Phương Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Hạnh Linh
3 tháng 11 2023 lúc 9:31

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:04

Tham khảo:

Nhận xét chung: Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến sâu sắc ở các nước Đông Nam Á, trên tất cả các phương diện, từ: chính trị, kinh tế, đến văn hóa, xã hội.

♦ Chuyển biến về chính trị:

- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay chính quyền thực dân. Một bộ phận lực lượng phong kiến ở các nước Đông Nam Á bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của thực dân phương Tây.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Chuyển biến về kinh tế:

- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á, đem đến nhiều tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến, ví dụ: xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, xuất hiện các đô thị hiện đại, các trung tâm công nghiệp lớn,…

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ;

+ Các nước Đông Nam Á bị biến thành thị trường cung cấp nguyên - nhiên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa độc chiếm của thực dân phương Tây.

+ Kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm, phụ thuộc vào kinh tế các nước thực dân xâm lược; sự phát triển chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, về cơ bản, kinh tế Đông Nam Á vẫn lạc hậu, phát triển thiếu đồng bộ, mất cân đối.

♦ Chuyển biến về văn hóa:

- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.

- Chuyển biến tiêu cực:

+ Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.

+ Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á bị xói mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

♦ Chuyển biến về xã hội:

- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội.

- Làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Đẩy mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Nam Á với chính quyền thực dân xâm lược lên cao, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

jesse nev
Xem chi tiết
hoang thi Cha
Xem chi tiết
Thuy Bui
22 tháng 11 2021 lúc 20:51

tham khảo

các quốc gia :

 

+Brunei

+Campuchia

+Đông Timor

+Indonesia

+Lào

+Malaysia

+Myanmar

+Philippines

+Singapore

+Thái Lan

+Việt Nam.

chính sách:

-tùy tình hình cụ thể của mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. tuy nhiên, nìn chung đều có điểm nổi bật: vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Thuy Le
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 3 2022 lúc 7:34

Đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Âu,...

Thưa dân: Australia, Bắc Mĩ, Bắc Phi, các đảo trên châu Đại Dương

Hồ Hoàng Khánh Linh
22 tháng 3 2022 lúc 10:04

Tham khảo:

Đông dân: Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì, Tây Âu,...

Thưa dân: Australia, Bắc Mĩ, Bắc Phi, các đảo trên châu Đại Dương

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:04

Tham khảo:

Đầu những năm của thế kỷ XIX vùng Đông Nam Á rộng lớn trở thành mục tiêu của các nước đế quốc. Đông Nam Á sớm bị dòm ngó, trở thành mục tiêu xâm lược của thực dân phương Tây bởi Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nền văn hóa lâu đời. Hơn nữa từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Giữa XIX, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược In-đô-ne-xi-a. Từ năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philippin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của mình. Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. Thực dân Pháp trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm chiếm và thôn tính Đông Nam Á trừ Xiêm (Thái Lan). Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á thực dân phương Tây sử dụng chính sách “chia để trị”. Chính quyền thực dân thực hiện chính sách bóc lột, khai thác các thuộc địa, thực hiện biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá, phục vụ lợi ích cho chính quốc. Đối với nền văn hoá – xã hội, chúng tìm mọi cách  kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói. Thực hiện hành động làm xói mòn giá trị truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á.

Hà Thu Hương
Xem chi tiết
Đinh An Khang
5 tháng 1 lúc 20:28

(*) Tham khảo: Quá trình thực dân Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Việt Nam

- Từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp phát triển mạnh. Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân lực khiến quốc gia này đẩy mạnh xâm chiếm các nước phương Đông. Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ trước, đồng thời, lấy cớ bảo vệ đạo Thiên Chúa giáo, ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

- Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.

- Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song... đã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm mới có thể hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và thực dân Pháp còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

- Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần vương và tiến hành giảng hoà với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.

- Dưới tác động từ cuộc khai thác này, Việt Nam dần dần trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và bị biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

- Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu: thành thị mọc lên; một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu xã hội biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện; một số yếu tố tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây cũng từng bước du nhập vào Việt Nam.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 5 2018 lúc 17:13

Sau các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh hoạt động xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á thông qua con đường truyền đạo và buôn bán (hoạt động của công ty thương mại như Đông Ấn Hà Lan, Đông Ấn Anh, Đông Ấn Pháp…). Còn từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước này lại sử dụng vũ lực để hoàn thành quá trình xâm lược Đông Nam Á

Đáp án cần chọn là: C

CT thang
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
25 tháng 3 2023 lúc 10:28

 

b)+Khu vực Đông Nam Á có khí hậu và địa hình thuận lợi cho sản xuất lúa gạo và cà phê. Với đất đai màu mỡ có nhiều chất dinh dưỡng và ngoại cảnh khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, Đông Nam Á là địa phương lý tưởng để sản xuất lúa gạo và cà phê.

+Ngoài ra, sự đầu tư của các chính phủ và doanh nghiệp vào nông nghiệp góp phần đưa sản lượng lúa gạo và cà phê của khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những nguồn cung cấp lớn nhất cho thế giới, giúp nâng cao đời sống cuộc sống người dân và góp phần phát triển kinh tế của khu vực.

Lê Thị Yến Nhi
Xem chi tiết