập nhận được
Đại diệnSức mạnh của nền kinh tế nước này Sức mạnh kinh tế của công dân nước này
Tập trung vàoSản xuất trong nướcThu nhập do công dân tạo ra
 

 

* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:

 GDP bình quân đầu ngườiGNI bình quân đầu người
Cách tính

GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

 

  + GDP bình quân đầu người: 

Cách tính: GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

  + GNI bình quân đầu người: 

Cách tính: GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 3 2017 lúc 10:42

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) của Cô-oét, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào năm 2001

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

- Cô-oét có GDP/người cao nhất (19040 USD), tiếp đến là Hàn Quốc (8861 USD), Trung Quốc (911 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

- GDP/người của Cô-oét gấp 2,15 lần GDP/người của Hàn Quốc, gấp 20,9 lần GDP/người của Trung Quốc và gấp hơn 60 lần GDP/người của Lào. Hàn Quốc có GDP/người gấp 9,73 lần GDP/người của Trung Quốc, gấp gần 28 lần GDP/người của Lào. Trung Quốc có GDP/người gấp 2,87 lần GDP của Lào.

* Giải thích

- Cô-oét do có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành nước giàu nên có GDP/người cao.

- Hàn Quốc là nước công nghiệp mới, có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh nên có GDP/người đạt ở mức trung bình trên.

- Trung Quốc là nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh; tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nên có GDP/người ở mức trung bình dưới.

- Lào là nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nên GDP/người đạt ở mức thấp. 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 12 2018 lúc 6:51

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm

 - Tính qui mô  ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :

r 1985 = 1 , 0   đvbk

r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7   đvbk

r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1985 - 2004:

- Về quy mô:

+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).

+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:

• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.

+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).

+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).

Về cơ cấu:

+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:

Ÿ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.

* Giải thích

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

FallenAngel
Xem chi tiết
Lục Thần
Xem chi tiết
lạc lạc
11 tháng 12 2021 lúc 22:10

C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 7 2017 lúc 16:20

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện GDP/ người của c nước và các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, năm 2007

b) Nhận xét và giải thích

*Nhận xét

-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GĐP/ người cao nhất, tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hai vùng này đều có GĐP/ người cao hơn mức trung bình cả nước.

-Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung có GDP/ người thấp hơn mức trung bình của cả nước.

*Giải thích

-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam có nhiều thế mạnh, thu hút được nhiều đầu tư, có nhiều ngành mi về công nghiệp và dịch vụ nên có GDP cao, vì thế, GDP/ người cũng cao.

-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiu khó khăn hơn nên GDP/ người chưa thật cao.

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
4 tháng 2 2017 lúc 2:15

Đáp án B

Khoa Trần Thanh
Xem chi tiết