cau truyen ke trong bai o lai voi chien khu dien ra o dau
1. Ke lai truyen Son Tinh Thuy Tinh bang loi van cua em
2. .. Thanh Giong..
Luu y: mo bai phai gioi thieu truyen, than bai moi bat dau ke truyen con ket bai thi phai neu cam nghi ve truyen
1)MỞ BÀI
Sức hấp dẫn của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đối với tuổi thơ (càu chuyện lí thú, li kì; cuộc đọ sức tranh tài quyết liệt giữa hai vị thần…).
THÂN BAI
1) Vua Hùng kén rể
Vua Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên là Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần, hiền thục nết na. Nhà vua muốn kén cho nàng người chổng thật xứng đáng.
2) Vua Hùng định lệ
a) Hai chàng trai đến cầu hôn:
– Sơn Tinh: Chúa miền non cao (núi Tản Viên), có tài lạ: chỉ vẫy tay về hướng nào, hướng ấy có thề nổi cồn băi, hoặc mọc lên từng dãy núi đồi.
Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh
– Thủy Tinh: Chúa vùng nước thẳm (miền biển), có tài lạ: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
b) Tình huống khó chọn:
– Hai thần đều tài giỏi, phép thuật cao cường.
– Vua Hùng băn khoăn, khó chọn bèn cho vời các Lạc hầu vào bàn bạc.
c) Vua Hùng định lên:
– Ngày mai, ai đem sính lễ đến trước sẽ được cưới công chúa.
– Hai chàng hỏi sính lễ gồm những gì. Vua đáp: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
3) Chàng rể quý của vua Hùng
Sơn Tinh dã đến trước (từ mờ sáng hôm sau) đem đầy đủ lễ vật đến rước Mị Nương về núi.
4) Cuộc giao tranh giữa hai vị thần
– Thửy Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hóa phép trời giông đất bão, thủy thần thủy tộc ra bao vây núi Tản đánh Sơn Tinh (lũ lụt khắp nơi).
– Sơn Tinh bình tĩnh, dùng phép lạ dời đổi, chụyển núi, dựng thành đất, ngăn chặn Thủy Tinh (dòng lũ lụt), nước sông dâng cao, đồi núi cũng dâng cao.
– Hai bên đánh nhau mấy tháng ròng, Sơn Tinh chiến thắng, Thủy Tinh kiệt sức đành rút quân.
5) Cuộc trả thù hàng năm của Thủy Tinh
Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt đánh Sơn Tinh, nhung năm nào cũng thất bại, đành rút quân về.
KẾT LUẬN
Thủy Tinh sẽ mãi mãi thất bại vì có chúng ta luôn bên cạnh Sơn Tinh, với một ước mơ chinh phục thiên nhiên táo bạo hơn.
1.
Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hung từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”
Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.
Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước song dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Son Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.
Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức, nhưng lại không có con. Họ buồn lắm. Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to khác thường. Thấy lạ, bà lão đặt bàn chân mình vào để ước chừng bàn chân mình nhỏ hơn bao nhiêu. Thấm thoát thời gian trôi đi, bà lão có thai, rồi mười hai tháng sau bà sinh được một bé trai khôi ngô tuấn tú. Hai vợ chồng già mừng lắm. Nhưng lạ thay, đứa bé đã lên ba mà không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Vợ chồng ông lão đâm lo?
Bấy giờ giặc Ân thế mạnh như chẻ tre tràn vào xâm lược nước ta. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cựa mình và cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.
Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con. Bà con xóm làng thấy thế, bèn xúm vào kẻ ít người nhiều nuôi chú bé.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu, tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. AI nấy đều lo lắng, sợ sệt. Vừa lúc, sứ giả mang đủ các thứ mà chú bé đã dặn. Chú bé vươn vai, trong phút chốc đã trở thành tráng sĩ thật oai phong, thật lẫm liệt. Tráng sĩ vỗ mạnh vào mông ngựa sắt, ngựa hí vang dội cả một vùng. Tráng sĩ mặc áo giáp cầm roi sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại, phun lữa xông thẳng vào quân giặc hết kớp này đến lớp khác. Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ liền nhổ những bụi tre ven đường quất vào quân giặc. Thế giặc hỗn loạn, tan vỡ. Đám tàn quândẫm đạp lên nhau mà tháo chạy. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) thì dừng lại, rồi một mình, một ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.
Để tưởng nhớ người tướng sĩ có công đánh tan giặc Ân xâm lược. Nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Hiện nay vẫn còn dấu tích đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư là làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người tráng sĩ Thánh Gióng. Và để ngắm nhìn những dấu tích mà tráng sĩ và ngựa sắt đã đánh tan giặc Ân, đó là tre đằng ngà, những ao hồ liên tiếp…
2)
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.
xep cac cau o bai tap 1 ghi thu tu abc vao dung o trong tuong ung voi cot ghi tac dung cua dau phay trong cau
bạn ơi, câu có ở đây đâu?
Bạn ơi
câu hỏi ????//
~HT~
những uoc mo chien dau va chien thang ke thu qua hinh anh chi tiet nao cua truyen thuyet
Bai 1; Cho doan van sau
"Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.
Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac"( SACH GIAO KHOA NHU VAN 6- TAP 2 TRANG 97)
a. Doan van trich trong van ban na, do ai viet?
b. Xac dinh thanh phan CN, VN cua cac cau van trong doan va chi ra cau nao la cau tran thuat don
c, Chi ra cac bien phap tu tu dac sac trong doan trich va phan tich tac dung
XIN LOI MOI NGUOI NHA, MAY MINH KHONG AN DUOC DAU
a. Đoạn trích trong văn bản : Cây Tre Việt Nam
Tác giả : Thép Mới
b. "Tre la thang than, bat khuat! Ta khang chien , tre lai la dong chi chien dau cua ta.
Tre von cung ta lam an, lai vi ta ma cung ta danh giac
Chủ ngữ : in đậm
Vị ngữ : in nghiên + đậm
c. Biện pháp tu từ : nhân hoá
Tre - thẳn thắn, bất khuất - đồng chí chiến đấu - cùng ta làm ăn - đánh giặc
a)Được trích từ văn bản''Cây tre VN'' của thép MỚI
b)Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
CN:IN ĐẬM
VN:IN NGHIÊNG
c)- Biện pháp nhân hóa “Tre”
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.
giup minh voi :tim ra cau tho co nhieu bien phap tu tu nhat trong bai chi e thuy kieu va chi ro cac phep tu tu do o dau
trong chị em thúy kiều thực ra có rất nhiều câu giàu biện pháp tu từ trong đó có câu "làn thu thủy nét xuân sơn/ hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" là đặc sắc nhất. câu thơ này miêu tả nhan sắc của thúy kiều nhưng chỉ đặc tả đôi mắt của nàng. chúng ta biết rằng đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn của môĩ người. tác giả đặc tả đôi mắt chính là đang miêu tả tâm hồn kiều băng nghệ thuật ước lệ tượng trương đặc sắc của văn học trung đại .ông đã lấy cái chuẩn mực là thiên nhiên :"thu thủy ,xuân sơn" miêu tả đôi mắt kiều là một đôi mắt như đáy nước mùa thu một vẻ đẹp đẽ phảng lặng trong vắt như đăý nước vậy . không chỉ có thế, nhờ miêu tả thúy vân trước sau đó tả thúy kiều ông chỉ cần thêm hai từ "hơn vs càng" như một phép đòn bẩy làm nổi bật sắc đẹp của kiều. mặc dù vân xinh đẹp như vậy nhưng vẫn được thiên nhiên chấp nhận" mây thua...tuyết nhường" nhưng còn với kiều nàng đã bị thiên nhiên hờn ghét: 'hoa ghen...liễu hờn...' tác giả làm như vậy như để báo trước tương lai sóng gió của nàng. thực sự câu thơ này là một phần kiệt tác của ông từ một ngòi bút thăng hoa , lẵng mạng.
Cau 1 Voi moi mau so sanh goi y duoi day , em hay tim them mot vi du
a , so sanh đong loai ;
- So sanh nguoi voi nguoi ;
Luc o nha me cung la co giao
Khi toi truong , co giao nhu me hien
Cau 2; hay tim nhung cau van co su dung phep so sanh trong cac bai bai hoc duong doi dau tien va Song nuoc ca Mau.
Cau 3; Tu bai song nc ca mau cua Doan gioi , hay viet mot doan van ta lai quang canh mot dong song , hay khu rung ma em da co dip quan sat .( Chu y neu len nhung dac diem noi bat cua dong song hoac khu rung ma em mieu ta .
Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.
Câu 3 bạn tự làm nhé
nhớ k cho mình nhé
1. phan tich dien bien tam li cua chi dau va qua do giai thich nhan de
2. hay chon 1 chi tiet em thich nhat trong truyen ngan lao hac cua nam cao va phan tich
3.dua vao 2 bai tho vao nha nguc quang dong cam tac va dap da o con lon. hay viet 1 doan van ngan ca ngoi tinh than yeu nuoc va khi phach anh hung cua cac chien si dau the ky 20
4.hay phan tich nhung net dac sac cua buc tranh que huong trong bai que huong cua te hanh
5.qua bai tuc canh pac bo va ngam trang em thay hinh anh bac ho hien ra nhu the nao
6.hay neu nhung net chung va rieng cua tinh than yeu nuoc duoc the hien qua cac van ban chieu doi do, nuoc dai viet ta, hich tuong si
lam on giup minh voi thu tu tuan nay minh nop roi!!!!!!!
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:
Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.
Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.
Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».
Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.
Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.
Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.
Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).
Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:
Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhấtEm hay lap ke hoach lap mach dien gom: 2 cau chi, 1 o dien, 1 cong tac 3 cuc dieu khien 2 bong den soi dot? Mach dien nay thuong duoc ung dung lap o dau
2thung dung dau.Thung thu nhat 60lit thung thu hai 80lit.Sau khi lay ra o thung thu hai mot luong dau gap 3lan luong dau lay ra o thung thu nhat thi luong dau con lai o thung thu nhat gap doi luong dau o thung thu hai.Hoi da lAy ra bao nhieu lit dau.ho minh lam bai toan nay voi canh nhanh cang tot minh dag can gap lam
gọi x là lượng dầu lấy ra ở thùng thứ 1 (l) (x<80)
lượng dầu lấy ra ở thùng thứ 2 là 3x (l)
lượng dầu còn lại ở thùng thứ nhất là 60-x (l)
lượng dầu còn lại ở thùng thứ hai là 80-3x (l)
theo đề bài ta có phương trình:
\(60-x=2\left(80-3x\right)\\ \Leftrightarrow60-x=160-6x\\ \Leftrightarrow-x+6x=-60+160\\ \Leftrightarrow5x=100\\ \Leftrightarrow x=\frac{100}{5}=20\left(l\right)\)
Vậy số lít dầu lấy ra ở thùng thứ nhất là 20(l)\(\Rightarrow\) số lít dầu lấy ra ở thùng thứ hai là 3.20=60(l)