Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ari Pandola
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
21 tháng 12 2017 lúc 22:33

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.

Khong Biet
21 tháng 12 2017 lúc 23:27

Giới thiệu vắn tắt về con sông Hồng

Bài làm:Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).

Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.

Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm./.

dotiendung
22 tháng 12 2017 lúc 6:09

Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).

Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.

Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.

Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.

Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).

Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.

Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.

Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm.

Trần Lục Anh
Xem chi tiết
Văn Thị Trà My
13 tháng 1 2018 lúc 19:19

C

Sông Cà TỏngSông Cô

Đ

Sông Đá VàngSông Đắk Po KorSông Đắk Trúc

H

Sông Hà Thanh

K

Sông Kẻ CáchSông Kôn-Hà Thanh

L

Lại GiangSông La Tinh

N

Sông Nước Đinh

S

Sông Côn

T

Sông Trà Sơn
Trần Việt Hà
Xem chi tiết
Vũ Viết Thành
5 tháng 1 2018 lúc 21:34

Đến lớp cho chép

Lê Thiện Tuấn
5 tháng 1 2018 lúc 19:55

Sông Kinh Thầy hay còn đọc là Kinh Thày, là một phân lưu của sông Thái Bình, nối sông Thái Bình với các sông vùng Đông Bắc Việt Nam.

Pé
7 tháng 1 2018 lúc 19:31

Hệ thống sông Thái Bình là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2018 lúc 10:34

Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.

Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.

hoang quynh anh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưởng
17 tháng 1 2018 lúc 19:31

Quê em có con sông Như Nguyệt. Sau đây là truyền thuyết của con sông này:

Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy cua tướng Quách Ọuỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúns túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.

Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.

Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.

nguyễn thị ngọc ánh
Xem chi tiết
hơi ngu
Xem chi tiết
Na Gaming
20 tháng 5 2022 lúc 9:26

Tham Khảo

Đà Nẵng rất nổi tiếng với khu du lịch Bà Nà Hill trên đỉnh núi. Trung tâm thành phố này có rất nhiều cây cầu, nổi tiếng nhất là cầu sông Hàn. Đây là cầu đầu tiên ở Việt Nam có thể quay được. Những cây cầu cũng là niềm tự hào của người dân địa phương. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và bãi biển đẹp. Thành phố đáng sống này cũng có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách phải khen ngợi và nhớ về. Bạn nên tới tham quan Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch. Bởi vì thời gian này, Đà Nẵng nhiều nắng, ít mưa, rất thuận lợi để tham quan và hoạt động ngoài trời. 

Nguyễn Ngọc Linh
20 tháng 5 2022 lúc 9:27

Thảm khảo:    

         Đến với Đà Nẵng bạn sẽ có cơ hội ngắm bãi biển thơ mộng nhất hành tinh. Chiêm ngưỡng những cây cầu ấn tượng thế giới. Thưởng lãm lễ hội pháo hoa quốc tế. Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Và còn nhiều địa điểm ăn, uống, vui chơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn thử một lần.

αβγ δεζ ηθι
20 tháng 5 2022 lúc 9:27

Tham Khảo : Đà Nẵng rất nổi tiếng với khu du lịch Bà Nà Hill trên đỉnh núi. Trung tâm thành phố này có rất nhiều cây cầu, nổi tiếng nhất là cầu sông Hàn. Đây là cầu đầu tiên ở Việt Nam có thể quay được. Những cây cầu cũng là niềm tự hào của người dân địa phương. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và bãi biển đẹp. Thành phố đáng sống này cũng có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách phải khen ngợi và nhớ về. Bạn nên tới tham quan Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch. Bởi vì thời gian này, Đà Nẵng nhiều nắng, ít mưa, rất thuận lợi để tham quan và hoạt động ngoài trời. 

123 Người Bí Ẩn
Xem chi tiết
Ánh Tuyết
11 tháng 12 2017 lúc 16:08

sông hồng

sô hương

sông cà lồ

sông hậu

sông  cửu long

      Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

Nguyen Thuy Duong
11 tháng 12 2017 lúc 16:45

Sông Hồng 

Sông Hương Sông Cửu Long

Sông Cà Lồ

sông Hậu

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Vương Tuấn Khải
11 tháng 12 2017 lúc 16:47
sông Cửu Long, sông Hồng, sông Hương, sông Thái Bình
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết